Phân tích Điểm số Z’’ doanh nghiệp ngành cao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình điểm số z để nhận diện khả năng phá sản đối với các doanh nghiệp tại việt nam nguyễn dương bằng (Trang 64 - 68)

CTCP Cao su Thống Nhất Bảng 2.12 Điểm số Z’’ CTCP Cao su Thống Nhất Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 X1 0,5375 0,5223 0,5271 0,5111 0,5044 X2 0,1320 0,0721 0,0673 0,0707 0,0797 X3 0,1161 0,0643 0,0486 0,0727 0,0874 X4 9,9286 9,7636 16,2253 17,4114 13,4333 Z'' 15,1618 14,3446 21,0409 22,3541 18,2612

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp (các quy ước như Bảng 2.6)

CTCP Cao su Thống Nhất là doanh nghiệp được đánh giá rất an toàn tài chính, doanh nghiệp này luôn có Z’’ cao nhất ngành và luôn giữ cao hơn 14 điểm trong suốt 5 năm. Doanh nghiệp này có đặc điểm là sử dụng nợ vay rất ít so với VCSH. VCSH bình quân 5 năm khoảng 308.013 triệu đồng trong khi nợ vay chỉ ở mức 24.459 triệu đồng tức là VCSH chiếm trên 90% bình quân nguồn vốn. Sử dụng nợ khá ít đã dẫn đến chỉ tiêu X4 của doanh nghiệp lớn và đóng góp từ gần 70% đến 80% Điểm số Z’’ của doanh nghiệp, việc tăng hay giảm chỉ tiêu X4 qua các năm cũng ảnh hướng chính đến tăng

hay giảm Điểm số Z’’ của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ ít trong chỉ tiêu X4 là nguyên nhân chính đảm bảo tính an toàn tài chính của doanh nghiệp này.

Chỉ tiêu X1 đứng thứ 2 trong đóng góp vào Điểm số Z’’ của doanh nghiệp và dấu hiệu an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Do vốn dài hạn của doanh nghiệp nhiều trong khi tài sản dài hạn ít nên VLĐR của doanh nghiệp luôn cao. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp được giữ ổn định qua 5 năm khảo sát ở mức trên 50% và luôn đóng góp trên 3,3 điểm vào Điểm số Z’’.

Tuy có mức độ an toàn cao nhất trong nhóm khảo sát nhưng hiệu quả tạo ra lợi nhuận từ tài sản (X3) của doanh nghiệp không cao. Năm duy nhất doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả là 2013, EBIT/TTS của doanh nghiệp đạt 11,61%. Các năm sau đó chỉ tiêu X3 chỉ ở mức từ 6 – 8%. Doanh nghiệp này cần phải coi trọng cải thiện hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận trong thời gian tới.

Do kinh doanh không đạt hiệu quả cao nên khả năng tích lũy LNGL của doanh nghiệp không cao, chỉ tiêu X2 (LNGL/TTS) của doanh nghiệp thấp, khả năng đóng góp vào tính an toàn của doanh nghiệp không cao. Trong năm 2013, chỉ tiêu này đạt mức 0,1320 đơn vị. Sang 2014, chỉ tiêu này của doanh nghiệp đã giảm xuống 0,0721 đơn vị, chủ yếu do doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức nhiều trong năm. Các năm sau đó chỉ tiêu X2 của doanh nghiệp biến động không nhiều do tích lũy LNGL không cao.

Nói chung, CTCP Cao su Thống Nhất là doanh nghiệp khá an toàn. Doanh nghiệp này có cấu trúc vốn rất an toàn khi sử dụng ít nợ vay và VLĐR ở mức cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có vấn đề trong hiệu quả kinh doanh, giữ lại lợi nhuận cần được quan tâm cải thiện trong thời gian tới.

CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam

Trong 5 doanh nghiệp được khảo sát, CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam có tình hình biến động Điểm số Z’’ rất phức tạp và là doanh nghiệp duy nhất rơi vào nhận diện phá sản, kiệt quệ tài chính năm cuối của khảo sát với Điểm số Z’’ ở mức -11,1541 điểm.

Bảng 2.13 Điểm số Z’’ CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 X1 0,0752 0,2943 0,6106 0,1056 0,1792 X2 0,0158 0,0938 0,0923 0,0949 -1,5166 X3 0,1869 0,0981 0,0484 -0,0055 -1,6451 X4 4,3725 7,4519 9,9384 162,4304 3,4944 Z'' 6,3918 10,7197 15,0669 171,5173 -11,1541

Nguồn: Tác giả tính toán từ BCTC của doanh nghiệp (các quy ước như Bảng 2.6)

