Một số các kiến nghị chính sách cải thiện cán cân thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 83)

6. Kết cấu của đề tài

5.2 Một số các kiến nghị chính sách cải thiện cán cân thương mại

5.2.1 Giải pháp về tỷ giá và điều hành tỷ giá

Giảm bớt sự lệ thuộc của tiền đồng đối với USD

Hiện nay, đồng USD vẫn là đồng tiền có vai trò áp đảo và thống trị trên thị trường ngoại tệ của Việt Nam. Theo quan điểm của tác giả, điều này là không tốt đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại thương với nhiều nước nên việc neo tiền đồng vào rổ tiền với trọng số của từng đồng tiền phản ánh xu hướng mậu dịch quốc tế của Việt Nam cho phép đánh giá chính xác hơn sức mua của tiền đồng và tác động của nó đối với sức cạnh tranh sức nhập khẩu với các đối tác thương mại chủ yếu. Vì thế, điều hành chính sách tỷ giá nên ngày càng giảm bớt sự lệ thuộc của tiền đồng vào USD.

Bên cạnh đó, NHNN cũng nên xem xét tiếp tục thả nổi hơn nữa tỷ giá của VND với các ngoại tệ khác , đặc biệt là các ngoại tệ của các nền kinh tế có quan hệ ngoại thương lớn Việt Nam. Điều này nhằm để bảo đảm các thông tin về sức mua của VND nói chung so với các ngoại tệ được xác định một cách chính xác hơn, đem lại tín hiệu trung thực cần thiết để điều hành tỷ giá VND/USD một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Phát huy vai trò của tỷ giá thực đa phương

Như đã trình bày ở chương 4, tỷ giá thực đa phương có ý nghĩa thống kê trong mô hình cho nên REER có tác động đến cán cân thương mại, do đó nên xem xét REER như là một công cụ hỗ trợ cải thiện cán cân thương mại. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được công bố hiện nay không chứa đựng nhiều thông tin thị trường nên cần được xem xét. Chính vì vậy, sẽ là rất cần thiết để tỷ giá thực đa phương nên được chọn làm mức độ đáp ứng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam và

bảo đảm cho tiền đồng có ngang giá sức mua trong mậu dịch quốc tế thay vì chọn tỷ giá thực song phương. Tuy nhiên, điều lưu ý ở đây là việc sử dụng REER cần hết sức thận trọng, cần được nghiên cứu, lựa chọn nhiều phương án, thử đi thử lại trên thực tế để theo dõi hiệu ứng từ thực tế trước khi áp dụng một cách chính thức và thường xuyên.

Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ

Không sử dụng chính sách phá giá mạnh đồng nội tệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Thứ nhất, vì các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được sản xuất đa phần nhập khẩu từ các nguyên vật liệu nước ngoài, từ đó làm cho giá thành của các mặt hàng xuất khẩu tăng cao và điều này cho thấy hiệu quả ròng của việc phá giá đối với xuất khẩu là không rõ ràng. Thứ hai, phá giá đồng nội tệ làm cho giá hàng nhập khẩu tăng làm cho người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng hàng hóa trong nước nhưng thực tế người tiêu dùng lại ít chuộng hàng hóa trong nước vì chất lượng thấp, điều này không làm giảm được nhập khẩu. Thứ ba, khi phá giá đồng nội tệ tức là VND sẽ bị mất giá và dẫn đến giá cả trong nước sẽ tăng lên và kéo theo là lạm phát sẽ tăng. Vì thế, một sự phá giá mạnh đồng nội tệ không thể là một giải pháp giúp cải thiện cán cân thương mại và ổn định nền kinh tế vĩ mô.

5.2.2 Giải pháp về luồng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam

Cần sử dụng nguồn vốn đầu tư của nước ngoài một cách có hiệu quả và hợp lý, nên tập trung vào các ngành, các lĩnh vực chứa đựng hàm lượng công nghệ, hàm lượng giá trị gia tăng hơn và từ đó tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong hoạt động xuất khẩu, ưu tiên các ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại tạo ra sự đột phá về công nghệ và sức cạnh tranh của Việt Nam như công nghiệp hỗ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, các ngành chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các ngành sản xuất tiết kiệm năng lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn.

