Phân tích Điểm số Z” doanh nghiệp ngành thép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình điểm số z để nhận diện khả năng phá sản đối với các doanh nghiệp tại việt nam nguyễn dương bằng (Trang 71 - 76)

CTCP Tập đoàn Hòa Phát

Điểm số Z’’ của CTCP Tập đoàn Hòa Phát tuy có 1 năm bị xếp vào vùng xám nhưng nhìn chung doanh nghiệp này khá an toàn so với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra đây là doanh nghiệp lớn trong ngành với nhiều chỉ tiêu như VCSH, TTS, doanh thu… lớn nhất trong các doanh nghiệp xét trên.

Bảng 2.15 Điểm số Z’’ CTCP Tập đoàn Hòa Phát

Chỉ tiêu X1 0,0546 0,1235 0,0754 0,1865 0,2744 X2 0,1145 0,1854 0,2176 0,2855 0,2527 X3 0,1198 0,1865 0,1663 0,2402 0,1842 X4 0,7043 1,1652 1,3104 1,4840 1,5708 Z'' 2,2764 3,8917 3,6969 5,3269 5,5110 Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp (các quy ước như Bảng 2.6)

Nhìn chung biến động Điểm số Z’’ của CTCP Tập đoàn Hòa Phát có xu hương tăng qua các năm, doanh nghiệp này khá ổn định trong mức độ đánh giá Điểm số Z’’. Năm 2013 là năm duy nhất đánh giá an toàn của doanh nghiệp bị rơi vào vùng xám nhưng Điểm số Z’’ cũng ở mức cao của vùng này.

VLĐR của doanh nghiệp này luôn dương trong suốt thời gian 5 năm trên thể hiện qua việc chỉ số X1 đều lớn hơn 0. Chỉ tiêu X1 của doanh nghiệp này cũng có xu hương tăng qua các năm và cũng đóng góp chính vào mức tăng Điểm số Z’’ của doanh nghiệp. Năm 2013, tỷ lệ VLĐR/TTS của doanh nghiệp có giá trị thấp chỉ ở mức 5,46%, đây là năm doanh nghiệp dùng nợ ngắn hạn nhiều nhất trong tổng nợ. Năm 2014, doanh nghiệp cải thiện được chỉ tiêu X1 nhờ tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ và giảm tài sản khiến cho VLĐR tăng trong năm. Chỉ tiêu X1 tăng 0,0689 đơn vị trong năm đã khiến Điểm số Z’’ của doanh nghiệp tăng 0,4523 điểm. Năm 2015, do doanh nghiệp tăng tài sản dài hạn nhưng lại tài trợ một phận bằng tăng nợ ngắn hạn đã khiến chỉ tiêu X1 của doanh nghiệp giảm sút. Các năm 2016 và 2017, tài sản của doanh nghiệp tăng chủ yếu là tài sản ngắn hạn trong khi nguồn vốn tăng tương ứng chủ yếu là nguồn vốn dài hạn nên VLĐR tăng liên tục và chỉ tiêu X1 cũng được cải thiện. Dù tỷ lệ VLĐR/TTS của doanh nghiệp là khá nhỏ nhưng nếu xét đến giá trị của VLĐR thì nó ở mức gần 1.260.000 triệu đồng và 14.550.000 triệu đồng năm 2013 và 2017 là không hề nhỏ so với một số doanh nghiệp khác.

Chỉ số X2 tác động đến tính an toàn của doanh nghiệp qua Điểm số Z’’ không nhiều. Năm duy nhất doanh nghiệp có X2 giảm là do LNGL trong năm tăng ít hơn tốc độ tăng của TTS. CTCP Tập Đoàn Hòa Phát chú trong tăng LNGL qua các năm khảo

sát là hành động đúng nhằm cũng cố VCSH của doanh nghiêp và nâng an toàn tài chính qua các năm.

Nếu xét đến khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản thì Hòa Phát là doanh nghiệp dẫn đầu trong nhóm. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cao chính là một trong những nhân tố chính giúp Điểm số Z’’ cao qua các năm. Qua các năm 2013- 2017, tuy X3 của doanh nghiệp qua từng năm có biến động nhưng vẫn giữ được mức gần 12% vào năm khó khăn nhất, điều này các doanh nghiệp khác không thể đạt được. Có đến 3 năm doanh nghiệp đạt được tỷ suất tạo ra lợi nhuận trước thuế và lãi vay từ tài sản ở mức từ 18% trở lên, thậm chí có năm trên 24%, tỷ lệ này là khá cao cho thấy doanh nghiệp kinh doanh khá hiệu quả.

Chỉ số X4 của doanh nghiệp này đều tăng qua các năm do doanh nghiệp gia tăng giữ lại lợi nhuận, tăng VCSH và giảm tỷ lệ sử dụng nợ. Chỉ tiêu X4 ở mức độ tốt và tăng qua các năm đã góp phần tích cực vào Điểm số Z’’ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do hiệu quả kinh doanh tốt nên doanh nghiệp này có thể tăng sử dụng nợ trong mức độ cho phép để tận dụng lợi thế của nợ nhằm đẩy mạnh lợi nhuận kinh doanh.

Có thể thấy CTCP Tập đoàn Hòa Phát có chính sách đảm bảo tính an toàn tài chính tương đối tốt. Từ việc gia tăng VCSH, LNGL, VLĐR cho đến việc kinh doanh đạt hiệu quả tốt hay việc sử dụng ít nợ vay đều góp phần đảm bảo tính an toàn tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên như đã nói ở trên, doanh nghiệp này có thể tăng sử dụng nợ trong mức độ cho phép để tận dụng lợi thế của nợ nhằm đẩy mạnh lợi nhuận kinh doanh. Vốn là doanh nghiệp lớn và hoạt động kinh doanh hiệu quả nên khả năng xảy ra phá sản của Hòa Phát cũng thấp hơn.

