Về môi trường quan hệ kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 82 - 90)

Từ phía ngân hàng: phát sinh một số nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng như:

* Nguyên nhân xuất phát từ khâu quản trị điều hành:

Một số ngân hàng cơ sở trực thuộc do muốn mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng mới, thời gian qua đã sử dụng hàng loạt các chính sách ưu đãi lôi kéo khách hàng với những biểu hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh như đua nhau cho vay mà không chú ý đến mức thẩm định tình hình tài chính, tình hình SXKD.

- Vì chạy theo chỉ tiêu thi đua (NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng giao) về tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, hệ số tiền lương... mà một số ngân hàng cơ sở tăng trưởng dư nợ trên cơ sở thiếu thông tin, sử dụng những biện pháp tình thế để giảm NQH: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chậm chuyển NQH...

- Ngoài ra, việc chia sẻ thông tin giữa các NHTM trên địa bàn với nhau còn hạn chế, do sự cạnh tranh cộng với sự đố kỵ giữa các ngân hàng về cho vay với khách hàng. Từ đó, làm hệ thống thông tin chưa đầy đủ để phân tích, đánh giá thiện chí, khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như dư nợ của khách hàng tại các NHTM khác một cách chính xác, dẫn đến quyết định cho vay chưa thật sự bảo đảm an toàn đồng vốn.

* Nguyên nhân xuất phát từ khâu thủ tục cho vay:

- Vì khách hàng chủ lực của NHNO&PTNT Sóc Trăng là hộ nông dân có trình độ dân trí kém. Do đó, với họ bộ hồ sơ vay vốn (có đảm bảo tài sản) của Ngân hàng là quá phức tạp, khó hiểu và bản thân họ cũng không thể hoàn tất được. Vì thế, với các ngân hàng cơ sở chưa thực hiện việc ký hợp đồng với cán bộ uỷ nhiệm, thì không có người giúp khách hàng hoàn chỉnh bộ hồ sơ vay vốn (do CBTD quá nhiều việc không thể viết giúp), do đó phát sinh thêm chi phí thuê người viết hộ, gặp phải người lanh lợi biết viết hồ sơ, biết làm phương án sẽ tranh thủ được cảm tình cũng như sự tin tưởng của CBTD, vì thế thời gian qua đã có xuất hiện hiện tượng “cò tín dụng”, vay ké... làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh.

- Ngoài ra, việc cho vay đối với hộ nông dân ở chi nhánh phổ biến còn theo phương thức truyền thống là cho vay từng lần, chưa áp dụng phổ biến phương thức

hoà vốn.

* Nguyên nhân xuất phát từ khâu không chấp hành đúng theo chế độ thể lệ tín dụng, quy trình nghiệp vụ cho vay:

Ở một số ngân hàng cơ sở, việc chấp hành đúng theo thể lệ tín dụng, quy trình cho vay còn chưa được thực hiện nghiêm túc: còn bỏ qua một số điều kiện cho vay, đôi khi còn vi phạm quy trình, quy chế cho vay. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau:

- Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay là công việc mà CBTD hiện nay hầu như chưa thực hiện được nghiêm túc, nhất là việc kiểm tra sau khi cho vay, vì bình quân mỗi CBTD quản lý đến hơn 850 hộ, tương ứng tỷ lệ nợ bình quân 25 tỷ đồng/1 CBTD, hay khác hơn là trạng thái quá tải đối với CBTD đã dẫn đến khả năng kiểm tra bị hạn chế, không phát hiện để thu hồi vốn kịp thời đối với các khách hàng sử dụng vốn vai sai mục đích; trường hợp xấu hơn là do thiếu kiểm tra đã dẫn đến việc bị khách hàng lợi dụng, gian dối giả mạo giấy tờ ... làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Cũng xuất phát từ việc không thực hiện tốt khâu kiểm tra mà CBTD không nắm được tình hình SXKD, tình hình tài chính... thực sự của khách hàng. Từ đó, không xác định được vốn tự có thực có của khách hàng tham gia vào phương án vay vốn của chi nhánh mình là bao nhiêu? Chủ yếu CBTD dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp, do đó mức độ chính xác là chưa đáng tin cậy. Điều này dẫn đến quyết định cho vay khách hàng có vốn tự có thấp, không đảm bảo tỷ lệ theo quy định và đương nhiên mức độ rủi ro của chi nhánh càng cao hơn.

- Trên cơ sở xác định giá trị QSDĐ theo giá thực tế có tham khảo khung giá của UBND Tỉnh ban hành. Trong cho vay do một số CBTD có mối quan hệ quá trình thân thiết với khách hàng đã nâng giá trị QSDĐ lên khá cao so với giá trị thị trường để làm căn cứ tính toán mức cho vay. Hoặc tài sản thế chấp là tài sản đồng sở hữu nhưng ký tên trên hợp đồng thế chấp, bảo lãnh chỉ có một người. Do đó khi phát sinh NQH và phát mãi tài sản thế chấp, phần thiệt thòi vẫn thuộc về ngân hàng.

