a. Vị trí địa lý:
Kbang là mô ̣t trong 13 huyê ̣n thi ̣ của tỉnh Gia Lai nằm ở phía Đông Bắc củ a tỉnh bao gồm vùng núi phía Đông Bắc và cao nguyên Kon Hà Nừng, có vị trí đi ̣a lý như sau:
- Kinh độ Đông: 108017’75’’ đến 108044’40’’ - Vĩ đô ̣ Bắc: 14000’00’’ đến 14035’35’’
Phía Bắc giáp Huyê ̣n Kon Plong (tỉnh Kon Tum), phía Nam giáp huyê ̣n An Khê, phía Đông giáp huyê ̣n Vĩnh Tha ̣nh (tỉnh Bình Đi ̣nh) và phía Tây giáp huyê ̣n Mang Yang. Tổng diê ̣n tích tự nhiên của huyê ̣n là 184.523 ha, chia làm 13 đơn vi ̣ hành chính (xã, thi ̣ trấn).
b. Địa hình, địa mạo
Huyện Kbang nằm ở sườn Đông Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Là mô ̣t trong những huyê ̣n có đi ̣a hình rừng núi hiểm trở nhất của tỉnh Gia lai. bao quanh phía Tây huyê ̣n là dãy núi Mang Yang có đô ̣ cao trên
1000m vớ i đỉnh Kon Ka Kinh cao nhất tỉnh cha ̣y theo và thấp dần từ Bắc xuố ng Nam và từ Tây sang Đông. Phía Đông Nam là dãy núi An Khê bao quanh cao nguyên bazan cổ Kon Hà Nừng. Các dãy núi này ta ̣o nên đi ̣a hình chia cắt rất mạnh, đô ̣ dố c lớn, xen giữa là các thung lũng tương đối bằng phẳng vớ i đô ̣ cao trung bình từ 500-600m, điểm thấp nhất là thung lũng KakNak.
Địa hình được chia thành 3 dạng, phân thành 3 tiểu vùng khá rõ rệt:
Địa hình núi thấp trung bình:
Phân bố ở phía Tây, Tây Bắc thuộc dãy Kon Ka Kinh, chiếm khoảng 38,5% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Đặc điểm địa hình có dạng núi thấp, độ cao trung bình từ 1.000-1.400 m, cao nhất là đỉnh Kon Ka Kinh 1.748 m, thấp nhất là chân núi ở phía Nam giáp vùng trũng An Khê 600 m, đất đai chủ yếu là đất mùn đỏ vàng và đất đỏ vàng trên đá Mắcma axit và biến chất, tầng mỏng 50 - 70 cm, độ dốc trên 200. Trong thung lũng có đất xám trên đá Granít, phù sa suối, tầng dày trên 70 cm, độ dốc dưới 250. Trên đỉnh và sườn núi thảm thực vật rừng rất tốt, độ che phủ cao (80 - 90%). Trong thung lũng, trên địa hình bằng thấp một số nơi đã bị khai phá làm nương rẫy, hình thành các thảm cỏ le và cây bụi, cây rải rác xen các nương rẫy. Khí hậu của vùng có dạng nhiệt đới ẩm, mát mẻ.
Địa hình cao nguyên:
Đây là phần lớn cao nguyên bazan cổ Kon Hà Nừng, kéo dài từ phía Đông của huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum tới phía Tây Nam huyện Kbang, giáp vùng trũng An Khê. Còn phía Tây, theo thung lũng sông Ba giáp với vùng núi Kon Ka Kinh tới hết ranh giới phía Đông của huyện giáp với vùng núi của huyện Mang Yang, huyện Đắk Đoa. Độ cao trung bình 900-100m thấp dần từ Bắc 1300m xuống Nam 600m.
Nằm về hướng Nam huyện giáp với vùng núi và cao nguyên ở phía Bắc, là một phần vùng trũng của An Khê, diện tích khu vực này chiếm 9,5% tổng diện tích tự nhiên của huyện, cả vùng đặc trưng bởi kiểu địa hình bóc mòn với các đồi sót tạo thành do hoạt động xâm thực bóc mòn của sông Ba và các phụ lưu. Bề mặt có dạng độ cao bằng phẳng, độ dốc dưới 150. Đất đai chủ yếu là đất xám trên Granít, tầng dày trên 70cm, ven sông suối có đất phù sa, dốc tụ. Hiện nay là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện với các loại cây trồng chính là mía, hoa màu, lương thực.
c. Khí hậu
Huyện Kbang thuộc vùng trung du của cao nguyên Trung phần, là phần chuyển tiếp giữa vùng núi thấp Ngọc Linh xuống vùng bằng phẳng Ka Nak - An Khê cho nên khí hậu ở đây chia thành 2 tiểu vùng khác nhau.
Khu vực phía Bắc của huyện thuộc tiểu vùng khí hậu N1A3: là tiểu vùng nhiệt hạn chế nhưng rất ẩm (mưa rất nhiều). Với tổng nhiệt trong năm < 8.0000C, lượng mưa trong năm < 2.000mm. Đỉnh cao của mùa mưa vào tháng 10 và tháng 11, chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển miền Trung. Nhìn chung khí hậu ở đây thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Khu vực phía Nam huyện thuộc tiểu vùng khí hậu N1A2: là tiểu vùng nhiệt hạn chế nhưng ẩm vừa (mưa vừa). Tổng lượng mưa trong năm ít hơn các xã phía Bắc huyện. Tổng lượng mưa trong năm 1500 - 2000 mm, tổng nhiệt trong năm < 8.0000C, thường hay nắng hạn vào mùa khô, ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng.
