Diễn biến tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ năm 2005-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 37 - 43)

6. Kết cấu của đề tài

2.2 Diễn biến tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ năm 2005-2013

Sự biến động của tỷ giá hối đoái có sức ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường ngoại hối. Do đó, việc đưa ra một chính sách quản lý tỷ giá hối đoái là một trong

những chính sách hàng đầu của các nhà hoạch định kinh tế vì nó sẽ giúp kiểm soát được lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Ở VN, đồng USD chiếm một vị trí rất quan trọng và gần như được hoạch định là đồng neo tỷ giá và được NHNN VN công bố là VND/USD. Vì thế, các Ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào tỷ giá giữa USD với các đồng ngoại tệ khác để xác định tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND. Trong thời gian qua, tỷ giá VND/USD có nhiều biến động và có tác động đáng kể đến nền kinh tế, đặc biệt là các hoạt động ngoại thương (cụ thể: hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam).

- Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá thương mại

Nhìn vào diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá thương mại được công bố ngoài thị trường luôn chênh lệch với khoảng cách rất nhỏ. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy tỷ giá do NHTM công bố có xu hướng đi lên ngay sát phía trên tỷ giá BQLNH, điều này cho thấy NHTM luôn sử dụng hết biên độ cho phép, dẫn đến xảy ra hiện tượng cung không đủ cầu ngoại tệ.

Hình 2.2: Diễn biến tỷ giá BQLNH và tỷ giá NHTM từ quý 1/2005 đến quý 4/2013

Nguồn: NHNN (http://www.sbv.gov.vn) , Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam http://www.vietcombank.com.vn/ExchangeRates

Nhìn vào hình 2.2, có thể thấy được diễn biến của tỷ giá được chia ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 2005-2007, tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá do NHTM niêm yết luôn gần sát nhau và chênh lệch rất ít thể hiện dãy băng tỷ giá là quá hẹp, điều này được lý giải là do biên độ tỷ giá trong thời gian này do NHNN công bố là rất nhỏ. Gắn liền với giai đoạn này là một cơ chế tỷ giá neo giữ theo đồng USD một cách tương đối cứng nhắc. Và đây cũng là giai đoạn mà tỷ giá trên thị trường tự do cũng ổn định và theo sát với tỷ giá chính thức.

Giai đoạn 2008 – 2011 là tỷ giá hối đoái liên tục tăng lên, nguyên nhân do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở hình 2.2, cho thấy tỷ giá có những biến động mạnh trong năm 2008 do lạm phát tăng cao trong nửa đầu năm và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu tác động đến nền kinh tế Việt nam vào nửa cuối năm 2008. Năm 2009 - 2010, các NHTM đặt tỷ giá tại trần biên độ của tỷ giá chính thức, dẫn đến VND mất giá liên tục, và cuối năm 2010 tỷ giá thị trường đã tăng lên cao. Năm 2011, NHNN điều chỉnh tỷ giá tăng cao nhất trong lịch sử, nâng tỷ giá lên mức 20,703VND/USD vào quý 3/2011, do tỷ giá lên quá cao nên NHNN đã siết chặt các hoạt động trên thị trường tự do, áp đặt trần lãi suất thấp cho tiền gửi bằng ngoại tệ là 3% (thông tư 09, ngày 09/04) và sau đó là 2% (thông tư 14, ngày 2/6), do đó mở rộng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ và lãi suất VND lúc đó đã lên 14% (thông tư 02, ngày 03/03). Do vậy, cung ngoại tệ đã tăng lên khi các doanh nghiệp và cá nhân chuyển đổi tiền gửi bằng ngoại tệ sang VND để tận dụng chênh lệch lãi suất cao. Bên cạnh đó, do thực thi Nghị quyết 11, tổng cầu của nền kinh tế suy giảm, nhu cầu nhập khẩu giảm và cung ngoại tệ cải thiện hơn. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã bắt đầu tăng trở lại, tính đến ngày 20/07, NHNN đã mua vào khoảng 4.8 tỷ USD đưa lượng dữ trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến tháng 7 vào khoảng 17-17.5 tỷ USD (Phạm Thị Hoàng Anh, 2012). Nhờ đó, tỷ giá hối đoái đã giảm xuống.

Giai đoạn 2012-2013, biến động tỷ giá được duy trì ổn định. Đây là một hiện tượng ngược lại diễn biến tỷ giá trên thị trường trong giai đoạn 2008-2011, khi tỷ giá luôn biến động theo chiều hướng đi lên chậm dần đều từ năm 2012-2013. Kết quả đó là do sự kết hợp linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong suốt năm 2012 nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ. Đồng thời, những quy định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng đã khiến cho biến động của thị trường này không còn gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường ngoại hối tự do.

- Diễn biến tỷ giá danh nghĩa song phương (NEER) và tỷ giá thực đa phương (REER)

Về diễn biến tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NEER) và tỷ giá hối đoái hiệu lực thực đa phương (REER) thì lại biến động tùy thuộc vào tương quan giá cả và tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và các đối tác thương mại.