- Ngoài ra trong quá trình định kỳ hạn nợ, một số ngân hàng cơ sở đã định kỳ hạn trả không sát thực tế, do đó làm khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, buộc

dụng” để đảo nợ. Chính từ việc gia hạn nợ, chuyển NQH không đúng quy định, nhất là cho vay đảo nợ đã làm che dấu NQH thực tế, phản ánh chất lượng tín dụng không thực, tạo nên tiềm ẩn rủi ro khá nghiêm trọng. Thậm chí vẫn còn một số ngân hàng cơ sở định kỳ hạn nợ không dựa vào chu kỳ sản xuất, chăn nuôi, nguồn thu của khách hàng, mà định kỳ hạn nợ một cách máy móc (ví dụ: vay 30 triệu đồng thời hạn 3 năm, thì phân kỳ trả nợ chia đều cho 3 năm: mỗi năm trả 10 triệu đồng mà bất kể năm đó nguồn thu của khách hàng là bao nhiêu? Có đủ khả năng trả nợ đúng hạn hay không?...) điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh khá rõ nét trong thời gian qua.

* Nguyên nhân xuất phát từ khâu kiểm tra, kiểm soát:

- Bộ phận kiểm tra nội bộ tại chi nhánh luôn được đặt ra yêu cầu là phải thường xuyên kiểm tra công tác tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Mỗi ngân hàng cơ sở, chi nhánh đều có phân công 01 kiểm tra viên phụ trách công tác này. Tuy nhiên, do lượng khách hàng giao dịch, đôi khi các kiểm tra viên cũng choàng gánh công việc cùng với bộ phận kế toán, vì thế thời gian dành để kiểm tra hết các chứng từ nhằm phát hiện sai sót có phần bị hạn chế.

- Việc kiểm tra của lãnh đạo, của ngân hàng cấp trên đối với cấp dưới chưa được thường xuyên, chưa uốn nắn chấn chỉnh kịp thời những sai sót qua phát hiện. Mặt khác, việc xử lý vi phạm cũng còn chưa triệt để và còn thiếu nghiêm minh.

Từ phía khách hàng:

* Nguyên nhân khách quan: Khách hàng gặp phải rủi ro trong SXKD như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh... làm sản xuất bị thất mùa, chăn nuôi bị dịch bệnh; hay giá cả các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất, hoặc giá tiêu thị sản phẩm biến động quá lớn gây tác hại không thể lường trước cho người vay vốn dẫn tới không trả được nợ vay cho ngân hàng.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Khách hàng vay vốn có năng lực tài chính yếu, không kinh nghiệm trong SXKD, cũng như quản lý doanh nghiệp... là một trong những nhân tố góp phần tăng NQH của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng thời gian qua.

cùng là được vay vốn ngân hàng. Đơn vị lỗ nhưng vẫn hạch toán lãi. Điều này rất khó cho ngân hàng trong việc phân tích báo cáo tài chính.

- Ngoài ra, còn có rủi ro chủ quan do khách hàng vô tình gây thiệt hại lẫn nhau. Do người nông dân sản xuất trong điều kiện thiếu sự định hướng của khuyến nông, trong sự yếu kém về dự báo thị trường... nên chưa được hướng dẫn hoạch định mức độ sản xuất cho từng vật nuôi, cây trồng nên khi sản xuất đại trà thường xảy ra những đợt khủng hoảng tiểu vùng làm giá đầu vào (phân tro, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc ...) tăng, và đến kỳ thu hoạch sản phẩm các hộ sản xuất đồng loạt bán ra khối lượng lớn tạo khủng hoảng thừa, giá đầu ra hạ, có khi thấp hơn giá đầu vào, dẫn đến thua lỗ.

- Loại rủi ro khác thuộc về tâm lý số đông người nông dân khi chăn nuôi hay trồng trọt thường xem những người khác nuôi con gì, trồng cây gì có lợi thường tiến hành làm, ít khi tính toán đến mức đầu tư. Thường thì hoặc họ sợ tốn, ngại bỏ chi phí nên đầu tư không đến nơi đến chốn, hiệu quả phát huy kém, hoặc họ sợ theo sự cố nhất thời bỏ vốn ra quá lớn thu hồi về thấp, dẫn đến thất thoát vốn. Ví dụ: người nuôi heo, khi heo ốm họ chạy chữa bất cứ giá nào để con heo sống và nuôi được, chứ không mạnh dạn chấm dứt ở thời điểm mà sự thiệt hại là ít nhất.

- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích: như vay vốn về chơi hụi, buôn bán hàng cấm, hoặc đầu tư vào việc làm không chắc chắn... Khi khách hàng bị cơ quan chức năng bắt giữ, hoặc bị thất bại trong làm ăn, họ sẽ mất khả năng trả nợ vay.

- Đối với một số khách hàng lừa đảo, chây lì cố tình không trả nợ ngân hàng ngay từ khi có ý định đặt quan hệ vay vốn ngân hàng. Nhất là trường hợp vay không đảm bảo bằng tài sản, khách hàng chỉ nộp kèm giấy chứng nhận QSDĐ, hoặc giấy xác nhận: đất không tranh chấp. Họ lợi dụng sự thông thoáng này và sự quá tải của CBTD mà làm đơn xin xác nhận giả, thực tế không có đất. Vì thế, vấn đề này đã mang đến những thiệt hại nhất định cho ngân hàng.