CTCP Thép Pomina

CTCP Thép Pomina là doanh nghiệp thuộc nhận diện phá sản kiệt quệ tài chính trong thời gian 3 năm đầu khảo sát, tuy nhiên doanh nghiệp đã tăng được tính an toàn tài chính và chuyển thành nhận diện an toàn vào năm 2017.

Bảng 2.16 Điểm số Z’’ CTCP Thép Pomina Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 X1 0,0184 -0,0090 0,0071 0,0540 0,1279 X2 -0,0254 -0,0234 -0,0298 0,0126 0,1025 X3 0,0022 0,0265 0,0408 0,0730 0,1225 X4 0,4685 0,3338 0,4994 0,6112 0,7858 Z'' 0,5446 0,3939 0,7477 1,5274 2,8212 Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp (các quy ước như Bảng 2.6)

Có thể thấy một số vấn đề khiến CTCP Thép Pomina rơi vào diện cảnh báo phá sản, kiệt quệ tài chính trong giai đoạn 2013 đến 2015 như sau:

- VLĐR không đáng kể so với tổng tài sản: VLĐR của doanh nghiệp có giá trị rất nhỏ so với tổng tài sản. Thời điểm cao nhất giai đoạn này, VLĐR của doanh nghiệp chỉ bằng 2% giá trị TTS, thậm chí có năm VLĐR âm.

- LNGL âm trong suốt 3 năm: Do việc kinh doanh không hiệu quả trong thời gian này đã khiến LNGL của doanh nghiệp bị thâm hụt từ đó khiến chỉ tiêu X2 của doanh nghiệp cũng bị âm.

- Hoạt đông kinh doanh không hiệu quả: khả năng tạo ra lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp trong giai đoạn này đều dưới 4% là rất thấp. Thời điểm năm 2013, doanh nghiệp gần như không thể tạo ra được EBIT từ tài sản khi chỉ tiêu này chỉ ở mức 0,22%.

- Doanh nghiệp sử dụng khá nhiều nợ: Nợ chiếm đa phần trong cơ cấn nguồn vốn đã tạo ra áp lực về an toàn tài chính cho doanh nghiệp.

Cũng nhờ cải thiện tất cả các vấn đề nêu trên đã khiến CTCP Thép Pomina thoát khỏi vùng nguy hiểm trong năm 2016 và ra khỏi vùng xám trong năm 2017. Tăng VLĐR, LNGL, EBIT và giảm sử dụng nợ trong cơ cấu tài chính đã mang lại an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Đặc biệt, hiệu quả tạo ra lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp năm 2017 đã ở mức 12,25% tương đối tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chỉ mới thoát khỏi tình trạng cảnh báo tài chính nên cần đặc biệt lưu ý củng cố tính an toàn tài chính trong thời gian tới.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã đưa ra chứng minh việc mô hình Điểm số Z mà cụ thể là Điểm số Z’’ của Altman phù hợp với nền kinh tế tại Việt Nam. Điểm số Z’’ của Altman khi kiểm định tại Việt Nam cho kết quả chính xác từ 94-95% ở các nhóm, kết quả này hoàn toàn tương đương với các tỷ lệ kết quả kiểm định trước đó của Altman và các kiểm định ứng dụng của Altman tại các thị trường khác. Kết luận đưa ra về tính phù hợp của Điểm số Z’’ tại Việt Nam là Mô hình Điểm số Z’’ phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam và có khả năng dự báo tình trạng kiệt quệ cũng như phá sản của doanh nghiệp trong nước.

Mô hình mô hình Điểm số Z hay Điểm số Z’’ được đánh là mô hình đơn giản nhưng độ chính xác cao để nhận diện khả năng phá sản, kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này lại chưa được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam do chưa có nghiên cứu kiểm định với độ tin cậy cao tính phù hợp của mô hình tại nền kinh tế Việt Nam. Việc luận văn này đưa ra kết luận với độ tin cậy cao về tính phù hợp của mô hình ở Việt Nam là một cơ sở cho việc ứng dụng rộng rãi mô hình Điểm số Z’’ trong phân tích tài chính, dự báo phá sản, kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp trong nước.

Chương này cũng đã giới thiệu việc ứng dụng mô hình Điểm số Z’’ vào phân tích một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Kết quả phân tích doanh nghiệp bằng Điểm số Z’’ cho thấy tính chính xác của mô hình khi Điểm số Z’’ của doanh nghiệp phản ánh đúng tình trạng lành mạnh hay khó khăn tài chính tương ứng của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc phân tích các chỉ tiêu thành phần của Điểm số Z’’ còn cho biết được doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề gì ảnh hướng đến tính an toàn từ đó có thể cải thiện chúng.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỂM SỐ Z CỦA DOANH NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z TẠI VIỆT NAM

Dựa trên kết quả kiểm định phù hợp cũng như những áp dụng phân tích doanh nghiệp của chương 2, chương 3 sẽ đề ra giải pháp nâng cao Điểm số Z các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong bốn ngành phân tích nói riêng. Ngoài ra còn đưa ra một số đề xuất ứng dụng sử dụng mô hình Điểm số Z’’ trong các thành phần kinh tế như ngân hàng, nhà đầu tư cũng như chính bản thân doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình điểm số z để nhận diện khả năng phá sản đối với các doanh nghiệp tại việt nam nguyễn dương bằng (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)