Thu thập dữ liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam và chọn đối tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 67 - 69)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.2 Thu thập dữ liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam và chọn đối tác

Các dữ liệu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu phân theo khối nước, phân theo nước và vùng lãnh thổ tính theo quý được lấy từ website của Tổng cục thống kê Việt Nam ở địa chỉ http://www.gso.gov.vn/. Giá trị xuất nhập khẩu được quy đổi thành đơn vị là triệu USD thống nhất cho các đối tác thương mại với Việt Nam.

Dựa vào phân tích của Tổng cục Hải quan và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam bao gồm : thị trường EU, ASEAN, Hoa kỳ, Trung Quốc, Nhật Bàn, Hàn Quốc.

Bảng 3.1: Tỷ lệ % XNK của các đối tác so với tổng kim ngạch XNK của Việt Nam

Các đối tác 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Trung Quốc 28% 27% 33% 32% 37% 38% 37% 36% 38% Mỹ 21% 22% 24% 23% 25% 25% 22% 21% 22%

Nhật Bản 26% 25% 25% 27% 24% 23% 22% 22% 19% Hàn Quốc 13% 12% 14% 14% 16% 18% 18% 18% 21% Singapore 27% 29% 17% 16% 13% 12% 11% 9% 9% Thái Lan 9% 10% 20% 19% 11% 9% 9% 8% 6% Đức 5% 6% 10% 10% 10% 9% 8% 8% 7% Australia 10% 12% 8% 7% 7% 8% 7% 7% 7% Nguồn: Tính toán của tác giả, TCTK (http://www.gso.gov.vn/)

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 50,21 tỷ USD năm 2013 với tốc độ tăng trưởng 22% so với năm 2012 và chiếm 38% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, do trao đổi thương mại song phương giữa hai nước có tỷ trọng lớn nhất và Việt Nam luôn trong tình cảnh nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Vì vậy, tác giả sẽ chọn đồng nhân dân tệ (CNY) vào rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực đa phương của Việt Nam.

Đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam là Hoa kỳ, đây là khách hàng nhập khẩu lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch 23,7 tỷ USD vào năm 2013, đạt tốc độ tăng trưởng 21,4% và chiếm 22% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, đồng USD còn là đồng tiền mạnh nhất trên thế giới cho đến thời điểm hiện nay và trên các chỉ tiêu tài chính của các quốc gia trên thế giới luôn lấy đồng USD làm cơ sở. Nên đồng USD là đồng tiền hiển nhiên có mặt trong rổ tiền tệ.

Nhật Bản cũng là một đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Các mặt hàng điện tử của Việt Nam được nhập từ Nhật Bản khá nhiều. Bên cạnh đó, đồng Yen Nhật là một đồng tiền của một quốc gia có nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới. Vì thế, đồng Yen Nhật cũng không thể thiếu trong rổ tiền tệ.

Một quốc gia Châu Á cũng được xem là có mối quan hệ thương mại lớn với Việt Nam đó là Hàn quốc. Trong những năm gần đây, vị thế của Hàn Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định khi quốc

Trong các năm 2011, 2012 và năm 2013, Hàn Quốc luôn là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 4 của các doanh nghiệp Việt Nam, và ngược lại, Hàn Quốc là nguồn nhập khẩu lớn thứ 2 của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, đồng Won cũng không thể thiếu trong rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực đa phương của Việt Nam.

Đồng tiền của các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore cũng được lựa chọn vì đây là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam trong thương mại quốc tế và hai quốc gia này cũng là một trong những đối tác có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam

Thị trường EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và đồng EUR là một trong những đồng tiền mạnh nhất trên thế giới, nên đồng EUR cũng không thể thiếu trong rổ tiền tệ, và ở đây tác giả chọn Đức làm đối tác đại diện vì trong các quốc gia ở thị trường EU thì Đức là nước quan hệ giao thương lớn với Việt Nam.

Ngoài ra, đồng AUD của Australia cũng được chọn vào rổ tiền tệ do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với quốc gia này khá lớn và đồng AUD cũng thuộc diện là đồng tiền mạnh.

Tóm lại, các đối tác mà tác giả sẽ chọn vào rổ tiền tệ bao gồm 8 quốc gia (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đức và Australia) nhằm dễ dàng hơn trong việc thu thập số liệu và tính toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)