Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tính đến 31/12/2009 có 1.891 doanh nghiệp, bao gồm 81 công ty cổ phần, 516 công ty TNHH và 1.294 DNTN, hoạt động đa phần trong các lĩnh vực công nghiệp, khách sạn nhà hàng, kinh doanh dịch vụ, xây dựng, nông lâm thủy sản và một số ngành khác. Tỉnh Sóc Trăng với diện tích nuôi tôm lớn nên các doanh nghiệp chế biến thủy sản là thế mạnh với máy móc thiết bị hiện đại, đóng góp phần lớn gía trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Kết quả thực hiện:
Bảng 2.8: Dư nợ Doanh nghiệp của Chi nhánh
Đvt: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
- Doanh số cho vay 7.105.739 4.772.197 6.784.980 7.309.216
- Doanh số thu nợ 5.998.339 4.368.450 6.829.549 6.725.168 - Dƣ nợ + Ngắn hạn + Trung và dài hạn 2.418.883 1.991.323 427.560 2.822.630 2.401.417 421.213 2.778.061 2.305.195 472.866 3.362.109 2.915.570 446.539 - Tỷ lệ dƣ nợ doanh nghiệp/Tổng dƣ nợ (%) 53,60 55,98 53,69 55,35
Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng [8]
Tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2007 đạt 4.513.149 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với DN là 2.418.883 triệu đồng, chiếm 53,60% tổng dư nợ. Đạt 103,6% so với kế hoạch.
Năm 2008, tổng dư nợ của toàn Chi nhánh tăng thêm 11,72% so với năm 2007, đạt 5.042.092 triệu đồng. Trong đó dư nợ cho vay đối với DN đạt 2.822.630 triệu đồng, tăng 16,7% so với dư nợ DN năm 2007 và chiếm 55,98% tổng dư nợ của toàn Chi nhánh năm 2008. Đạt 106% so với kế hoạch.
So với năm 2008, năm 2009 do có nhiều biến động kinh tế gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các Ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT nói riêng, nên tốc độ tăng dư nợ của Chi nhánh đã giảm xuống, song vẫn ở mức tương đối cao.Và đến năm 2010 tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 6.074.378 triệu đồng, tăng 17,39% so với năm 2009, trong đó dư nợ DN đạt 3.362.109 triệu đồng, chiếm 55,35% trong tổng dư nợ. Như vậy, chúng ta thấy rõ rằng dư nợ đối với DN ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Điều đó cũng cho thấy tầm quan trọng của thành phần kinh tế này trong hoạt động của Ngân hàng hiện nay và cần được phát triển hơn nữa các dịch vụ ngân hàng, phục vụ các nhu cầu vay vốn của thành phần kinh tế này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Cho vay doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế:
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế
ĐVT: Triệu đồng, hộ Năm Đối tƣợng 2007 2008 2009 2010 Số DN Dƣ nợ Số DN Dƣ nợ Số DN Dƣ nợ Số DN Dƣ nợ
1.Nông, lâm nghiệp 2 88.205 4 103.524 9 109.852 15 126.023 2.Thủy hải sản 15 1.618.559 21 1.935.621 26 1.965.241 28 2.124.064 3.Ngành công nghiệp 38 160.179 43 205.213 50 211.356 58 256.874 4.Ngành xây dựng - KD Bất động sản - Khác 38 1 37 163.594 117.000 46.594 44 1 43 192.521 125.000 67.521 50 1 49 248.521 170.000 78.521 56 1 55 265.521 157.000 108.521 5.Thương mại, dịch vụ 230 372.460 257 366.209 231 221.341 240 229.534 6.Các ngành khác 30 15.886 45 19.542 58 21.750 84 94.572 Tổng cộng 391 2.418.883 458 2.822.630 474 2.778.061 537 3.362.109
Nguồn: Báo cáo NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng [8]
Ngành nghề của các DN rất đa dạng và phong phú, mỗi ngành nghề có một đặc điểm riêng và nhu cầu cần vốn khác nhau, tùy thuộc vào quy mô cũng như đặc trưng của loại hình doanh nghiệp đó.
