Chọn chuỗi dữ liệu thời gian nghiên cứu và năm gốc phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 66 - 67)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.1 Chọn chuỗi dữ liệu thời gian nghiên cứu và năm gốc phù hợp

Chuỗi dữ liệu được chọn phải phù hợp và đáp ứng các yêu cầu sau

- Đảm bảo số quan sát đủ lớn để đảm bảo mô hình nghiên cứu được chính xác.

- Chuỗi dữ liệu diễn ra trong thời gian đủ ngắn để các biến số về chính trị xã hội không quá biến động, làm sai lệch kết quả nghiên cứu.

- Để dễ dàng cho việc tính toán, chuỗi dữ liệu thời gian nên lấy năm gốc là năm đầu của chuỗi. Năm gốc nên chọn năm có tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ít biến động.

- Nếu các dữ liệu của các tổ chức thống kê có những mốc năm gốc và hoặc giai đoạn thống kê phù hợp thì ưu tiên chọn để giảm bớt việc xử lý lại dữ liệu, tránh sai sót.

- Phải chọn chuỗi dữ liệu thời gian sao cho có thể tìm ra dữ liệu trong thời gian thực hiện nghiên cứu để tránh việc quá hạn hoàn thành luận văn.

Xét tổng quan tình hình kinh tế xã hội và tình hình cán cân thương mại của Việt Nam, ta thấy rằng, từ khi Việt Nam mở cửa thực hiện công cuộc đổi mới từ 1986 đến năm 2013, thì năm 1992 là năm có thương mại thặng dư, nhưng 2 năm gần đây năm 2012 và 2013 Việt Nam cũng đã đạt được thặng dư cán cân thương mại sau năm 1992. Tuy nhiên, vì Việt Nam là một nước đang phát triển, có nền kinh tế đang chuyển đổi, nên cấu trúc nền kinh tế thay đổi rất nhanh và phức tạp, các biến số vĩ mô thay đổi rất lớn sẽ rất khó quan sát biến động của tỷ giá vì thế không nên chọn năm gốc là năm 1992, mặc dù năm này các cân thanh toán khá cân bằng,

nền kinh tế ổn định vì việc nghiên cứu tỷ giá trong thời gian quá dài sẽ không sát với thực tế.

Vấn đề chọn kỳ gốc là kỳ cơ sở rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính tỷ giá thực. Nhưng trong thời gian gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế khi công bố số liệu thường chọn năm gốc là năm 2005. Xét thấy năm này, biến động tỷ giá tương đối ít (tỷ giá USD/VND trong khoảng 300 đồng), lạm phát ở mức 1 con số, tình hình kinh tế- xã hội cũng ít biến động. Hơn nữa, năm 2005 cũng không quá xa so với hiện tại, việc thu thập số liệu dễ dàng hơn, khá phù hợp với các tiêu chí đã đề ra ở trên. Dữ liệu sẽ được thu thập theo quý để đảm bảo số lượng quan sát đủ lớn, không nhất thiết phải chọn kỳ gốc quá xa hiện tại hay chọn quá nhiều quan sát vì những giá trị trong quá khứ càng xa thì càng ít tác động đến những giá trị trong tương lai quan sát.Vì vậy, kỳ gốc tác giả lựa chọn ở đây là từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2013 để thu thập, quan sát tiến hành phân tích và chạy mô hình, bao gồm 36 quan sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)