Các nghiên cứu trước về tỷ giá và cán cân thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 30)

6. Kết cấu của đề tài

1.4 Các nghiên cứu trước về tỷ giá và cán cân thương mại

1.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Paul R.Krugman và Maurice Obstfeld (1994) đã tìm ra hiệu ứng đường cong J (J-curve) khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, và theo nghiên cứu này thì ban đầu cán cân thương mại xấu đi, sau đó khoảng 2 năm cán cân vãng lai đã được cải thiện. Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình chữ J.

Mohsen Bahmani Oskooee và Taggert J.Brooks (1999) đã phân tích dữ liệu tách biệt về thương mại song phương Hoa Kỳ với 6 đối tác thương mại lớn bằng cách sử dụng phương pháp ARDL (Autoregressive Distributed Lag – được phát triển bởi Pesaran, Shin và Smith (1996), Pesaran và Shin (1997). Nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng của hiệu ứng đường cong J, và họ cũng đã lập báo cáo dài hạn về mối quan hệ lâu dài đáng kể giữa CCTM và tỷ giá hối đoái, chỉ ra sự giảm giá thực của USD có ảnh hưởng thuận lợi tới cán cân thương mại của Mỹ.

Dựa vào nghiên cứu trên, Mohsen Bahmani Oskooee và Tatchawan Kantipong (2001) cho rằng trong ngắn hạn CCTM không nhất thiết phải dựa theo hiện tượng đường cong J, mà trong dài hạn nó sẽ được cải thiện. Mục đích chính của việc nghiên cứu này là để mở rộng việc kiểm tra mối quan hệ song phương giữa một nước đang phát triển (Thái Lan) với 5 đối tác thương mại lớn của Thái lan (Đức, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh) cho giai đoạn 1973-1997, với mô hình nghiên cứu :

TBjt là tỷ trọng xuất khẩu trên nhập khẩu của Thái Lan với đối tác j, tại thời gian t

YTHt là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan tại thời gian t Yjt là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đối tác j tại thời gian t

EXjt là chỉ số tỷ giá thực song phương của Thái Lan với đối tác j tại thời gian t

t là sai số ngẫu nhiên của mô hình.

Tuy nhiên, kết luận của nghiên cứu chỉ tìm thấy bằng chứng của đường cong J trong thương mại song phương giữa Thái Lan với Mỹ và Nhật Bản, còn các đối tác còn lại không tìm ra hiệu ứng đường cong J.

Ngoài các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại nêu trên, một công trình được xem đạt được nhiều kết quả tích cực, đó là công trình nghiên cứu của Ng Yuen-Ling, Har Wai-Mun, Tan Geoi-Mei (2008) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá thực và CCTM của Malaysia từ năm 1955- 2006, với đối tác là Mỹ, với mô hình nghiên cứu :

Ln TBt = 0 + 1 lnYt + 2 lnY*t + 3 lnRERt + ut (1.10)

Trong đó :

RERt là tỷ giá hối đoái thực song phương Y*t là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ Yt là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia

Mô hình nghiên cứu trên đã nói lên CCTM là một hàm theo các biến, hay nói cách khác CCTM phụ thuộc vào các yếu tố: GDP trong nước, GDP của đối tác, tỷ giá thực song phương. Tuy nhiên, kết luận của nghiên cứu hiệu ứng đường cong J không tồn tại với Malaysia, nhưng có một kết quả đáng quan tâm khác đó là việc phá giá nội tệ sẽ cải thiện CCTM trong dài hạn.

