Kết quả nghiên cứu bảo quản hạt giống Sơn huyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 72 - 73)

Đến thời điểm viết báo cáo này, đề tài mới bố trí được các thí nghiệm bảo quản hạt giống theo 3 tháng nhiệt độ: 150 C, 50 C và ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ trung bình 250C) theo 3 mức thời gian 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng.

Đề tài bố trí theo 2 nhân tố nhiệt độ và thời gian bảo quản; tổng số 9 công thức thí nghiệm có kết quả như sau: (Phụ lục số 2, 3)

Bảng 4.8. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Sơn huyết theo công thức bảo quản

TT Nội dung công thức Tỷ lệ nảy mầm (%)

CT1 150C, thời gian bảo quản 1 tháng 91,11 CT2 50C, thời gian bảo quản 1 tháng 90,00 CT3 Nhiệt độ phòng, thời gian bảo quản 1 tháng 90,00 CT4 150C, thời gian bảo quản 2 tháng 83,33

CT5 50C, thời gian bảo quản 2 tháng 85,56 CT6 Nhiệt độ phòng, thời gian bảo quản 2 tháng 84,44 CT7 150C, thời gian bảo quản 3 tháng 80,00 CT8 50C, thời gian bảo quản 3 tháng 84,44 CT9 Nhiệt độ phòng, thời gian bảo quản 3 tháng 75,56

Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Sơn huyết ngay sau khi thu hái ở rừng về (trước khi bảo quản) đạt 94,44%.

Kết quả tổng hợp tỷ lệ nảy mầm theo công thức bảo quản ở bảng 9 cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt Sơn huyết giảm dần theo thời gian ở tất cả các công thức. Ở các CT1, CT2 và CT3 tỷ lệ nảy mầm của hạt còn khá cao và sự khác biệt giữa các công thức là rất ít ( đều đạt mức ≥ 90%).

Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Sơn huyết trong thí nghiệm giảm dần theo thời gian, cụ thể ở các công thức bảo quản với thời gian 2 tháng, tỷ lệ nảy mầm trung bình đạt 84% tuy vậy sự sai khác giữa các công thức: CT4, CT5 và CT6 cũng không đáng kể.

Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Sơn huyết ở CT9 (bảo quản trong thời gian 3 tháng ở nhiệt độ phòng) là thấp nhất, đạt 75,56%. Sau thời gian 3 tháng hạt Sơn huyết trong thí nghiệm đã giảm sức nảy mầm gần 20%, từ tỷ lệ nảy mầm ban đầu là 94,44% xuống còn 75,56%.

Dùng phân tích phương sai 2 nhân tố với tiêu chuẩn Duncan nhân tố A (nhiệt độ bảo quản) và nhân tố B (thời gian bảo quản) tại phụ lục số 4 ta sẽ có được công thức tốt nhất là công thức CT1 Nhiệt độ 150c và ngâm trong 1 tháng sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Tuy nhiên điều này vẫn chưa có ý nghĩa về mặt khoa học mà đây là một cơ sở để khuyến cáo người gieo ươm cần gieo ươm ngay sau khi thu hái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện kbang tỉnh gia lai​ (Trang 72 - 73)