6. Kết cấu của đề tài
2.3 Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2005-2013
2.3.1 Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam
Theo kết quả thống kê, giai đoạn 2005 – 2013 quy mô ngoại thương của Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ tương đối khá cao. Từ năm 2005 đến 2013 quy mô ngoại thương của Việt Nam đã tăng khoảng 4 lần, từ mức hơn 69.2 tỷ USD năm 2005 lên hơn 264 tỷ USD vào năm 2013, với mức tăng trưởng bình quân 19.08%/năm trong cả giai đoạn. Trong đó, quy mô xuất khẩu tăng 4 lần, từ mức hơn 32 tỷ USD vào năm 2000 lên mức hơn 132 tỷ USD vào năm 2013, tăng trưởng bình quân 20.17%/năm trong cả giai đoạn; quy mô nhập khẩu tăng khoảng 4 lần, từ mức khoảng 37 tỷ USD lên mức hơn 132 tỷ USD vào năm 2013, tăng trưởng bình quân đạt 17.99%/ năm trong cả giai đoạn.
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2005-2013
ĐVT: Triệu USD
Năm
Xuất khẩu Nhập khẩu
Cán cân thương mại XK/NK Kim ngạch Tăng trưởng Kim ngạch Tăng trưởng 2005 32,447.1 22.51% 36,761.1 14.99% -4,314.0 88.26% 2006 39,826.2 22.74% 44,891.1 22.12% -5,064.9 88.72% 2007 48,561.4 21.93% 62,764.7 39.82% -14,203.3 77.37% 2008 62,685.1 29.08% 80,713.8 28.60% -18,028.7 77.66% 2009 57,096.3 -8.92% 69,948.8 -13.34% -12,852.5 81.63% 2010 72,236.7 26.52% 84,838.6 21.29% -12,601.9 85.15% 2011 96,905.7 34.15% 106,749.8 25.83% -9,844.1 90.78% 2012 114,529.2 18.19% 113,780.4 6.59% 748.8 100.66% 2013 132,032.9 15.28% 132,032.6 16.04% 0.3 100.00% Nguồn: TCTK (http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)
Từ bảng 2.2, cho thấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu có chiều hướng tích cực trong 2 năm 2012 – 2013. Bên cạnh đó, có thể thấy thâm hụt CCTM của VN tăng đột biến bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài cho tới hết năm 2011. Lưu ý rằng, năm 2007 là điểm mốc đánh dấu Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO, còn giai đoạn 2007 – 2011 là khoảng thời gian chứng kiến sự sụt giảm lớn của REER bất chấp nhiều lần phá giá mạnh của NHNN và đây cũng chính là giai đoạn nền kinh tế VN chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008. Cuộc khủng hoảng này đã tác động làm suy giảm cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu vào năm 2009, nhưng sau đó có chiều hướng tăng lên vào năm 2010 khi nền kinh tế trong nước và thế giới có dấu hiệu hồi phục.
đương với mức tăng bình quân 22.6%/năm. Từ sau năm 2007, xuất khẩu đã có những mức biến động mạnh hơn, tăng trưởng xuất khẩu đạt tới 21.93% năm 2007 và 29.08% năm 2008. Tuy nhiên, xuất khẩu năm 2009 đã giảm xuống mức 8.92% do chịu áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhưng từ sau năm 2010, xuất khẩu có xu hướng tăng trở lại, tăng 26.52% năm 2010, 34.15% năm 2011, 18.19% năm 2012, 15.28% năm 2013. Tính chung trong giai đoạn 2007 – 2013, xuất khẩu đã tăng khoảng 2.7 lần, từ 48.6 tỷ USD năm 2007 đến 132 tỷ USD năm 2013, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân tương ứng đạt 19.46%/năm.
Xét về nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng có diễn biến tương tự, tăng từ 36.8 tỷ USD lên 44.9 tỷ USD trong giai đoạn 2005 – 2006. Như vậy, nhập khẩu đã tăng 1.2 lần, tương đương với mức tăng bình quân 18.6%/năm. Từ sau năm 2007, nhập khẩu đã có những biến động mạnh hơn, tăng trưởng nhập khẩu đã đạt tới 39.82% năm 2007 và 28.6 % năm 2008. Tuy nhiên, nhập khẩu sau đó đã giảm 13.34 % năm 2009. Nhưng từ sau năm 2010, nhập khẩu có xu hướng tăng trở lại, tăng 21.29% năm 2010, 25.83% năm 2011, 6.59% năm 2012, 16.04% năm 2013. Tính chung trong giai đoạn 2007 – 2013, nhập khẩu đã tăng khoảng 2.1 lần, từ 62.8 tỷ USD năm 2007 lên 132 tỷ USD năm 2013. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân tương ứng đạt 17.83%/ năm.