Trong 4 năm đầu, Điểm số Z’’ của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chỉ tiêu X4. Năm 2013, VCSH có giá trị gần gấp 4,5 lần nợ đã góp phần tăng tính an toàn tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu X4 tăng trong năm 2014 đến 2016 đã khiến tính an toàn tài chính của doanh nghiệp theo Điểm số Z’’ tăng lên. Đặc biệt trong năm 2016, chỉ tiêu X4 của doanh nghiệp tăng rất mạnh từ 9,9384 đơn vị lên 162,4304 đơn vị (tăng 152,492 đơn vị) đã ảnh hướng chính đến Điểm số Z’’ của doanh nghiệp đạt mức 171,5173 điểm. Nguyên nhân của biến động này trong năm là việc doanh nghiệp giảm nợ đột biến (nợ chỉ còn bằng 6,1% của năm trước). Ngược lại với giảm nợ đột biến trong năm 2016, VCSH của doanh nghiệp đã giảm đột biến trong năm 2017, VCSH trong năm 2017 đã giảm từ 1.704.545 triệu xuống chỉ còn 520.988 triệu đồng, chỉ tiêu X4 vì thế giảm chỉ còn 3,4944 và tác động giảm 182,671 điểm đến Điểm số Z’’, đây là nguyên nhân chính gây giảm đánh giá an toàn tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ số X1 của năm 2013 ở mức tương đối thấp do VLĐR có giá trị nhỏ. Năm 2014, do tăng VCSH chủ yếu để tài trợ cho tài sản ngắn hạn nên VLĐR trong năm tăng gấp gần 7,5 lần so với năm trước. Chỉ số X1 trong năm vì vậy đã tăng và tăng tính an toàn qua Điểm số Z’’ của doanh nghiệp. Chỉ số này tiếp tục được nâng cao trong năm 2015 do doanh nghiệp tiếp tục tăng VCSH để tài trợ cho tài sản ngắn hạn khiến tỷ lệ VLĐR/TTS của doanh nghiệp tăng. Năm 2016, do tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm mạnh trong khi tài sản dài hạn tăng cao đã khiến chỉ tiêu X1 giảm mạnh, tác động làm giảm 3,3127 điểm trong Điểm số Z’’ của doanh nghiệp. Năm 2017, do giảm tổng

tài sản khá nhiều khiến chỉ tiêu này có tăng lên nhưng vẫn không đủ để khiến doanh nghiệp xếp loại nhận diện an toàn tài chính trong năm.

Năm 2013, CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam có tỷ lệ tạo ra lợi nhuận trước thuế và lãi từ tài sản (chỉ tiêu X3) là 18,69%, đây là một tỷ lệ cao cho thấy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và đạt được kết quả kinh doanh tốt trong năm. Các năm sau đó tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đều đi xuống, chỉ tiêu X3 chỉ đạt 0,0981 điểm và 0,0484 điểm trong năm 2014 và 2015. Năm 2016, doanh nghiệp bắt đầu bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, một số nguyên nhân của việc thua lỗ như giá vốn hàng bán tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí khác đều tăng cao. Tuy nhiên, trong năm này doanh nghiệp vẫn được đánh giá an toàn tài chính do dùng rất ít nợ. Năm 2017, chỉ tạo được 16.079 triệu đồng doanh thu nhưng các chi phí lên đến 1.118.419 triệu đồng đã khiến EBIT lỗ nặng lên đến trên 1.100.000 triệu đồng. Chỉ tiêu X3 của doanh nghiệp đạt rất thấp -1,6451, chỉ tiêu này đặc biệt thấp như vậy đã góp phần tăng dấu hiệu cảnh báo kiệt quệ tài chính phá sản của doanh nghiệp trong năm.

Xét chỉ tiêu X2, sau 2 năm đầu tiên hoạt động kinh doanh tương đối tốt, tích lũy được thêm LNGL từ đó tăng tính an toàn tài chính của doanh nghiệp. Các năm sau đó, hiệu quả kinh doanh bắt đầu giảm sút nên doanh nghiệp không tích lũy thêm được nhiều LNGL. Đặc biệt trong năm 2017, khi kinh doanh gặp lỗ nặng đã khiến LNGL của doanh nghiệp giảm mạnh và thậm chí đã làm thâm hụt VCSH đến trên 1.000.000 triệu đồng, chỉ tiêu X2 của doanh nghiệp cũng giảm mạnh và đạt giá trị -1,5166 điểm.

Tóm lại, tình hình an toàn tài chính của CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam chủ yếu phụ thuộc vào cơ cấu nợ của doanh nghiệp. Một số vấn đề doanh nghiệp này gặp phải là việc cơ cấu tài trợ tài sản không ổn định, kết quả kinh doanh giảm sút. Nguyên nhân chính của việc giảm Điểm số Z’’ đánh giá an toàn tài chính của doanh nghiệp trong năm 2017 là do doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả gặp lỗ nặng. Việc lỗ nặng đã khiến tất các các chỉ tiêu thành phần của Điểm số Z’’ doanh nghiệp giảm mạnh do tác động giảm VLĐR, LNGL, EBIT, VCSH. Thực tế, doanh nghiệp này đang được

xếp vào diện kiểm soát trên sàn HOSE nên dấu hiện cảnh báo của Điểm số Z’’ đã đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình điểm số z để nhận diện khả năng phá sản đối với các doanh nghiệp tại việt nam nguyễn dương bằng (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)