Huyện Kbang với vị trí địa lý có tính chất chuyển tiếp giữa vùng duyên hải với Tây Nguyên và vùng trũng An Khê cùng với độ cao địa hình trung bình 400 - 600m nên khí hậu của Kbang mang sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng đồng thời của 2 vùng khí hậu Tây Nguyên và duyên hải, nền nhiệt độ điều hoà hơn.
* Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 250C - Nhiệt độ tối cao khoảng 300C (tháng 6)
- Nhiệt độ tối thấp khoảng 190C (tháng 1), đặc biệt có năm xuống còn 160C. - Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa từ 6 - 70C, giữa ngày và đêm khoảng 10 - 120C.
- Tổng tích ôn từ 7.900 - 8.6000C.
- Số giờ nắng trung bình cả năm là 2.100 - 2.600 giờ.
* Chế độ mưa và bốc hơi:
Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.900 - 2.200 mm, phân bố không đồng đều giữa 2 phía Bắc và Nam của huyện.
Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, lượng mưa lớn (1.500 - 2.000mm) với 120 - 160 ngày mưa, chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau và mức độ khô hạn không gay gắt như cao nguyên Pleiku.
Ngược lại với quy luật phân bố lượng mưa theo thời gian, lượng bốc hơi tăng trong các tháng mùa khô và giảm vào các tháng mùa mưa.
*Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành ở Kbang thay đổi theo mùa rõ rệt. Chế độ gió mang sắc thái của gió mùa khu vực Đông Nam Á. Về mùa mưa, hướng gió chiếm ưu thế là hướng Đông Bắc với tần suất sấp sỉ 70%. Mùa hè, gió thịnh hành có hướng gần như đối lập với hướng gió mùa mưa, trong đó hướng Tây và Tây Nam chiếm ưu thế tuyệt đối xấp xỉ 90%.
Tốc độ gió trung bình là 3m/s và ít thay đổi qua các tháng, các mùa song có sự khác nhau giữa các tiểu vùng do ảnh hưởng của địa hình. ở những vùng thung lũng thấp và kín gió, tốc độ gió nhỏ hơn ở các vùng cao nguyên ít gió.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm 83%. - Độ ẩm tương đối cao nhất 88%.
- Độ ẩm tương đối thấp nhất 77%.
* Thuỷ văn:
Huyện Kbang có hệ thống sông suối tương đối nhiều, phân bố đều khắp trên lãnh thổ, nằm trên lưu vực thượng nguồn 3 con sông lớn. Sông Ba phát nguồn từ xã Krong chảy từ hướng Bắc về hướng Nam dọc theo ranh giới phía Tây của huyện về các huyện miền xuôi và đổ ra biển tại cửa sông Đà Rằng. XãSơn Lang là thượng nguồn sông Côn chảy ra hướng Đông về Bình Định và sông Đăk Pne chảy ngược về hướng Bắc.
d. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Nằm trên vùng đất đỏ Ba Zan tương đối màu mỡ, đất đai phù hợp với việc phát triển một số các loại cây trồng có giá trị tương đối cao như cà phê, hồ tiêu, điều, mía .... và một số các loại cây hàng năm khác.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên trong huyện rất phong phú như tài nguyên rừng nguyên sinh, đặc dụng chiếm trên 70% diện tích tự nhiên toàn huyện là rừng có trữ lượng gỗ lớn với nhiều loại gỗ quý hiếm như: Pơmu, Hương, Trắc, Cẩm lai…, đây là tài sản vô cùng quý giá không những về mặt kinh tế mà còn có giá trị về mặt môi trường sinh thái trong khu vực nếu chúng ta biết bảo vệ, gìn giữ.
Tổng diện tích rừng toàn huyê ̣n Kbang (năm 2010) là 125.385 ha chiếm gần 70% tổng diện tích của huyê ̣n, trong đó rừng tự nhiên là 105.650 ha chiếm 72,6%, rừ ng trồ ng chỉ có 2.735 ha chiếm 2,4%. Tài nguyên sinh ho ̣c củ a rừng Kbang rất đa da ̣ng và phong phú. Về thảm thực vâ ̣t đã thống kê đươ ̣c 418 loài, trong đó 109 loài cho gỗ, 72 loài cho nguyên liê ̣u và dược liê ̣u. Các đă ̣c sản và lâm sản ngoài gỗ cũng rất phong phú và đa da ̣ng, có nhiều loài thuô ̣c loa ̣i quý hiếm như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Dó bầu (Aquilaria
crassna), Trắ c (Dalbergia cochinchinensis), Hương (Petrocarpus macrocapus), Cẩm lai (Dalbergia mammosa). Về hệ đô ̣ng vâ ̣t, đã thống kê đươ ̣c 55 loài thú, 221 loài chim, 79 loài bò sát, ếch nhái và khoảng 1200 loài côn trùng.
Ngoài ra, huyện Kbang còn có các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên nước phù hợp với việc xây dựng hồ thủy lợi phục vụ tưới tiêu như hồ An Khê - Ka Nak..., các thủy điện như thuỷ điện Đăk BLe, An Khê - Ka Nak, Krông Pa 2 cung cấp điện năng cho khu vực và hòa vào mạng lưới quốc gia, hàng năm thu về nhiều triệu đồng cho ngân sách. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú như Buxit, vàng sa khoáng, sắt; tuy nhiên tài nguyên này còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.