Hình 2.4: Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và CCTM thời kỳ 2005 -2013
Với diễn biến xuất nhập khẩu như trên, thâm hụt CCTM của Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 – 2011 có xu hướng tăng liên tục và tăng cao nhất vào năm 2008. Trước khi VN gia nhập WTO, nhập siêu hàng hóa ở mức 4.3 tỷ USD vào năm 2005 và đạt 5.1 tỷ USD vào năm 2006. Nhưng sau khi chính thức gia nhập WTO, nhập siêu của VN còn tăng nhanh hơn, lần lượt đạt tới 14.2 tỷ USD vào năm 2007, và 18 tỷ USD vào năm 2008. Trong những năm sau đó, cùng với tác động suy thoái kinh tế toàn cầu và các chính sách kiềm chế nhập siêu, nhập siêu giảm xuống lần lượt 12.9 tỷ USD vào năm 2009, 12.6 tỷ USD vào năm 2010, 9.8 tỷ USD vào năm 2011. Và trong 2 năm gần đây 2012 – 2013, lần thứ hai VN xuất siêu sau năm 1992, CCTM thặng dư 748.8 tỷ USD vào năm 2012, và xuất siêu đã sụt giảm xuống còn 0.3 tỷ USD năm 2013.
2.3.2. Xuất nhập khẩu theo các khu vực kinh tế
Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu theo các khu vực kinh tế
Nguồn: TCTK (http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)
Nhìn chung, về cơ bản tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của khu vực trong nước thấp hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2005- 2013, trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt mức 16.21% thì ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng bình quân
23.10%/năm. Trong đó, giai đoạn năm 2008-2009, do chịu tác động của khủng hoảng tài chính, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của khu vực kinh tế trong nước giảm từ 35.5% năm 2008 xuống -5.1% vào năm 2009 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức giảm từ 24.3% vào năm 2008 xuống -12% vào năm 2009. Từ năm 2010-2013, mặc dù cả 2 khu vực đều cho thấy tốc độ tăng trưởng có xu hướng hồi phục nhưng mức hồi phục của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn so với khu vực kinh tế trong nước, điển hình tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực trong nước từ mức -5.1% năm 2009 lên 23.8% năm 2010, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ mức -12.02% năm 2009 lên 28.9% năm 2010. Xu hướng này cũng diễn ra tương tự trong nhập khẩu, và xét chung giai đoạn 2005 -2013, trong khi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước ở mức bình quân 13.34%/năm thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 24.25%/năm.
Dựa vào bảng 2.3, ta thấy khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất nhập khẩu của VN.
Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo các khu vực kinh tế thời kỳ 2005-2010
ĐVT: triệu USD
Năm
Xuất khẩu Nhập khẩu
Khu vực kinh tế trong nước
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Khu vực kinh tế trong nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng 2005 13893.4 42.82% 18553.7 57.18% 23121.0 62.90% 13640.1 37.10% 2006 16764.9 42.10% 23061.3 57.90% 28401.7 63.27% 16489.4 36.73% 2007 20786.8 42.81% 27774.6 57.19% 41052.3 65.41% 21712.4 34.59% 2008 28162.3 44.93% 34522.8 55.07% 52831.7 65.46% 27882.1 34.54% 2009 26724 46.81% 30372.3 53.19% 43882.1 62.73% 26066.7 37.27% 2010 33084.3 45.80% 39152.4 54.20% 47870.7 56.43% 36967.9 43.57% 2011 41781.4 43.12% 55124.3 56.88% 58362.8 54.67% 48387.0 45.33%
2012 42277.2 36.91% 72252.0 63.09% 53839.2 47.32% 59941.2 52.68%
2013 43872.7 33.23% 88160.2 66.77% 57597.6 43.62% 74435.0 56.38%
Nguồn: TCTK (http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)
Chính sự biến đổi về tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu như nêu trên đã kéo theo sự chuyển dịch khá mạnh mẽ về tỷ trọng xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước liên tục có xu hướng giảm qua các năm (từ mức 45.3% năm 2005 xuống mức 33.23% năm 2013); ngược lại, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng qua các năm (từ mức 54.7% năm 2005 lên mức 66.77% năm 2013).
