6. Kết cấu của đề tài
1.3.2 Hiệu ứng phá giá lên cán cân thương mại và đường cong J
Bên cạnh phương pháp Marshall – Lerner thì hiêu ứng phá giá cũng có vai trò rất lớn trong việc phân tích sự ảnh hưởng của tỷ giá tới cân cân thương mại.
Phá giá tiền tệ là làm giảm giá trị đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác. Phá giá sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa kéo theo tỷ giá hối đoái thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, từ đó cán cân thương mại sẽ được cải thiện.
Phá giá tiền tệ tạo ra hiệu ứng lên giá cả và hiệu ứng lên khối lượng. Hiệu ứng giá cả là khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng. Hiệu ứng khối lượng là khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, cán cân thương mại xấu đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng cái nào trội hơn.
Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng (phá giá nội tệ), chưa chắc các mặt hàng nhập khẩu sẽ giảm bởi vì theo tâm lý của người dân thường lo ngại về chất lượng của hàng hóa trong nước chưa có thể thay thế hàng hóa nhập khẩu, dẫn đến hàng hóa nhập khẩu trong nước chưa thể giảm mạnh. Bên cạnh đó, khi phá giá tiền tệ sẽ làm cho các nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa trong nước tăng cao hay các nguyên liệu đầu vào ở nước ngoài quy đổi ra ngoại tệ cũng sẽ tăng lên, vì do chưa có đủ nguồn vốn để có thể sản xuất hàng hóa ngay được nên hàng hóa xuất khẩu cũng chưa có thể tăng nhanh được. Vì vậy trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho cán cân thương mại xấu đi. (Nguyễn Văn Tiến, 2013)
Trong dài hạn, khi mà người tiêu dùng có được thời gian để tiếp cận hàng hóa trong nước cũng như so sánh được chất lượng của hàng hóa trong nước với các hàng hóa nước ngoài, và doanh nghiệp cũng có thể tìm được nguồn vốn để hỗ trợ cho sản xuất để tăng khối lượng sản xuất. Lúc này, sản lượng đã bắt đầu co giãn, hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cho cán cân thương mại được cải thiện. (Nguyễn Văn Tiến, 2013)
Như vậy, phá giá tiền tệ chắc chắn làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm, nhưng cán cân thương mại không nhất thiết vì thế mà
Đường cong J
Khắc phục nhược điểm của điều kiện Marshall – Lerner là chỉ ứng dụng trong dài hạn, đường cong J đã ra đời nhằm khắc phục nhược điểm đó. Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt trong ngắn hạn và chỉ được cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình chữ J. Theo kết quả nghiên cứu của Paul R.Krugman và Maurice Obstfeld (1994), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, thì ban đầu cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã được cải thiện.
Hình 1.1: Hiệu ứng đường cong J
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2013
Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. (Nguyễn Văn Tiến, 2013)
Thặng dư (+)
Thâm hụt (-) 0
t1 Thời gian
Tóm lại, phá giá sẽ dễ thành công với các nước công nghiệp phát triển, nhưng lại không chắc chắn với các nước đang phát triển; chính vì vậy, đối với một nước đang phát triển, trước khi chọn giải pháp phá giá cần thiết phải tạo ra được các điều kiện tiền đề để có thể phản ứng tích cực với những lợi thế mà phá giá đem lại, có như vậy cán cân thương mại mới có thể được cải thiện chắc chắn trong dài hạn.