Hiện nay, trên tổng dư nợ DN của Chi nhánh thì ngành thủy hải sản đang chiếm một tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2007 dư nợ đạt 1.618.559 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 66,91 % dư nợ DN; năm 2008 đạt 1.935.621 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 68,58%; và đến năm 2010 đạt 2.124.064 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 63,37% dư nợ DN.
Tiếp theo đó là ngành Xây dựng, , thương mại, dịch vụ, công nghiệp,...
Trước xu thế hội nhập của nền kinh tế, các thành phần kinh tế không ngừng vươn lên để dành chỗ đứng cho mình trong nền kinh tế thị trường. Để làm được
việc đó, thì câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nhà kinh doanh, cho các DN luôn luôn là “vốn”. Do vậy, để nắm bắt được thị trường này một cách hiệu quả, nhanh chóng và an toàn, đòi hỏi Ngân hàng phải có được nhữnh giải pháp và những bước đi thích hợp trong công tác hoạt động của mình nhằm tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mà chủ thể là các thành phần kinh tế tham gia vay vốn, đặc biệt là các DN VVN.
Với trên 2.000 DN như hiện nay ở Tỉnh Sóc Trăng thì con số cho vay DN của Chi nhánh thì vẫn đang còn hạn chế, và để tăng doanh thu cho Chi nhánh hơn nữa thì cần phải chú trọng tới thành phần kinh tế này nhiều hơn nữa.
Tóm lại, thế mạnh của DN tại địa phương nổi lên rõ nét là công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó tôm xuất khẩu là mặt hàng chủ lực. Các doanh nghiệp này có trình độ quản lý kinh doanh tốt, quy mô sản xuất lớn dần, chủ động cải tiến công nghệ sản xuất hiện đại, chế biến sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng được nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Đồng thời Chi nhánh cũng tăng đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ NHNo.
Tuy nhiên trong thời gian qua trong quá trình cho vay DN cũng còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như:
- Chịu sự cạnh tranh của các TCTD trên địa bàn, hầu hết các khách hàng tiềm năng, khách hàng có khả năng tài chính đều được các NHTM và TCTD chào với lãi suất cho vay thấp, lãi suất huy động rất cao. Do đó, để giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống và thu hút lượng khách hàng tiềm năng là rất khó khăn.
- Trên địa bàn có nhiều TCTD cùng hoạt động; trước đây chỉ có các NHTM quốc doanh thì hiện nay trên địa bàn đã xuất hiện nhiều NHTM cổ phần nên tính cạnh tranh ngày càng cao hơn.
- Trên địa bàn tỉnh số doanh nghiệp có đầu tư máy móc thiết bị mới, hiện đại chưa nhiều, đa phần các doanh nghiệp còn sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu nên sản phẩm làm ra có phần gặp khó trong việc thâm nhập thị trường.
- Sản phẩm, dịch vụ của NHNo chưa đa dạng, lãi suất chưa thật sự phù hợp theo cơ chế thị trường.
- Việc điều hành và quản lý sổ sách kế toán chưa phù hợp với quy định, đa số doanh nghiệp nhỏ quản lý theo hình thức gia đình. Từ đó, sẽ rất khó khăn trong công tác thẩm định, cho vay và giám sát của ngân hàng
Đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp: Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu cho vay Doanh nghiệp
ĐVT: Triệu đồng Năm Nhóm nợ 2007 2008 2009 2010 - Nợ nhóm 3 4.397 2.300 80 50 - Nợ nhóm 4 360 12.596 - Nợ nhóm 5 1.170 890 1.920 1.400 Tổng cộng 5.927 15.786 2.000 1.450 Nợ xấu/Tổng dƣ nợ (%) 0,13 0,31 0,04 0,02
Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng [8]
Bên cạnh các chỉ tiêu huy động vốn, cho vay, lợi nhuận…đạt mức tăng trưởng cao và vượt kế hoạch đề ra, các tỷ lệ về an toàn vốn, nợ quá hạn vẫn luôn luôn được đảm bảo theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DN duy trì ở mức thấp, dưới 1% trong 2 năm liên tiếp 2007-2008; năm 2007 tỷ lệ này là 1,96% tổng nợ xấu toàn Chi nhánh và chiếm 2,45%/dư nợ DN, đến năm 2008 mặc dù tỷ lệ này có tăng hơn so với năm 2007 (lần lượt là 6,04%/nợ xấu và 5,59%/dư nợ DN). Tuy nhiên đến năm 2010 tỷ lệ nợ xấu DN đã giảm một cách đáng kể, cụ thể là 1,67%/nợ xấu và 0,04%/dư nợ cho vay DN.