Tương tự như vậy, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm liên tục qua các năm từ mức 62.9% năm 2005 xuống mức 43.62 % qua các năm và tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng qua các năm từ mức 37.1% năm 2005 lên mức 56.38% năm 2013.
2.3.3 Xuất nhập khẩu theo các nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu:
Giai đoạn 2005-2013, tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thủy sản giảm dần từ 22.97% năm 2005 xuống 17.57% năm 2013; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp cũng giảm từ 40.96% năm 2005 xuống 37.83% năm 2013; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đã tăng mạnh từ 36.07% năm 2005 lên 44.35% năm 2013.
Bảng 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2005 – 2013 ĐVT: Triệu USD Năm Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản Hàng công nghiệp nhẹ và
tiểu thủ công nghiệp Nông - Lâm - Thủy sản
Kim ngạch Tăng trưởng Tỷ trọng Kim ngạch Tăng trưởng Tỷ trọng Kim ngạch Tăng trưởng Tỷ trọng 2005 11701.4 21.4% 36.07% 13288.0 22.2% 40.96% 7452.4 24.8% 22.97% 2006 14428.6 23.3% 36.24% 16382.4 23.3% 41.14% 9008.0 20.9% 22.62% 2007 16646.7 15.4% 34.29% 20693.6 26.3% 42.63% 11204.6 24.4% 23.08% 2008 23209.4 39.4% 37.24% 24896.4 20.3% 39.95% 14218.4 26.9% 22.81% 2009 17621.8 -24.1% 31.31% 25580.3 2.7% 45.46% 13071.5 -8.1% 23.23% 2010 22402.9 27.1% 31.03% 33336.9 30.3% 46.17% 16460.3 25.9% 22.80% 2011 34722.6 55.0% 35.85% 40339.6 21.0% 41.65% 21780.6 32.3% 22.49% 2012 48228.2 38.9% 42.14% 43298.7 7.3% 37.83% 22915.6 5.2% 20.02% 2013 58554.7 21.4% 44.35% 50278.7 16.1% 38.08% 23199.5 1.2% 17.57% Nguồn: TCTK (http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)
Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy sự chuyển dịch này chưa thực sự mạnh mẽ và xu hướng chuyển dịch không cao. Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chủ yếu dao động từ mức 34% - 44% nếu không kể đến sự thay đổi mang tính đột biến về giảm khối lượng xuất khẩu dầu thô từ năm 2009. Tương tự như vậy, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp về cơ bản vẫn dao động xung quanh 40-42%. Riêng nhóm hàng nông – lâm – thủy sản, sau khi giảm giá khá mạnh từ 22.97% vào năm 2005 xuống 17.57% vào năm 2013, nhưng nhìn chung vẫn dao động xung quanh mức 22-23% trong cơ cấu xuất khẩu của Việt nam, nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng nông – lâm – thủy sản có xu hướng giảm dần qua các năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, và nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp cũng giảm. Riêng năm 2009, tốc độ tăng trưởng của ba nhóm hàng giảm mạnh nhất do lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh vì nhu cầu sử dụng cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Đi sâu xem xét một cách chi tiết hơn các mặt hàng xuất khẩu trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục thấy rõ hơn những đặc điểm và bản chất của cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt nam thời gian qua.
Hình 2.6: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thay đổi năm 2012 và năm 2013
Nguồn: TCTK (http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)
Dựa vào hình 2.6, ta thấy cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển biến rõ rệt, điển hình tỷ trọng xuất khẩu thủy sản chiếm 7% so với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 và đã tụt xuống 5% trong năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng dệt may cũng giảm xuống từ 16% năm 2010 xuống còn 14% năm 2013. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn hiện nay là hàng điện tử, máy tính và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, trong đó tỷ trọng xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 9% năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu, hiện đã chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu, còn tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng phương tiện vận tải phụ tùng đã tăng từ 2% năm 2010 lên 5% 2013.