Năm 2013, một công trình nghiên cứu của Moses Joseph Shawa, YaoShen nghiên cứu nguyên nhân thâm hụt thương mại tại Tanzania bằng việc phân tích tác động của FDI, vốn phát triển con người, chỉ tiêu tiêu dùng hộ gia đình, chỉ tiêu Chính phủ, lạm phát, nguồn tài nguyên sẵn có, tỷ giá thực và thu nhập nước ngoài và tự do hóa thương mại. Nghiên cứu trước tiên sử dụng phương pháp kiểm nghiệm đơn vị (ADF và PP) và phương pháp bình phương nhỏ nhất với phần mềm Eview 7.1, dữ liệu từ năm 1980 đến năm 2012. Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố quyết định chủ yếu của CCTM của Tanzania là FDI, vốn phát triển con người (HDI), chỉ tiêu cho tiêu dùng hộ gia đình, chỉ tiêu Chính phủ, lạm phát, tài nguyên thiên nhiên và thu nhập nước ngoài. Từ đó các chính sách được thiết lập để cải thiện CCTM.

1.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Một trong các nhà nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM, không thể không nhắc đến Nguyễn Văn Tiến (2003) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại, với kết luận – những quốc gia định giá nội tệ thấp sẽ kích thích tăng trưởng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại.

Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào (2007) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM Việt Nam thời kỳ 1995-2004 sử dụng lý thuyết Đồng liên kết (Cointergration theory) và Cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model) để kiểm định các hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn tác động của tỷ giá đến CCTM, với mô hình nghiên cứu:

Ln(Bt) = 0 + 1 ln(qt) + ut (1.11)

Trong đó:

Bt là tỷ số thương mại xuất khẩu trên nhập khẩu qt là tỷ số hối đoái thực đa phương

Thời kỳ nghiên cứu của đề tài là từ quý 1/1995 đến quý 4/2005, với kỳ gốc là quý 1/1995. Các đối tác thương mại chủ yếu là Singapore, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Úc và Đức. Kết quả của nghiên cứu này đã khẳng định được sự tồn tại quan hệ giữa tỷ giá và CCTM trong dài hạn và ngắn hạn. Trong ngắn hạn, sự tác động của tỷ giá có tính chất trễ, và trong dài hạn tỷ giá và CCTM tiến tới một quan hệ cân bằng (đồng liên kết).

Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh (2001) đã đưa ra 1 công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và từng bộ phận của cán cân thanh toán. Trong các bộ phận của cán cân thanh toán, tác giả đã phân tích đến mối quan hệ giữa tỷ giá hiệu lực thực đa phương (REER) với CCTM thông qua mô hình :

Log X /M = a + b log REER (1.12)

Thời kỳ nghiên cứu của đề tài từ năm 1999 đến năm 2009, với 17 đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nga, Thái Lan, Úc, Hà Lan, Pháp, Đức, Indonesia, Anh, Hồng Kông, Phillipine. Kết quả đáng chú ý của nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại là tỷ giá có tác động đến cán cân thương mại theo hiệu ứng tuyến J, từ năm 2003 đến nay, REER đi theo xu hướng giảm, tức VND lên giá so với các đồng tiền của các đối tác, đã làm cho cán cân thương mại thâm hụt.

Một nghiên cứu gần đây củaNguyễn Hữu Tuấn và Nguyền Huỳnh Minh Nguyệt, Mai Diễm Phương và Dương Thảo Nguyên, Đỗ Thanh Hà và Lâm Ngọc Phương Thảo (2014) nghiên cứu về mối quan hệ giữa cán cân thương mại song phương giữa Việt nam và các đối tác thương mại và mô phỏng hiệu ứng đường cong chữ J giữa Việt Nam với từng đối tác thương mại, mô hình nghiên cứu được thể hiện:

lnTBt = 0 + 1 ln IPVNt + 2 lnIP*t + 3 ln RERt + t (1.13)

Trong đó :

IPVNt là thu nhập quốc dân của Việt Nam

TBt là tỷ trọng thương mại xuất khẩu trên nhập khẩu RERt là tỷ giá thực song phương

Thời kỳ nghiên cứu của đề tài từ tháng 1/2000 đến tháng 7/2012, với các đối tác : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Liên Minh Châu Âu (EU). Trong quá trình phân tích, kết quả kiểm định không tồn tại ít nhất mối quan hệ đồng liên kết của các biến trong mô hình của VN-Hàn Quốc, VN- Nhật, VN-Trung Quốc, nhưng lại tồn tại một mối quan hệ đồng liên kết của các biến trong mô hình của VN- Mỹ, VN – EU. Kết quả của nghiên cứu, trong quan hệ song phương giữa VN và các nước Mỹ, EU không tồn tại hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn, nhưng đối với đối tác Mỹ và EU, cán cân thương mại song phương có xu hướng cải thiện sau khi phá giá.

