Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 55 - 59)

6. Kết cấu của đề tài

2.4. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại

Về mặt lý thuyết, nếu tiền đồng được định giá cao, hàng hóa nội địa sẽ mất dần tính cạnh tranh, ảnh hưởng đến xuất khẩu và CCTM; ngược lại nếu tiền đồng đuợc định giá thấp, hàng hóa trong nước có tính cạnh tranh hơn, đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu và cải thiện CCTM.

Hình 2.7: Chỉ số REER, NEER và Cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 2005-2013

Nguồn:Phụ lục 8, 10 và TCTK (http://www.gso.gov.vn/ )

Dựa vào hình 2.7, kết quả cho thấy do điều hành tỷ giá tương đối cứng nhắc nên từ quý 3 năm 2005 đến nay, chênh lệch NEER và REER gia tăng nhanh chóng, điều này cho thấy VND đang được định giá quá cao (REER luôn nhỏ hơn 100). Bên cạnh đó, tỷ giá danh nghĩa song phương VND/USD giảm trong giai đoạn quý 1/2005 đến quý 1 năm 2006, tuy nhiên tình trạng CCTM trong giai đoạn này lại diễn biến khá độc lập với diễn biến của tỷ giá đó là CCTM thâm hụt trong suốt thời gian này và khi NEER bắt đầu tăng trở lại kể từ quý 2/2006 thì tình trạng CCTM cũng chẳng được khả quan và thâm hụt mạnh hơn vào quý 2 năm 2008. Trong suốt thời kỳ 2005-2011, trong khi NEER ngày càng tăng thì CCTM lại càng thâm hụt, điển hình năm 2008 khi NEER tăng 9% so với năm 2007, CCTM lại càng thâm hụt trầm trọng hơn ở mức -18.3 tỷ USD so với -14.2 tỷ USD năm 2007.

Qua đó chúng ta có thể thấy, như đã đề cập ở phần lý thuyết, tỷ giá danh nghĩa song phương không thể hiện được tương quan sức mua thực tế của các đồng tiền, do vậy không cho thấy được nhiều thực chất sự tác động trong diễn biến của chúng tới các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Vì vậy, để thấy rõ được thực chất của mối quan hệ này chúng ta sẽ xem xét diễn biến mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương

REER được tính thông qua rổ tiền tệ gồm 8 đồng tiền các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam. Nhìn vào hình 2.6, ta có thể thấy REER có xu hướng giảm dần bắt đầu từ quý 2/2005 và trong quý này CCTM thâm hụt nhiều hơn so với quý 1/2005 là 720 triệu USD. Bên cạnh đó, năm 2007 là năm VN gia nhập WTO và bắt đầu từ quý 2 năm 2008 lạm phát tăng cao (cao nhất trong thời kỳ 2005-2013), chỉ số REER cũng giảm thấp nhất trong giai đoạn 2005-2013 xuống mức 89.03. Từ quý 3/2008 REER có xu hướng giảm khá mạnh (REER quý 3/2008 = 82.75 <100), tiền đồng đang bị định giá cao. Đó là một phần do những lần phá giá danh nghĩa của NHNN và một phần do đồng USD đã giảm mạnh so với các đồng tiền khác. Tỷ giá thực giảm làm cho sức mua đối ngoại của VND tăng, VND lên giá thực làm giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của VN do giá hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn và giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách tương đối, làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của VN, thể hiện ở CCTM trong giai đoạn 2008 -2011 thâm hụt nhiều nhất, trong đó năm 2008 là năm CCTM thâm hụt lớn nhất (-18.03 tỷ USD).

Từ năm 2009 đến năm 2011, REER giảm dưới 100, nhưng thâm hụt CCTM giảm dần từ -12.85 tỷ USD (năm 2009) xuống -9.84 (năm 2011). Đến năm 2012 và 2013, mặc dù REER tiếp tục giảm dần (từ 88.86 năm 2009 xuống 81.52 năm 20013) nhưng đây là lần thứ hai Việt Nam sau năm 1992, CCTM thặng dư năm 2012 đạt 748.8 triệu USD và năm 2013 đạt 0.3 triệu USD. Như vậy, trong giai đoạn gần đây và trong tương lai, REER và CCTM có mối quan hệ chặt chẽ như thế nào? Liệu REER có phản ánh đúng với diễn biến của CCTM, chúng ta sẽ bàn luận tiếp vấn đề này trong chương 4 của đề tài.

Bên cạnh đó, nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy NEER và REER trở nên ngày càng xa hơn kể từ quý 3/2005 và chênh lệch này ngày càng gia tăng. Trong khi NEER năm 2013 mất giá 57% so với năm 2005 thì REER lại lên giá 17%. Đây chính là hệ quả của việc VN bị lạm phát cao so với các đối tác thương mại chính và hậu quả là hàng xuất khẩu VN đang dần mất đi tính cạnh tranh trên thị trường thế giới, trung bình mất 20% khả năng cạnh tranh so với hàng nước ngoài, tính cạnh trạnh không tăng hoặc giảm dần trong những năm gần đây. Ngoài ra, nhiều bảo hộ

mậu dịch đã được dỡ bỏ theo cam kết WTO và AFTA cũng giúp hàng ngoại dễ dàng thâm nhập vào thị trường VN hơn.

Ngoài ra, VN là một nước đang phát triển, nhiều mặt hàng trong nước chưa thể sản xuất được hay nếu có sản xuất được thì thường có chất lượng thấp, giá thành cao, tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thấp, tỷ lệ nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu cao… làm cho khối lượng hàng xuất khẩu tăng không đáng kể, khối lượng hàng nhập khẩu giảm chậm hơn. Tất cả những điều này hàm ý rằng tại VN, CCTM bị xấu đi trong thời gian ngắn hạn khi phá giá tiền tệ (hiệu ứng giá cả trong lý thuyết đường cong J) sẽ có thể kéo dài hơn và mức độ thâm hụt CCTM cũng cao hơn so với các nước phát triển. Theo lý thuyết, CCTM của VN được cải thiện khi khả năng cạnh tranh hàng hóa của VN được nâng cao. Trong khi đó, CCTM không chỉ được quyết định bởi tỷ giá hối đoái mà còn bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.

Kết luận chương 2

Qua xem xét diễn biến mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM của Việt Nam thời gian qua cho thấy, ảnh hưởng của tỷ giá danh nghĩa chưa rõ nét, trong khi đó, sự thay đổi trong tỷ giá thực ban đầu đã có tác động tới tình trạng CCTM, và sự tác động này về cơ bản cho thấy phù hợp với lý thuyết về hiệu ứng tuyến J nhưng mức tác động ở đây là nhỏ. Vấn đề REER giảm dưới 100, nhưng cán cân thương mại có dấu hiệu giảm thâm hụt. Liệu REER có phản ánh đúng diễn biến của CCTM hay không, chúng ta sẽ phân tích tác động này dựa trên phương pháp mô hình VAR.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 3 luận văn sẽ trình bày mô hình nghiên cứu và phương pháp ước lượng mô hình theo mô hình tự hồi quy vector (VAR – Vector Autoregression). Kế tiếp là phần mô tả và đo lường các biến, sau cùng là phần mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 55 - 59)