Như vậy, qua xem xét một cách chi tiết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của VN, cho thấy mặt hàng công nghệ thông tin dẫn đầu trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu năm 2013. Trong khi đó, thị trường gạo được xem là mặt hàng
hiện tái cơ cấu nông nghiệp, khuyến khích đưa vào trồng các loại cây có lợi nhuận cao và bền vững. Mặt khác, thị trường gạo thế giới đang ở mức dư thừa dự trữ cùng với sự xuất hiện của những nhà cung cấp mới nên gạo VN đang bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu. Nhìn chung, trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thời gian qua, Việt Nam đã tận dụng khá tốt lợi thế so sánh ở các mặt hàng xuất khẩu sơ chế hoặc sử dụng nhiều tài nguyên và lao động.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Đối với nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu cũng chưa có những chuyển biến đáng kể. Nhập khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào các nhóm hàng nguyên – nhiên – vật liệu và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với tỷ trọng cao chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Việt Nam trong suốt thời kỳ 2005-2013.
Bảng 2.5: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 2005 -2013
ĐVT: Triệu USD, %
Năm
Máy móc, thiết bị, dụng
cụ phụ tùng Nguyên, nhiên, vật liệu Hàng tiêu dùng Kim ngạch Tăng trưởng Tỷ trọng Kim ngạch Tăng trưởng Tỷ trọng Kim ngạch Tăng trưởng Tỷ trọng 2005 9285.3 0.84 25.8 23663.9 14.7 65.8 2992.5 40.1 8.3 2006 11040.8 18.9 25.7 28463.3 20.3 66.2 3508.4 17.2 8.2 2007 17966.2 62.7 29.2 38822.4 36.4 63.2 4660.1 32.8 7.6 2008 22566.7 25.6 28.9 49149.1 26.6 63.0 6269.9 34.5 8.0 2009 22081.5 -2.2 31.7 41011.7 -16.6 59.0 6473.3 3.2 9.3 2010 25152.4 13.9 30.0 50343.6 22.8 60.0 8378.0 29.4 10.0 2011 31592.9 25.6 30.2 62958.6 25.1 60.1 10125.4 20.9 9.7 2012 39911.6 26.3 35.1 63518.6 0.9 55.9 10249.8 1.2 9.0 2013 48465.9 21.4 36.7 72974.2 14.9 55.3 10592.5 3.3 8.0 Nguồn: TCTK (http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)
Theo dõi diễn biến chung qua bảng số liệu 2.5 có thể thấy nhóm các mặt hàng nguyên – nhiên – vật liệu chiếm tỷ trọng khá cao và có xu hướng giảm dần từ mức 65.8 năm 2005 xuống mức 55.3 năm 2013, với tốc độ tăng trưởng bình quân 16.1%/năm; nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng có mức tỷ trọng tăng đều qua các năm từ mức 25.8% năm 2005 lên mức 36.7% năm 2013 với tốc độ tăng trưởng bình quân 21.5%/năm; mặt hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ mức 8.3% năm 2005 đến mức 10% năm 2009 và bắt đầu giảm xuống còn 8% năm 2013 với tốc độ tăng trưởng bình quân 20.3%/năm.
Xem xét kỹ hơn cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu thời gian quan cũng cho thấy, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm: xăng dầu; chất dẻo; vải; nguyên phụ liệu dệt may và giày dép; sắt thép các loại; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; hóa chất; sản phẩm hóa chất. Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu này thường xuyên chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của VN (năm 2010 chiếm 55%, năm 2012 chiếm 57%, năm 2013 chiếm 56%). Cơ cấu này cũng cho thấy nhập khẩu Việt Nam chủ yếu để phục vụ sản xuất nên vấn đề quan trọng trong cải thiện CCTM là làm thế nào để biến những nguồn lực nhập khẩu trở thành nguồn lực xuất khẩu một cách hiệu quả hơn, đồng thời việc thực hiện những biện pháp kiềm chế nhập khẩu nếu tập trung vào các nhóm hàng hóa tiêu dùng đặc biệt như otô, xa xỉ phẩm… tác dụng để đạt mục tiêu sẽ không lớn.
2.3.4 Xuất khẩu theo các khu vực thị trường
Thị trường xuất nhập khẩu liên tục được mở rộng nhưng cơ cấu chuyển biến