Điều này càng khẳng định rằng đầu tư tín dụng doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Ngoài việc quan hệ vay vốn, doanh nghiệp còn sử dụng các dịch vụ khác như chuyển tiền, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, huy động vốn, chi lương qua thẻ ATM.
Bảng 2.11: Kết quả nghiệp vụ bảo lãnh của Chi nhánh ĐVT: Triệu đồng Năm Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 Tổng số dƣ bảo lãnh
Bảo lãnh vay vốn trong nước
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 1.075 4.234 7.351 3.989
Bảo lãnh thanh toán 101.861 65.500 36.906 18.154
Bảo lãnh dự thầu 5.723 3.147 2.541 2.094
Bảo lãnh khác 1.229 488 4.160 4.823
Cam kết LC trả chậm (USD) 1.488.140 246.025 2.340.092 1.965.030 Cam kết LC trả ngay (USD) 5.035.327 1.785.685 10.020.273 6.915.017 Cam kết bảo lãnh khác
Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng [8]
Đối với loại hình dịch vụ bảo lãnh, Chi nhánh thực hiện khá đầy đủ các nghiệp vụ bảo lãnh theo văn bản số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. Mặc dù thu nhập từ hoạt động dịch vụ bảo lãnh còn thấp và đóng góp chưa đáng kể vào tổng thu nhập của Chi nhánh nhưng nhìn chung hoạt động bảo lãnh chi nhánh đạt được nhiều tiến bộ. Đến cuối năm 2010, các loại hình bảo lãnh của Chi nhánh đa dạng hơn và doanh số bảo lãnh tăng mạnh so với các năm trước và chưa phải xảy ra tình trạng trả thay số tiền nhận bảo lãnh. Đây là tín hiệu rất khả quan khi mà dịch vụ này đang được nhiều doanh nghiệp, cá nhân biết và sử dụng rộng rãi.
2.3 NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc
2.3.1.1 Huy động vốn
Với phương châm “Đi vay để cho vay”, NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đậu khi chuyển sang kinh doanh.
Với phương châm “Đi vay để cho vay”, chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng ngay từ đầu đã quan tâm chỉ đạo công tác huy động vốn nhàn rỗi tại chỗ. Bên cạnh việc chú trọng đẩy mạnh mở rộng mạng lưới, chi nhánh không ngừng đổi mới phương thức huy động vốn bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng:
Mặt khác, thời gian qua nền kinh tế nước ta giữ vững nhịp độ tăng trưởng nên giá cả ít biến động, giá vàng và tỉ giá USD tương đối ổn định trong vòng quản lý của Nhà nước cùng với sự hỗ trợ chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp nên chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng đạt được những thành quả đáng khích lệ trong công tác huy động vốn.
Nếu như ở những năm đầu mới thành lập, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh mới chỉ đạt khoảng 27 tỷ đồng (năm 1989), thì đến năm 2010, vốn huy động của chi nhánh đã lên đến 2.914 tỷ đồng. Từ đó, đã góp phần cung ứng vốn đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế gia tăng đáng kể, thì công tác huy động vốn của chi nhánh cũng đạt được những thành tựu tương đối khả quan.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Các hình thức huy động 2007 2008 2009 2010
Vốn huy động Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
1. Tiền gửi KBNN 61.796 99.451 151.094 125.628
2. Tiền gửi dân cư 1.198.000 1.268.163 1.340.000 1.497.812 1.860.000 1.805.030 2.261.000 2.307.040
3. Tiền gửi TCKT 396.292 318.717 382.864 418.021
4. Tiền gửi TCTD 13.772 12.212 6.510 7.598
5. Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ 88.504 104.924 132.069 144.671
Tổng cộng 1.814.000 1.828.527 1.950.000 2.033.116 2.225.000 2.477.567 2.650.000 3.002.958
3.002.958 triệu đồng, tăng 1,64 lần so với năm 2007. Qua các năm vốn huy động đều có tăng trưởng và vượt kế hoạch TW giao, nhất là tiền gửi có kỳ hạn, tốc độ tăng vốn huy động của hình thức này năm 2010 tăng trên 86% so với năm 2007, trong đó nổi bật là huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Cụ thể, năm 2007 huy động tiền gửi từ dân cư là 1.268 tỷ đồng, vượt 5,84% so với kế hoạch TW giao, và đến năm 2010 đã đạt 2.307 tỷ đồng, vượt 4,49% kế hoạch TW giao. Ngoài ra, đối với hình thức huy động tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi của Kho bạc đều duy trì ở mức cao, so với năm 2007, vốn huy động từ hình thức này trong năm 2010 tăng 103%.
