Phân rã phương sai:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 80 - 82)

6. Kết cấu của đề tài

4.6.2. Phân rã phương sai:

Bảng 4.4: Phân rã phương sai Cholesky

Phân tích phân rã đối với TB

Kỳ hạn S.E. TB D(LNREER) D(LNGDPW) D(LNGDPVNSA) 1 1463.6960 100.0000 0.0000 0.0000 0.0000 2 1984.6980 84.8689 5.1474 5.7087 4.2751 3 2668.1770 56.0839 18.6849 22.8650 2.3662 4 2826.0170 51.9262 23.4967 22.4629 2.1142 5 3015.8300 46.3412 22.8077 27.5956 3.2555 6 3059.4520 45.8958 22.2698 28.5817 3.2527 7 3079.8370 46.3192 22.1523 28.3180 3.2106 8 3091.4610 46.5061 22.1380 28.1671 3.1888 9 3174.4790 46.3463 21.7333 28.8817 3.0387 10 3183.7090 46.2108 21.7647 29.0012 3.0233

Nguồn: Phân rã phương sai Cholesky trên Eviews 6.0, tính toán của tác giả Theo phân tích ở các phần trên, các biến số có ý nghĩa thống kê và có tác động chủ yếu đến cán cân thương mại là REER, GDPW, và có tác động ngược chiều tới cán cân thương mại. Có nghĩa là khi giá trị của các biến này tăng lên sẽ làm cho cân cân thương mại thâm hụt mặc dù có một độ trễ nhất định. Tuy nhiên, kết quả của bảng 4.4 cho thấy cán cân thương mại chịu ảnh hưởng rất lớn từ cán cân thương mại kỳ vọng. Ngoại trừ tác động từ cú sốc của chính nó thì cú sốc của REER và GDPW, GDPVN cũng tạo nên sự bất ổn trong cán cân thương mại. Cụ thể, mức độ tự giải thích của TB đến kỳ thứ 10 là 46.2% cú sốc của chính nó, REER đóng góp 21.8% cú sốc, GDPW đóng góp 29% cú số và theo thời gian vai trò của REER và

động của GDPVN

gây ảnh hưởng rất nhỏ đến TB, chỉ khoảng 3% vào kỳ thứ 10. Trong ngắn hạn nếu so với các biến số vĩ mô thì REER và GDPW đóng vai trò quan trọng nhất trong sự biến động của TB.

Kết luận chương 4:

Bằng cách sử dụng mô hình VAR với việc sử dụng hàm phản ứng và phân rã phương sai Cholesky, chương 4 đã làm sáng tỏ được mối quan hệ của tỷ giá và cán cân thương mại của Việt Nam cũng như tác động của tỷ giá hối đoái thực đa phương và các yếu tố khác (GDPW

, GDPVN) đên các cân thương mại của Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố tác động phù hợp với lý thuyết (GDPW

tác động ngược chiều với TB) nhưng cũng có điểm khác biệt với lý thuyết đó là cán cân thương mại chịu ảnh hưởng nghịch biến với tỷ giá hối đoái. Kết quả này có điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước, vì thời gian nghiên cứu và số liệu của mỗi nghiên cứu là khác nhau, cụ thể:

Kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Phúc (2009) cho thấy GDP của các đối tác tác động ngược chiều với CCTM và GDP của Việt Nam không ảnh hưởng đến CCTM, điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Phúc cho rằng REER tác động cùng chiều với CCTM, đây là sự khác biệt so với nghiên cứu của tác giả.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn và các cộng sự (2014) cho rắng không tồn tại hiệu ứng tuyến J trong ngắn hạn, cán cân thương mại có xu hướng cải thiện sau khi phá giá. Điều này khác biệt so với nghiên cứu của tác giả do tỷ giá thực đa phương tác động ngược chiều với cán cân thương mại, nên phá giá nội tệ chưa chắc sẽ cải thiện cán cân thương mại.

Dựa trên kết quả nghiên cứu này, chương 5 sẽ đi sâu phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam. Và đây là chương tổng kết lại toàn bộ nghiên cứu trong luận văn này.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả nghiên cứu của chương 4, chương 5 sẽ tổng hợp các kết luận chính và để ra một số biện pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại. Cuối cùng, chương 5 sẽ nêu những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 80 - 82)