Doanh nghiệp ngành thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình điểm số z để nhận diện khả năng phá sản đối với các doanh nghiệp tại việt nam nguyễn dương bằng (Trang 79 - 80)

Ngoài các vấn đề riêng của từng doanh nghiệp thì đa phần các doanh nghiệp thủy sản trong mẫu có hai vấn đề cần lưu ý đó là cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường giữ lại lợi nhuận để củng cố tính an toàn cho doanh nghiệp. Các biện pháp có thể thực hiện để cải thiện hiệu quả kinh doanh như: Tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản, bán bớt các tài sản không cần thiết, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tự chủ nguyên vật liệu và tránh thất thoát thức ăn... Về thị trường, ngoài thị trường chính là xuất khẩu thì cũng cần chú trọng đến thị trường nội địa để gia tăng lợi nhuận, giảm bớt ảnh hưởng của rào cảng xuất khẩu có thể xảy ra.

Riêng đối với các doanh nghiệp được phân tích trong ngành thủy sản thì CTCP Thủy Sản Mekong tuy có Điểm số Z’’ ở mức rất cao nhưng cũng có vấn đề cần lưu ý. Vấn đề đầu tiên của doanh nghiệp là gia tăng tỷ suất tạo ra lợi nhuận từ tài sản. Từ lợi nhuận tạo ra cao sau khi điều chỉnh, doanh nghiệp bắt đầu tích lũy thêm LNGL nhằm nâng cao tính an toàn tài chính. Cuối cùng là việc cân nhắc sử dụng thêm nợ ở mức độ hợp lý nhằm tận dụng lợi thế của nợ để đẩy mạnh kết quả kinh doanh.

Đối với CTCP XNK Thủy sản Sài Gòn thì doanh nghiệp này cần thực hiện đồng thời các việc sau để giữ vững và củng cố tính an toàn tài chính: thứ nhất, cải thiện kết quả kinh doanh hiện tại do tỷ suất sinh lời của tài sản ở mức dưới 8% có thời điểm chỉ

3% là quá thấp; thứ hai, điều chỉnh lại cơ cấu VLĐ theo hướng tăng VLĐR; thứ ba, gia tăng giữ lại lợi nhuận để tăng cường VCSH và tính an toàn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình điểm số z để nhận diện khả năng phá sản đối với các doanh nghiệp tại việt nam nguyễn dương bằng (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)