Xuất nhập khẩu theo các khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Xuất nhập khẩu theo các khu vực kinh tế

Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu theo các khu vực kinh tế

Nguồn: TCTK (http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)

Nhìn chung, về cơ bản tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của khu vực trong nước thấp hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2005- 2013, trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt mức 16.21% thì ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng bình quân

23.10%/năm. Trong đó, giai đoạn năm 2008-2009, do chịu tác động của khủng hoảng tài chính, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của khu vực kinh tế trong nước giảm từ 35.5% năm 2008 xuống -5.1% vào năm 2009 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức giảm từ 24.3% vào năm 2008 xuống -12% vào năm 2009. Từ năm 2010-2013, mặc dù cả 2 khu vực đều cho thấy tốc độ tăng trưởng có xu hướng hồi phục nhưng mức hồi phục của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn so với khu vực kinh tế trong nước, điển hình tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực trong nước từ mức -5.1% năm 2009 lên 23.8% năm 2010, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ mức -12.02% năm 2009 lên 28.9% năm 2010. Xu hướng này cũng diễn ra tương tự trong nhập khẩu, và xét chung giai đoạn 2005 -2013, trong khi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước ở mức bình quân 13.34%/năm thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 24.25%/năm.

Dựa vào bảng 2.3, ta thấy khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất nhập khẩu của VN.

Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam theo các khu vực kinh tế thời kỳ 2005-2010

ĐVT: triệu USD

Năm

Xuất khẩu Nhập khẩu

Khu vực kinh tế trong nước

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Khu vực kinh tế trong nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng 2005 13893.4 42.82% 18553.7 57.18% 23121.0 62.90% 13640.1 37.10% 2006 16764.9 42.10% 23061.3 57.90% 28401.7 63.27% 16489.4 36.73% 2007 20786.8 42.81% 27774.6 57.19% 41052.3 65.41% 21712.4 34.59% 2008 28162.3 44.93% 34522.8 55.07% 52831.7 65.46% 27882.1 34.54% 2009 26724 46.81% 30372.3 53.19% 43882.1 62.73% 26066.7 37.27% 2010 33084.3 45.80% 39152.4 54.20% 47870.7 56.43% 36967.9 43.57% 2011 41781.4 43.12% 55124.3 56.88% 58362.8 54.67% 48387.0 45.33%

2012 42277.2 36.91% 72252.0 63.09% 53839.2 47.32% 59941.2 52.68%

2013 43872.7 33.23% 88160.2 66.77% 57597.6 43.62% 74435.0 56.38%

Nguồn: TCTK (http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217)

Chính sự biến đổi về tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu như nêu trên đã kéo theo sự chuyển dịch khá mạnh mẽ về tỷ trọng xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước liên tục có xu hướng giảm qua các năm (từ mức 45.3% năm 2005 xuống mức 33.23% năm 2013); ngược lại, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng qua các năm (từ mức 54.7% năm 2005 lên mức 66.77% năm 2013).

Tương tự như vậy, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm liên tục qua các năm từ mức 62.9% năm 2005 xuống mức 43.62 % qua các năm và tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng qua các năm từ mức 37.1% năm 2005 lên mức 56.38% năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 46 - 48)