5.2.3 Giải pháp về hạn chế nhập khẩu

Điều chỉnh cơ cấu hành nhập khẩu theo hướng giảm đến mức tối đa nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được như may mặc, đồ uống, hoa quả, mỹ phẩm,.. đồng thời hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ.

Kiểm soát việc nhập khẩu của các doanh nghiệp theo hướng hạn chế tối đa việc cho phép nhập khẩu hàng tiêu dùng theo phương thức vay trả chậm (thông qua thanh toán L/C trả chậm), một trong những nguyên nhân khiến nhập siêu tăng cao.

Áp dụng các rào cản phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Khi Việt Nam gia nhập WTO, phải cam kết không tăng thuế vượt mức đã cam kết đối với phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Cam kết này được gọi là cam kết “ràng buộc thuế quan”. Trong khuôn khổ WTO, trong chừng mực nào đó, các biện pháp phi thuế quan có thể được phép áp dụng, nếu nó tuân theo những tiêu chí của WTO và không được gây cản trở hay bóp méo thương mại.

Đặc biệt, trong vòng vài năm trở lại đây nhập siêu với Trung Quốc ngày càng cao, và là một thách thức trong bài toán giảm nhập siêu của Việt Nam. Việt Nam cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập từ Trung Quốc và tăng cường công tác quản lý chống nhập lậu, buôn lậu tại các vùng biên giới giáp với Trung Quốc.

5.3 Giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu của tác giả còn tồn tại những giới hạn sau:

Thứ nhất, nghiên cứu này nên tiến hành với đơn vị thời gian thu thập dữ liệu là tháng thì số quan sát sẽ tăng lên, mô hình nghiên cứu định lượng sẽ chính xác hơn. Nhưng do dữ liệu theo tháng không dễ thu thập nên nghiên cứu được tiến hành trên đơn vị thời gian là quý.

Thứ hai, về việc chọn rổ tiền tệ, để kết quả nghiên cứu chính xác hơn nên chọn tất cả các loại tiền tệ có giao dịch với Việt Nam, nhưng như vậy việc thu thập và xử lý dữ liệu sẽ phức tạp hơn, nhiều dữ liệu của một số quốc gia nhỏ không được

công bố rộng rãi (Macao, Ukraine, Pê-ru,…) không dễ dàng thu thập đầy đủ và chính xác.

Thứ ba, mặc dù mô hình định lượng có mức độ giải thích 79% nhưng vẫn chưa giải thích hoàn toàn được biến phụ thuộc, và còn có nhiều biến số kinh tế vĩ mô khác tác động đến cán cân thương mại chưa đưa vào mô hình.

Cuối cùng, do hạn chế về thời gian, luận văn chưa thể đi sâu vào tính toán tác động của REER đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như: điện tử, may mặc, thủy sản, giày dép,…

Các hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thu thập tăng thêm về số lượng và số liệu của các đối tác có quan hệ thương mại với Việt Nam, và dữ liệu thu thập theo tháng để gia tăng tính chính xác.

Thứ hai, nên thêm các biến tác động khác đến cán cân thương mại để có thể lượng hóa hết các tác động đến cán cân thương mại để từ đó đưa ra các giải pháp chính để cải thiện cán cân thương mại.

Cuối cùng, hướng nghiên cứu tiếp theo gợi ý là tính toán và đánh giá tác động của REER đối với từng ngành xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng việt

Bùi Duy Bảo 2012, Nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái hiệu lực thực đa phương (REER) lên cán cân thương mại của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Hạ Thị Thiều Dao, Phạm Thị Tuyết Trinh 2010, Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương toán, Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Lý Hồng Ánh, Lê Thị Mận 2012, Chính sách tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.

Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào 2007, Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 1995 -2004, Tạp chí khoa học, Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

Phạm Hồng Phúc 2009, Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Kinh tế Tp.HCM.

Nguyễn Quang Dong 2013, Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Lý Hoàng Ánh, Lê Thị Mận 2012, Chính sách tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM

Nguyễn Thành Cả, Nguyễn Thị Ngọc Miên 2014, Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Cành 2012, Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM

Nguyễn Thị Phương Thảo 2014, Tác động của tỷ giá thực đến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1999-2013, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Mở Tp.HCM

Nguyễn Văn Tiến 2010, Giáo trình tài chính quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Nguyễn Văn Tiến 2013, Tài chính quốc tế hiện đại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Nguyễn Văn Tiến 2009, Giáo trình Tài chính – Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

Nguyễn Văn Tùng 2014, Thực hành kinh tế lượng với Eviews, Nhà xuất bản kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2014, Tỷ giá hối đoái của VND với các ngoại tệ khác, < http://www.vietcombank.com.vn/ExchangeRates/>, ngày truy cập 04/06/2014.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2014, Tỷ giá hối đoái của VND/USD, <http://www.sbv.gov.vn/>, ngày truy cập 04/06/2014.

Tổng cục Thống kê 2014, Trị giá xuất nhập khẩu, chỉ số giá xuất nhập khẩu, CPI, <http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 >, ngày truy cập 04/06/2014.

Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Phan Nữ Thanh Thủy 2006, Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Nhà xuất bản Phương Đông, Tp.HCM.

Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định 2012, Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội 2014, Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014: Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu, Nhà xuất bản Trí thức.

Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Phạm Hải Đăng 2012, Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: các nhân tố quyết định, mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu, Nhà xuất bản tri thức.

Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh

Association of Southeast Asian Nations 2014, Economic and Financial Indicator 2005 -2013, <http://aric.adb.org/macroindicators> , accessed on 22/06/2014.

Canadian Forex, Exchange rate of the dollar against foreign currencies 2005 -2013, <http://www.canadianforex.ca/forex-tools/historical-rate-tools/historical- exchange-rates>, accessed on 22/06/2014

International Moneytary Fund (IMF), International Financial Statistics (IFS) 2014, Economic Indicators 2005-2013, <http://elibrary- data.imf.org/DataExplorer.aspx>, accessed on 22/06/2014.

OECD 2014, Economic and Financial Indicators 2005 – 2013, <http://stats.oecd.org/Index.aspx>, accessed on 22/06/2014.

Paul R.Krugman và Maurice Obstfeld 1994, International Economics: Theory and Policy, United States.

Marno Verbeek (2014), A Guide to Modern Econometrics, John Wiley & Sons, Ltd.

Mohsen Bahmami-Oskooee and Taggert J.Brooks 1999, Bilateral J-Curve between U.S and her trading partners , Weltwirtschaftliches Archiv.

Mohsen Bahmami-Oskooee and Tatchawan Kantipong 2001, Bilateral J- Curve between Thailand and her trading partners, Journal of Economic Development.

Moses Joseph Shawa, Yao Shen, 2013, “Analysis of the Determinants of Trade Balance: Case Study of Tanzania”, <www.sciencepublishinggroup.com >, acessed on 22/6/2014.

Ng Yuen-Ling, Har Wai-Mun, Tan Geoi-Mei (2008), Real Exchange Rate and Trade Balance Relationship: An Empirical Study on Malaysia, International Journal of Business and Managemen.

Phụ lục 1: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các đối tác ĐVT: Triệu USD STT Thời kỳ Trung Quốc Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Singapore Thái Lan Đức Australia TỔNG 1 Q1 2005 608.2 1,134.6 935.9 152.5 313.8 179.5 258.4 571.2 4,154.1 2 Q2 2005 651.1 1,399.0 1,097.1 169.7 433.1 194.9 237.1 668.9 4,851.0 3 Q3 2005 803.9 1,760.8 1,173.0 174.7 529.3 226.4 260.3 721.3 5,649.6 4 Q4 2005 897.7 1,636.3 1,205.1 164.4 532.3 262.2 330.9 761.4 5,790.4 5 Q1 2006 666.1 1,802.2 1,111.8 179.5 314.4 253.3 343.6 831.3 5,502.2 6 Q2 2006 713.1 2,176.7 1,303.3 191.4 433.9 238.5 315.3 896.9 6,269.0 7 Q3 2006 880.4 2,419.6 1,393.5 224.7 530.2 221.4 346.2 948.8 6,964.9 8 Q4 2006 983.2 1,446.6 1,431.6 245.4 533.2 217.0 440.1 1,067.7 6,364.7 9 Q1 2007 760.4 2,199.1 1,332.1 279.5 487.3 219.4 574.7 968.4 6,820.9 10 Q2 2007 791.4 2,364.1 1,301.5 292.5 491.8 276.5 330.6 944.2 6,792.6 11 Q3 2007 819.2 2,808.7 1,507.6 326.5 597.7 252.5 424.4 963.1 7,699.6 12 Q4 2007 985.7 2,717.3 1,928.6 345.3 625.3 281.6 525.4 926.5 8,335.6 13 Q1 2008 928.4 2,467.5 1,971.5 403.5 524.0 322.8 499.9 815.0 7,932.5

15 Q3 2008 1,455.6 3,363.5 2,245.5 437.9 867.2 341.3 496.1 1,595.2 10,802.2 16 Q4 2008 1,037.8 3,076.7 2,047.7 346.5 427.6 245.3 579.5 654.6 8,415.7 17 Q1 2009 931.5 2,316.6 1,316.0 376.5 480.9 211.5 444.0 508.9 6,585.9 18 Q2 2009 1,038.9 2,823.7 1,383.7 502.9 473.9 351.4 456.5 659.9 7,690.8 19 Q3 2009 1,268.8 3,057.5 1,708.9 654.5 597.7 420.3 441.8 557.4 8,706.9 20 Q4 2009 1,669.8 3,158.0 1,883.3 530.6 523.8 282.8 543.1 550.6 9,142.0 21 Q1 2010 1,414.0 2,838.4 1,688.2 550.9 587.8 286.3 529.6 632.3 8,527.5 22 Q2 2010 1,450.2 3,461.3 1,793.5 649.8 617.4 298.2 506.4 821.7 9,598.4 23 Q3 2010 1,875.5 4,079.5 2,005.8 825.6 466.3 285.2 580.1 490.3 10,608.1 24 Q4 2010 2,569.1 3,859.0 2,240.1 1,066.0 449.9 313.1 756.7 759.8 12,013.6 25 Q1 2011 2,155.0 3,451.7 2,019.4 1,209.2 456.3 358.3 714.1 467.3 10,831.3 26 Q2 2011 2,433.2 4,233.8 2,405.9 1,003.4 707.0 426.2 787.5 609.5 12,606.5 27 Q3 2011 2,935.5 4,702.4 3,055.8 1,273.9 468.9 526.6 838.2 892.9 14,694.2 28 Q4 2011 3,603.3 4,539.9 3,300.0 1,229.0 653.5 481.1 1,027.1 549.5 15,383.4 29 Q1 2012 2,750.1 4,194.1 3,125.6 1,232.7 550.1 527.3 990.0 540.0 13,909.8 30 Q2 2012 3,364.9 5,085.7 3,379.6 1,199.6 564.2 655.4 932.8 801.0 15,983.1 31 Q3 2012 3,141.8 5,282.9 3,237.1 1,597.2 665.2 728.0 1,000.0 891.6 16,543.7 32 Q4 2012 3,131.5 5,105.2 3,317.5 1,551.0 588.4 921.6 1,172.5 1,008.6 16,796.3

