Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2005-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 36 - 37)

6. Kết cấu của đề tài

2.1 Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2005-2013

Những thành công và dấu ấn nổi bật của hoạt động đối ngoại của VN trong giai đoạn năm 2005 – 2013 đã góp phần thúc đẩy quan hệ đối ngoại đồng thời góp phần nâng cao vị trí, vị thế của VN trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho đất nước. Điển hình, 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), và đây là cột mốc hết sức quan trọng, mở ra nhiều điều kiện thuận lợi cho VN trong việc phát triển kinh tế, đồng thời là cơ hội để VN thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Tính đến thời điểm năm 2013, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia với nhiều cấp độ khác nhau và có quan hệ đầu tư với khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy hoạt động thương mại của Việt Nam diễn ra sôi nổi nhưng không tránh khỏi tình trạng luồng tiền đầu tư từ nước ngoài đổ vào Việt Nam mà không có chính sách quản lý ngoại hối phù hợp, đồng thời việc nhập khẩu không được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhập siêu. Thêm vào đó tình trạng khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, bắt nguồn từ vấn nợ dưới chuẩn nhà ở tại Hoa Kỳ và nhanh chóng tác động tiêu cực lên các hệ thống tài chính quốc tế, qua đó gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế VN, đã đẩy lạm phát lên cao (tăng lên 2 con số).

Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn năm 2001 – 2013

Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á ADB (http://aric.adb.org/),TCTK(http://www.gso.gov.vn/ )

Nhìn vào hình 2.1, ta thấy trong giai đoạn 2005 – 2013 nền kinh tế VN diễn ra theo 2 thời kỳ. Thời kỳ trước khi Việt Nam gia nhập WTO , nền kinh tế VN tăng trưởng tương đối ổn định mặc dù thời điểm này nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu dẫn đến tình trạng nhập siêu khá cao. Nhưng bên cạnh đó lạm phát của VN chỉ ở mức 1 con số. Thời kỳ sau khi VN gia nhập WTO, điển hình vào năm 2008, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu đi xuống và lạm phát của Việt Nam tăng lên 2 con số, cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2013. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao năm 2008 là do Việt Nam đang chạy đua với việc tăng trưởng kinh tế, CCTM thâm hụt, cơ cấu quản lý yếu kém, lượng vốn đầu tư của nước ngoài chạy vào Việt Nam rất lớn trong khi đó VN chưa có một chính sách quản lý phù hợp và luồng vốn đầu tư của nước ngoài chưa được sử dụng hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 36 - 37)