- Do người vay bỏ trốn, chết đột ngột dẫn đến việc xử lý tài sản ĐBTV cũng như xử lý người thừa kế nhận nợ là rất phức tạp. Thông thường phải nhờ đến địa phương để thu hồi lại QSDĐ hay phải chờ kết quả xử lý của Toà án.

- Bên cạnh đó mối quan hệ tốt với chính quyền, đoàn thể địa phương, vì thế chưa tạo được sự đồng tình ủng hộ của địa phương tham gia hỗ trợ trong việc xử lý nợ của chi nhánh mình dẫn đến NQH còn cao chất lượng tín dụng chưa đảm bảo.

- Việc xử lý nợ tồn đọng, nhất là đối với nợ vay theo chỉ định của Chính Phủ (cho vay tôn nền nhà) một số ngân hàng cơ sở còn thực hiện rất chậm, chưa chủ động, vẫn còn tâm lý trông chờ vào việc xử lý của Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Toàn bộ chương 2 của luận văn cao học đã trình bày được một cách khái quát về tình hình và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng. Từ đó phân tích một cách có hệ thống về thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng. Những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại gắn liền với các nguyên nhân. Đây là cơ sở cho việc tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng ở chương 3.

NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH

SÓC TRĂNG

3.1 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG

Trên cơ sở bám sát định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua là tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong năm 2011 và các năm tiếp theo. Trong những năm tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng đồng thời cũng gặp một số khó khăn thách thức. Để tiếp tục phát triển một cách bền vững cần phải đề ra định hướng hoạt động đầu tư tín dụng những năm tiếp theo như sau:

- Tiếp tục giữ vững và phát huy ưu thế là một Ngân hàng Thương mại Nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tiền tệ trên địa bàn. Thực hiện tích cực các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương và ổn định thị trường tài chính tiền tệ trên địa bàn. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ mới đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và thực hiện văn hóa doanh nghiệp. Đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý và trong khả năng cân đối được cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, thu mua lương thực,... góp phần thực hiện thành công chính sách “tam nông” của Nhà nước

- Hộ sản xuất là khách hàng chủ yếu, vốn đầu tư tín dụng tiếp tục tập trung cho nông nghiệp, nông thôn chiếm từ 40-50%/ tổng dư nợ. Hoạt động của NHNo & PTNT Sóc Trăng gắn liền với việc đáp ứng vốn cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh, mở rộng cho vay đến các vùng nông thôn sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

- Tích cực huy động vốn để tăng tỉ trọng tham gia vào nguồn vốn đầu tư, làm cơ sở tăng trưởng khối lượng tín dụng một cách vững chắc.

- Thực hiện tốt các chương trình đầu tư theo chỉ định của Nhà nước và các nguồn tín dụng ủy thác.

- Kiên trì chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy tốt chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG

3.2.1 Nhóm giải pháp đối với NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng

3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn

Tích cực khơi tăng mọi nguồn vốn nhàn rỗi để làm phong phú về cơ cấu và gia tăng khối lượng vốn huy động với tốc độ cao.

Đối với khách hàng họ thường quan tâm đến:

- Những thuận lợi khi họ gởi, rút tiền và các dịch vụ ngân hàng kèm theo ở các chi nhánh như thế nào?

- Tâm lý của khách hàng khi gởi tiền Ngân hàng. - Lãi suất thực mà họ nhận được.

Bởi vậy, trong thực tế có những trường hợp khách hàng ở địa bàn chi nhánh này phục vụ nhưng họ mang đi gởi ở chi nhánh khác (dù đi xa hơn và tốn kém), họ không gởi ở ngân hàng huy động lãi suất cao mà chấp nhận gởi ở Ngân hàng có mức lãi suất huy động thấp hơn... Nhà quản trị Ngân hàng cần nghiên cứu những khía cạnh này để tiếp cận khách hàng, chấn chỉnh nội bộ... mới có thể huy động tốt được.

Xét về cơ cấu huy động vốn của NHNo & PTNT Sóc Trăng thời gian qua cần lưu ý:

- Tỷ lệ giữa tiền gởi có kỳ hạn và không kỳ hạn để xác định hợp lý tỷ lệ sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo khả năng chi trả.

- Tỷ lệ giữa nguồn vốn rẻ và nguồn vốn huy động lãi suất cao. Theo qui luật, lãi suất cao hấp dẫn người gửi nên vốn huy động có khả năng tăng nhanh nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của ngân hàng.

Để đẩy mạnh công tác huy động vốn thiết nghĩ chi nhánh cần áp dụng đồng bộ các giải pháp:

nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn Thành phố phải giữ được khách hàng truyền thống và không ngừng thu hút thêm khách hàng mới. Muốn vậy phải giải quyết tốt các khâu:

+ Tạo môi trường và bầu không khí thoải mái cho khách hàng đến giao dịch. + Thái độ giao tiếp của nhân viên phải ân cần, lịch thiệp, sẵn sàng giúp đỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)