Hình 2.3: NEER và REER của Việt Nam quý 1/2005 đến quý 4/2013

Nguồn: phụ lục 8 và phụ lục 10

Từ hình 2.3, ta thấy từ quý 1 đến quý 4 năm 2005, NEER và REER của VN có tương quan gần như là hoàn hảo với nhau. Mặc dù có những tác động nhất định

đồng thời nền kinh tế trong giai đoạn này tăng trưởng ổn đinh và tỷ lệ lạm phát tương đối nhỏ (ở mức 1 con số). Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 1 năm 2006, NEER và REER đã có sự phân kỳ rõ rệt. Trong khi NEER tiếp tục tăng nhưng không mạnh, thì REER có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân là do luồng đầu tư nước ngoài đổ ồ ạt vào Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007), đã làm cho nguồn cung USD tăng mạnh dẫn đến tỷ giá giảm xuống; mặt khác, năm 2008, kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng đó dẫn đến tình hình sản xuất, xuất khẩu trong nước cũng gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, từ năm 2011 – 2013, NEER và REER đều có xu hướng giảm xuống. Sự sụt giảm của REER đồng nghĩa với việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, trong khi hàng hóa nhập khẩu lại cạnh tranh hơn trên thị trường trong nước. Điều này lý giải được một phần tại sao thâm hụt thương mại lại diễn ra nặng nề ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2011. Mặc dù đã có khuyến nghị phá giá VND và việc phá giá này có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng sẽ làm giảm lòng tin của người dân vào VND và có thể dẫn đến hàng hóa trong nước sẽ bị mất giá nặng nề, kéo đến lạm phát sẽ tăng cao.

- Cơ chế tỷ giá của Việt Nam

Bảng 2.1: Biên độ dao động của tỷ giá hối đoái VN từ năm 2005-2013

ĐVT: %

Mốc thời gian Biên độ dao động

Từ 01/07/2002 đến 31/12/2006 +/- 0.25 Từ 01/01/2007 đến 22/12/2007 +/- 0.5 Từ 23/12/2007 đến 09/03/2008 +/- 0.75 Từ 10/03/2008 đến 25/06/2008 +/- 1 Từ 26/06/2008 đến 05/11/2008 +/- 2 Từ 06/11/2008 đến 23/03/2009 +/- 3 Từ 24/03/2009 đến 25/11/2009 +/- 5

Từ 26/11/2009 đến 11/02/2011 +/- 3 Từ 11/02/2011 đến hết năm 2013 +/- 1

Nguồn: Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2010), NHNN (Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014) Theo báo cáo kinh tế vĩ mô, cơ chế tỷ giá Việt Nam như sau:

2005-2007: VN áp dụng chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh, tỷ giá chính thức (OER) được điều chỉnh từ 15,785 VND/USD năm 2005 dần lên 16.100 VND/USD năm 2007. Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnh lên mức +/-0.25% (2005 đến 31/12/2006) và +/-0.5% năm 2007.

2008-2011: VN áp dụng chế độ neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh, trong giai đoạn này tỷ giá biến động liên tục dẫn đến tỷ giá niêm yết tại các NHTM luôn ở mức trần biên độ mà NHNN công bố. Trước áp lực về quan hệ cung cầu ngoại hối mà tỷ giá trên thị trường tự do tăng rất nhanh. Mặc dù NHNN đã mở rộng biên độ dao động +/- 3% lên +/- 5% (biên độ dao động lớn nhất trong thời gian 13 năm qua ) nhưng các NHTM vẫn giao dịch ở mức trần. Đến 26/11/2009, NHNN chính thức giảm biên độ dao động xuống lại còn +/- 3%, tuy nhiên các NHTM vẫn giao dịch ở mức tỷ giá trần.

2012-2013: VN áp dụng chế độ tỷ giá neo cố định, OER giữ nguyên ở mức 20,828 VND/USD từ tháng 1/2012 đến 28/06/2013, tăng lên 21,036 VND/USD đến hết năm 2013, biên độ tỷ giá ở mức +/- 1%, tỷ giá năm 2012 và 2013 có xu hướng ổn định so với các năm trước, tạo được lòng tin của các nhà đầu tư.

Hiện nay cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo cơ chế tỷ giá neo cố định theo USD, cho thấy VND quá lệ thuộc vào USD và có thể đối diện với rủi ro biến động USD trên thị trường thế giới. Việc lệ thuộc lớn vào USD, trong khi thương mại và vay nợ phụ thuộc vào đồng tiền các nước khác với tỷ trọng cao khiến cho tỷ giá song phương giữa VN và các đối tác thương mại lớn bị ảnh hưởng trong quan hệ thương mại và đầu tư, không phản ánh đúng tương quan kinh tế giữa VN và các đối tác thương mại, đặc biệt trong bối cảnh tiền USD trên thị trường thế giới biến động

cho rằng, cần chuyển sang cơ chế neo giữ một giỏ tiền tệ là một lựa chọn hợp lý, vừa giữ được ổn định tỷ giá ở mức độ nhất định, vừa đảm bảo tính linh hoạt của chính sách.

Nhìn chung, từ năm 2005 - 2013, thị trường ngoại tệ luôn biến động phức tạp, nên mặc dù NHNN đã có những chính sách can thiệp mạnh vào tỷ giá, lãi suất cũng như nguồn cung ngoại tệ nhưng chỉ có thể kiềm chế phần nào sức nóng của thị trường, vấn đề căng thẳng cung cầu trên thị trường ngoại tệ vẫn thực sự chưa được giải quyết. Các biện pháp hành chính, sự can thiệp trực tiếp vào cung ngoại tệ của NHNN còn nhiều hạn chế. Các công cụ được sử dụng đồng loạt và có hỗ trợ cho nhau để tác động lên thị trường nhưng mang tính bị động. NHNN đã chậm trễ trong việc điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với tình hình thực tế mà luôn có khuynh hướng cố định, giữ mức tỷ giá bằng việc chỉ thực hiện những điều chỉnh rất nhỏ. NHNN chỉ điều chỉnh mạnh vào những lúc thị trường thật sự nóng. Và việc điều hành chính sách tỷ giá trong giai đoạn này dường như là sự chạy theo diễn biến của thị trường chứ không phải theo hướng thị trường theo chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 37 - 43)