Còn đối với loại hình huy động bằng ngoại tệ thì thời gian qua Chi nhánh luôn huy động vượt so với kế hoạch TW giao.
Kết quả đạt được trên là do chi nhánh đã tích cực, nỗ lực trong việc thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều sản phẩm tiện tích cho khách hàng: huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gởi tiết kiệm gửi góp... thu hút được nhiều nguồn vốn từ dân cư. Tăng cường mở rộng mạng lưới: thành lập các ngân hàng khu vực, phòng giao dịch... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc thực hiện quan hệ tiền gửi, thanh toán với ngân hàng.
- Đổi mới phong cách phục vụ của nhân viên giao dịch, niềm nở lịch thiệp, xử lý công việc nhanh chóng, tránh gây phiền hà đến khách hàng. Đặc biệt trong chi trả đảm bảo đầy đủ, kịp thời, tạo niềm tin tuyệt đối với khách hàng.
- Làm tốt dịch vụ thanh toán, chuyển tiền qua Ngân hàng (bằng mạng vi tính) để thu hút tiền gửi thanh toán.
- Thực hiện đa dạng hình thức, phương thức huy động, áp dụng linh hoạt lãi suất huy động vốn trên cơ sở khung lãi suất của NHNo từng thời điểm và mặt bằng lãi suất của các NHTM trên địa bàn, đảm bảo lợi ích của khách hàng và của NHNo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Trên cơ sở đó thực hiện tốt hoạt động chăm sóc đối với tất cả khách hàng , bao gồm phong cách – tác phong giao tiếp, thăm hỏi, tư vấn, hậu mãi.
Ngoài ra, chi nhánh luôn linh hoạt, nhạy bén nắm bắt những thông tin về đền bù đất (khu công nghiệp, vùng quy hoạch), khách hàng vừa có thu nhập... đồng thời có
truyền tiếp thị kết hợp với việc gia tăng các dịch vụ thanh toán, đồng thời cũng đã triển khai, đào tạo mỗi cán bộ tín dụng, nhân viên ngân hàng trở thành một tuyên truyền viên trong công tác huy động vốn.
Bảng 2.13: Tỷ lệ vốn huy động/ tổng dư nợ của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng Đơn vị : triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng vốn huy động 1.828.527 2.033.116 2.477.567 3.002.958 Tổng dƣ nợ cho vay 4.513.119 5.042.092 5.174.555 6.074.378 Tỷ lệ vốn huy động/dƣ nợ (%) 40,52 40,32 47,88 49,44
Nguồn: Báo cáoNHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng [8]
Qua đó ta thấy rằng, chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng đã từng bước cải thiện tỷ lệ vốn huy động/dư nợ, đến 31/12/2010 tỷ lệ này đã đạt gần 50%, tuy nhiên Chi nhánh vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động vốn cho đầu tư tín dụng. Ngoài ra, nguồn vốn hoạt động từ Kho bạc và các tổ chức kinh tế của chi nhánh chiếm tỷ lệ đáng kể, mà đây lại là nguồn vốn không ổn định, các đơn vị thường ít để số dư một thời gian lâu, vì thế chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động vốn cho đầu tư tín dụng.
Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi chi nhánh cần phải coi trọng công tác huy động nguồn vốn từ dân cư, nhất là vốn trung dài hạn, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn trung ương trong quá trình đầu tư phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất