Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 32 - 36)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Một trong các nhà nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM, không thể không nhắc đến Nguyễn Văn Tiến (2003) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại, với kết luận – những quốc gia định giá nội tệ thấp sẽ kích thích tăng trưởng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại.

Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào (2007) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM Việt Nam thời kỳ 1995-2004 sử dụng lý thuyết Đồng liên kết (Cointergration theory) và Cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model) để kiểm định các hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn tác động của tỷ giá đến CCTM, với mô hình nghiên cứu:

Ln(Bt) = 0 + 1 ln(qt) + ut (1.11)

Trong đó:

Bt là tỷ số thương mại xuất khẩu trên nhập khẩu qt là tỷ số hối đoái thực đa phương

Thời kỳ nghiên cứu của đề tài là từ quý 1/1995 đến quý 4/2005, với kỳ gốc là quý 1/1995. Các đối tác thương mại chủ yếu là Singapore, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Úc và Đức. Kết quả của nghiên cứu này đã khẳng định được sự tồn tại quan hệ giữa tỷ giá và CCTM trong dài hạn và ngắn hạn. Trong ngắn hạn, sự tác động của tỷ giá có tính chất trễ, và trong dài hạn tỷ giá và CCTM tiến tới một quan hệ cân bằng (đồng liên kết).

Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh (2001) đã đưa ra 1 công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và từng bộ phận của cán cân thanh toán. Trong các bộ phận của cán cân thanh toán, tác giả đã phân tích đến mối quan hệ giữa tỷ giá hiệu lực thực đa phương (REER) với CCTM thông qua mô hình :

Log X /M = a + b log REER (1.12)

Thời kỳ nghiên cứu của đề tài từ năm 1999 đến năm 2009, với 17 đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nga, Thái Lan, Úc, Hà Lan, Pháp, Đức, Indonesia, Anh, Hồng Kông, Phillipine. Kết quả đáng chú ý của nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại là tỷ giá có tác động đến cán cân thương mại theo hiệu ứng tuyến J, từ năm 2003 đến nay, REER đi theo xu hướng giảm, tức VND lên giá so với các đồng tiền của các đối tác, đã làm cho cán cân thương mại thâm hụt.

Một nghiên cứu gần đây củaNguyễn Hữu Tuấn và Nguyền Huỳnh Minh Nguyệt, Mai Diễm Phương và Dương Thảo Nguyên, Đỗ Thanh Hà và Lâm Ngọc Phương Thảo (2014) nghiên cứu về mối quan hệ giữa cán cân thương mại song phương giữa Việt nam và các đối tác thương mại và mô phỏng hiệu ứng đường cong chữ J giữa Việt Nam với từng đối tác thương mại, mô hình nghiên cứu được thể hiện:

lnTBt = 0 + 1 ln IPVNt + 2 lnIP*t + 3 ln RERt + t (1.13)

Trong đó :

IPVNt là thu nhập quốc dân của Việt Nam

TBt là tỷ trọng thương mại xuất khẩu trên nhập khẩu RERt là tỷ giá thực song phương

Thời kỳ nghiên cứu của đề tài từ tháng 1/2000 đến tháng 7/2012, với các đối tác : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Liên Minh Châu Âu (EU). Trong quá trình phân tích, kết quả kiểm định không tồn tại ít nhất mối quan hệ đồng liên kết của các biến trong mô hình của VN-Hàn Quốc, VN- Nhật, VN-Trung Quốc, nhưng lại tồn tại một mối quan hệ đồng liên kết của các biến trong mô hình của VN- Mỹ, VN – EU. Kết quả của nghiên cứu, trong quan hệ song phương giữa VN và các nước Mỹ, EU không tồn tại hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn, nhưng đối với đối tác Mỹ và EU, cán cân thương mại song phương có xu hướng cải thiện sau khi phá giá.

Qua các nghiên cứu trước đã nêu, nghiên cứu này của tác giả giống với hầu hết các nghiên cứu trước là sử dụng các biến số kinh tế vĩ mô tác động đến CCTM, chủ yếu là tỷ giá thực đa phương, GDP trong nước, GDP của các đối tác. Tuy nhiên, nghiên cứu của luận văn này khác ở các nghiên cứu trước là sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương với cán cân thương mại. Đa phần các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất thông thường (OLS – Ordinary Least Squares) để phân tích, tuy nhiên trong thực tế các biến số kinh tế vĩ mô thường là chuỗi không dừng, nên nếu chúng ta sử dụng phương pháp OLS cho các chuỗi không dừng có thể dẫn đến hồi quy giả mạo (the suprious regression) và kết luận sai khi sử dụng các kiểm định thống kê. Đó là lý do vì sao tác giả chọn mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Mô hình VAR là một mô hình kinh tế lượng dùng để xem xét động thái và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa một số biến theo thời gian. (Nguyễn Quang Dong, 2013)

Chương 1 đã trình bày tổng quan về tỷ giá hối đoái, CCTM để làm nền tảng cho các nghiên cứu về sau. Ngoài sự tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại còn chịu tác động của các yếu tố: GDP quốc nội, tình hình kinh tế của các thị trường đối tác (GDP của các đối tác), và các yếu tố khác. Bên cạnh đó, cũng đã khái quát được sự tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại thông qua các công trình nghiên cứu (điều kiện Marshall – Lerner, đường cong J).

Từ những phân tích các yếu tố tác động đến cán cân thương mại, có thể khái quát cán cân thương mại là một hàm chứa các biến độc lập bao gồm tỷ giá hối đoái thực (RER hoặc REER, GDP quốc nội và GDP của các đối tác):

TB = f(REER, GDPVN, GDPW) (1.14)

Trong đó:

TB: Là cán cân thương mại

REER : Là tỷ giá hối đoái hiệu lực thực đa phương GDPVN : Là GDP của Việt Nam

GDPW : Là GDP của các đối tác

Các phương pháp phân tích sự tác động của tỷ giá cũng như các biến số kinh tế vĩ mô khác đến CCTM thường sử dụng phương pháp OLS nhưng các biến số kinh tế vĩ mô thường là chuỗi không dừng nên việc áp dụng phương pháp này có thể dẫn dến hồi quy giả mạo và kết quả phân tích sẽ không chính xác, điều này cho thấy việc sử dụng phương pháp VAR sẽ có nhiều ưu điểm hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2013 Giới thiệu

Trong chương 2, luận văn tập trung trình bày tổng quan và phân tích thực trạng biến động của tỷ giá và cán cân thương mại từ năm 2005 đến năm 2013, và cuối cùng tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 32 - 36)