34 Q2 2013 3,166.3 5,992.4 3,176.8 1,387.4 648.7 793.0 1,185.9 871.6 17,222.1

35 Q3 2013 3,394.6 6,252.3 3,565.3 1,739.7 815.5 726.7 1,152.2 931.9 18,578.3 36 Q4 2013 3,761.1 6,728.1 3,786.1 1,849.1 607.1 791.6 1,225.0 1,057.0 19,805.0

Phụ lục 2: Giá trị nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác ĐVT: Triệu USD STT Thời kỳ Trung Quốc Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Singapore Thái Lan Đức Australia TỔNG 1 Q1 2005 944.92 141.49 701.20 835.47 654.01 558.36 123.41 119.80 4,078.66 2 Q2 2005 1,222.96 167.93 794.14 915.36 922.44 585.25 117.43 125.60 4,851.11 3 Q3 2005 2,432.29 355.42 1,728.14 887.64 1,846.45 604.36 280.84 124.63 8,259.77 4 Q4 2005 1,299.50 198.54 850.85 955.63 1,060.02 626.13 141.09 128.47 5,260.23 5 Q1 2006 1,284.91 197.70 877.38 947.63 1,043.98 697.36 181.42 178.80 5,409.18 6 Q2 2006 1,580.07 251.65 964.68 983.50 1,347.27 734.74 174.82 254.70 6,291.43 7 Q3 2006 2,864.98 274.43 1,842.07 1,003.70 2,391.25 777.94 356.23 311.80 9,822.40 8 Q4 2006 1,661.35 263.22 1,017.96 973.57 1,491.41 824.36 202.03 354.40 6,788.30 9 Q1 2007 3,548.05 330.25 1,274.15 1,236.74 2,002.65 888.49 394.57 225.80 9,900.70 10 Q2 2007 1,769.25 342.72 1,258.61 1,375.56 1,501.37 914.25 229.68 252.14 7,643.58 11 Q3 2007 2,992.60 428.35 1,653.58 1,402.47 1,820.76 956.79 328.64 273.16 9,856.35 12 Q4 2007 4,192.10 598.38 1,991.35 1,325.63 2,283.82 984.67 355.62 308.30 12,039.87 13 Q1 2008 4,229.47 578.25 1,962.81 1,842.95 2,546.49 1,124.00 389.57 473.48 13,147.02 14 Q2 2008 4,533.88 752.82 2,202.39 1,922.38 2,837.87 1,326.41 386.43 379.95 14,342.13

16 Q4 2008 3,355.62 631.00 1,995.28 1,481.89 1,592.95 1,138.56 263.80 231.90 10,691.00 17 Q1 2009 2,890.46 450.88 1,399.13 1,209.14 820.82 731.04 241.88 189.67 7,933.02 18 Q2 2009 3,965.36 743.30 1,697.28 1,754.59 1,015.42 1,083.52 347.51 254.06 10,861.04 19 Q3 2009 4,475.55 880.30 2,101.29 1,811.77 1,001.70 1,237.29 426.41 283.48 12,217.79 20 Q4 2009 5,109.58 934.91 2,270.40 2,200.86 1,410.42 1,462.23 571.50 322.83 14,282.73 21 Q1 2010 3,969.92 808.93 1,840.35 1,835.59 942.78 1,210.89 389.24 260.17 11,257.87 22 Q2 2010 5,129.15 910.26 2,244.51 2,358.55 1,102.50 1,323.39 355.79 350.40 13,774.55 23 Q3 2010 5,065.92 910.86 2,309.84 2,567.76 1,113.19 1,411.80 378.34 316.46 14,074.17 24 Q4 2010 5,853.83 1,136.86 2,621.38 2,999.45 942.67 1,656.20 619.03 516.61 16,346.03 25 Q1 2011 5,013.81 1,044.43 2,286.08 2,823.13 1,576.79 1,399.94 372.98 526.52 15,043.68 26 Q2 2011 6,097.20 1,095.74 2,427.00 3,164.15 1,713.65 1,689.39 588.45 486.04 17,261.62

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 83)