Qua các nghiên cứu trước đã nêu, nghiên cứu này của tác giả giống với hầu hết các nghiên cứu trước là sử dụng các biến số kinh tế vĩ mô tác động đến CCTM, chủ yếu là tỷ giá thực đa phương, GDP trong nước, GDP của các đối tác. Tuy nhiên, nghiên cứu của luận văn này khác ở các nghiên cứu trước là sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương với cán cân thương mại. Đa phần các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất thông thường (OLS – Ordinary Least Squares) để phân tích, tuy nhiên trong thực tế các biến số kinh tế vĩ mô thường là chuỗi không dừng, nên nếu chúng ta sử dụng phương pháp OLS cho các chuỗi không dừng có thể dẫn đến hồi quy giả mạo (the suprious regression) và kết luận sai khi sử dụng các kiểm định thống kê. Đó là lý do vì sao tác giả chọn mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Mô hình VAR là một mô hình kinh tế lượng dùng để xem xét động thái và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa một số biến theo thời gian. (Nguyễn Quang Dong, 2013)

Chương 1 đã trình bày tổng quan về tỷ giá hối đoái, CCTM để làm nền tảng cho các nghiên cứu về sau. Ngoài sự tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại còn chịu tác động của các yếu tố: GDP quốc nội, tình hình kinh tế của các thị trường đối tác (GDP của các đối tác), và các yếu tố khác. Bên cạnh đó, cũng đã khái quát được sự tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại thông qua các công trình nghiên cứu (điều kiện Marshall – Lerner, đường cong J).

Từ những phân tích các yếu tố tác động đến cán cân thương mại, có thể khái quát cán cân thương mại là một hàm chứa các biến độc lập bao gồm tỷ giá hối đoái thực (RER hoặc REER, GDP quốc nội và GDP của các đối tác):

TB = f(REER, GDPVN, GDPW) (1.14)

Trong đó:

TB: Là cán cân thương mại

REER : Là tỷ giá hối đoái hiệu lực thực đa phương GDPVN : Là GDP của Việt Nam

GDPW : Là GDP của các đối tác

Các phương pháp phân tích sự tác động của tỷ giá cũng như các biến số kinh tế vĩ mô khác đến CCTM thường sử dụng phương pháp OLS nhưng các biến số kinh tế vĩ mô thường là chuỗi không dừng nên việc áp dụng phương pháp này có thể dẫn dến hồi quy giả mạo và kết quả phân tích sẽ không chính xác, điều này cho thấy việc sử dụng phương pháp VAR sẽ có nhiều ưu điểm hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2013 Giới thiệu

Trong chương 2, luận văn tập trung trình bày tổng quan và phân tích thực trạng biến động của tỷ giá và cán cân thương mại từ năm 2005 đến năm 2013, và cuối cùng tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và CCTM Việt Nam.

2.1 Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2005 - 2013

Những thành công và dấu ấn nổi bật của hoạt động đối ngoại của VN trong giai đoạn năm 2005 – 2013 đã góp phần thúc đẩy quan hệ đối ngoại đồng thời góp phần nâng cao vị trí, vị thế của VN trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho đất nước. Điển hình, 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), và đây là cột mốc hết sức quan trọng, mở ra nhiều điều kiện thuận lợi cho VN trong việc phát triển kinh tế, đồng thời là cơ hội để VN thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Tính đến thời điểm năm 2013, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia với nhiều cấp độ khác nhau và có quan hệ đầu tư với khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy hoạt động thương mại của Việt Nam diễn ra sôi nổi nhưng không tránh khỏi tình trạng luồng tiền đầu tư từ nước ngoài đổ vào Việt Nam mà không có chính sách quản lý ngoại hối phù hợp, đồng thời việc nhập khẩu không được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhập siêu. Thêm vào đó tình trạng khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, bắt nguồn từ vấn nợ dưới chuẩn nhà ở tại Hoa Kỳ và nhanh chóng tác động tiêu cực lên các hệ thống tài chính quốc tế, qua đó gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế VN, đã đẩy lạm phát lên cao (tăng lên 2 con số).

Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn năm 2001 – 2013

Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á ADB (http://aric.adb.org/),TCTK(http://www.gso.gov.vn/ )

Nhìn vào hình 2.1, ta thấy trong giai đoạn 2005 – 2013 nền kinh tế VN diễn ra theo 2 thời kỳ. Thời kỳ trước khi Việt Nam gia nhập WTO , nền kinh tế VN tăng trưởng tương đối ổn định mặc dù thời điểm này nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu dẫn đến tình trạng nhập siêu khá cao. Nhưng bên cạnh đó lạm phát của VN chỉ ở mức 1 con số. Thời kỳ sau khi VN gia nhập WTO, điển hình vào năm 2008, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu đi xuống và lạm phát của Việt Nam tăng lên 2 con số, cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2013. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao năm 2008 là do Việt Nam đang chạy đua với việc tăng trưởng kinh tế, CCTM thâm hụt, cơ cấu quản lý yếu kém, lượng vốn đầu tư của nước ngoài chạy vào Việt Nam rất lớn trong khi đó VN chưa có một chính sách quản lý phù hợp và luồng vốn đầu tư của nước ngoài chưa được sử dụng hiệu quả.

2.2 Diễn biến tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ năm 2005 – 2013

Sự biến động của tỷ giá hối đoái có sức ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường ngoại hối. Do đó, việc đưa ra một chính sách quản lý tỷ giá hối đoái là một trong

những chính sách hàng đầu của các nhà hoạch định kinh tế vì nó sẽ giúp kiểm soát được lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Ở VN, đồng USD chiếm một vị trí rất quan trọng và gần như được hoạch định là đồng neo tỷ giá và được NHNN VN công bố là VND/USD. Vì thế, các Ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào tỷ giá giữa USD với các đồng ngoại tệ khác để xác định tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND. Trong thời gian qua, tỷ giá VND/USD có nhiều biến động và có tác động đáng kể đến nền kinh tế, đặc biệt là các hoạt động ngoại thương (cụ thể: hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam).

- Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá thương mại

Nhìn vào diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá thương mại được công bố ngoài thị trường luôn chênh lệch với khoảng cách rất nhỏ. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy tỷ giá do NHTM công bố có xu hướng đi lên ngay sát phía trên tỷ giá BQLNH, điều này cho thấy NHTM luôn sử dụng hết biên độ cho phép, dẫn đến xảy ra hiện tượng cung không đủ cầu ngoại tệ.

Hình 2.2: Diễn biến tỷ giá BQLNH và tỷ giá NHTM từ quý 1/2005 đến quý 4/2013

Nguồn: NHNN (http://www.sbv.gov.vn) , Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam http://www.vietcombank.com.vn/ExchangeRates

Nhìn vào hình 2.2, có thể thấy được diễn biến của tỷ giá được chia ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 2005-2007, tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá do NHTM niêm yết luôn gần sát nhau và chênh lệch rất ít thể hiện dãy băng tỷ giá là quá hẹp, điều này được lý giải là do biên độ tỷ giá trong thời gian này do NHNN công bố là rất nhỏ. Gắn liền với giai đoạn này là một cơ chế tỷ giá neo giữ theo đồng USD một cách tương đối cứng nhắc. Và đây cũng là giai đoạn mà tỷ giá trên thị trường tự do cũng ổn định và theo sát với tỷ giá chính thức.

Giai đoạn 2008 – 2011 là tỷ giá hối đoái liên tục tăng lên, nguyên nhân do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)