Điểm số Z’’ một số doanh nghiệp cao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình điểm số z để nhận diện khả năng phá sản đối với các doanh nghiệp tại việt nam nguyễn dương bằng (Trang 62 - 64)

Khi tiến hành khảo sát một số doanh nghiệp ngành cao su, nhận thấy các doanh nghiệp trong nhóm khá an toàn tài chính trong những năm đầu khảo sát (thể hiện ở Bảng 2.11) nhưng đến năm cuối cùng khảo sát thì tính an toàn của các doanh nghiệp trong nhóm có sự phân tách rất rõ rệt.

Bảng 2.11 Điểm số Z’’ các doanh nghiệp cao su Năm

CTCP 2013 2014 2015 2016 2017

CTCP Cao su Đồng Phú (DPR) 7,7521 7,1728 6,6528 6,1537 5,9855 CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) 3,0740 3,3356 3,8185 3,9804 2,5748 CTCP Cao su Thống Nhất (TNC) 15,1618 14,3446 21,0409 22,3541 18,2612 CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) 6,1021 13,5999 7,7205 6,5541 7,7072 CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam

(VHG) 6,3918 10,7197 15,0669 171,5173 -11,1541 Z'' trung bình 7,6964 9,8345 10,8599 42,1119 4,6749 Hệ số biến thiên (Wi) 0,5241 0,4183 0,5802 1,5443 2,0304

Z'' nhỏ nhất 3,0740 3,3356 3,8185 3,9804 -11,1541 Z'' lớn nhất 15,1618 14,3446 21,0409 171,5173 18,2612

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp (các quy ước như Bảng 2.6)

Năm 2013, tất cả các doanh nghiệp trong nhóm đều được nhận diện an toàn tài chính, nhưng mức độ an toàn của các doanh nghiệp trong nhóm không đồng đều chia thành 3 nhóm nhỏ. CTCP Cao su Thống Nhất nổi bật trong nhóm với Điểm số Z’’ đạt 15,1618 điểm cao hơn hẵn so với các doanh nghiệp còn lại trong nhóm và được nhận định an toàn tài chính nhất. CTCP Cao su Đà Nẵng là doanh nghiệp có Điểm số Z’’ thấp nhất nhóm, mặc dù Điểm số Z’’ nhỏ hơn hẵn so với các doanh nghiệp trong nhóm nhưng doanh nghiệp này vẫn được nhận định an toàn tài chính. Ba doanh nghiệp còn lại của nhóm có Điểm số Z’’ tương đương nhau ở mức 6-7 điểm, đây là mức độ an toàn khá cao.

Năm 2014 và 2015, Điểm số Z’’ của các doanh nghiệp đều có xu hướng tăng, trong đó CTCP Cao su Thống Nhất và CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam tăng Điểm số Z’’ lên cao tương ứng 21,0409 và 15,0669 điểm. Năm 2016, CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam có Điểm số Z’’ tăng rất mạnh từ 15,0669 điểm lên 171,5173 điểm. Điểm số Z’’ lên đến 171,5173 điểm là rất cao, doanh nghiệp hầu như không có dấu hiệu của việc xảy ra phá sản, kiệt quệ tài chính. Điểm số Z’’ của các doanh nghiệp còn lại trong năm 2016 có sự biến đổi không nhiều.

Năm 2017, CTCP Cao su Đà Nẵng có Điểm số Z’’ giảm từ 3,9804 điểm thuộc diện an toàn tài chính xuống 2,5748 điểm thuộc nhận diện vùng xám. Tuy được nhận diện trong vùng xám nhưng Điểm số Z’’ của doanh nghiệp này ở mức tiệm cận điểm cắt 2,6 của vùng xám nên nhận diện khả năng doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, phá sản chưa rõ ràng. Về phần CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam, Điểm số Z’’ ở mức rất cao 171,5173 điểm trong năm 2016 nhưng sang năm 2017 Điểm số Z’’ của doanh nghiệp này giảm rất mạnh xuống -11,1541 điểm, mức giảm rất mạnh này đã khiến doanh nghiệp thuộc diện cảnh báo kiệt quệ tài chính, phá sản ở mức cao. Có thể

nói, Điểm số Z’’ của CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam biến động khá bất thường, cần tìm hiểu rỏ hơn nguyên nhận của sự biến động này để được ra kết luận phù hợp.

Đánh giá nguy cơ phá sản, kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp trong nhóm, CTCP Cao su Đồng Phú, CTCP Cao su Thống Nhất và CTCP Cao su Tây Ninh đều được nhận diện an toàn tài chính trong suốt thời gian khảo sát. CTCP Cao su Đà Nẵng dù nằm trong vùng xám nhưng dấu hiệu kiệt quệ tài chính, phá sản của doanh nghiệp này chưa rõ ràng, doanh nghiệp này cần nâng cao tính an toàn tài chính để tránh xảy ra tình huống xấu. Còn lại, CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam được Điểm số Z’’ nhận diện có khả năng phá sản, kiệt quệ tài chính, trên thực tế doanh nghiệp này cũng đang thuộc dạng bị kiểm soát trên Thị trường chứng khoán trong nước thời điểm năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình điểm số z để nhận diện khả năng phá sản đối với các doanh nghiệp tại việt nam nguyễn dương bằng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)