Các kết luận chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 82 - 83)

6. Kết cấu của đề tài

5.1 Các kết luận chính

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn giải thích mối quan hệ của tỷ giá và cán cân thương mại của Việt Nam cũng như tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam, phần lý thuyết của luận văn đã xác định được ba yếu tố tác động mạnh đến cán cân thương mại đó là tỷ giá hối đoái hiệu lực thực đa phương (REER), GDP của Việt Nam, GDP của các đối tác có quan hệ thương mại với Việt Nam. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu có 2 yếu tố tác động mạnh và ngược chiều với cán cân thương mại đó là REER và GDP trung bình có trọng số của các đối tác (GDPW), còn yếu tố GDP của Việt Nam không tác động mạnh đến cán cân thương mại và không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, các biến độc lập có mức giải thích cho các biến phụ thuộc rất cao, ba biến REER, GDPW

, GDPVN giải thích được khoảng 79% sự biến thiên của cán cân thương mại.

Kết quả nghiên cứu của luận văn này có sự khác biệt với các nghiên cứu trước đó là tỷ giá nghịch biến với cán cân thương mại, phản ánh việc phá giá VND không phải là một trong những biện pháp chính giúp cải thiện cán cân thương mại. Do đó, Chính phủ cần thận trọng khi xem xét quyết định có nên phá giá đồng nội tệ hay không hay cần kết hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để góp phần thúc đẩy xuất khẩu, giúp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nâng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Lý do là vì khi phá giá đồng nội tệ sẽ làm cho chi phí nhập khẩu tăng cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước vì đa phần các mặt hàng xuất khấu tăng trưởng của việt nam đa phần là nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài và khi đồng VND mất giá sẽ gây ra lạm phát cao do chi phí đẩy, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tăng cao và tác động tích cực của việc phá giá đối

với xuất khẩu không còn. Đồng thời việc phá giá làm cho Chính phủ phải gánh nợ công tăng lên, khiến ngân sách Chính phủ càng khó khăn hơn. Vì thế, trong thời gian sắp tới, việc phá giá mạnh VND không phải là giải pháp chính để cải thiện cán cân thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)