Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 41 - 44)

Triển khai Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP, ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 09/01/2009 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009;

Nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND, ngày 09/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của UBND các cấp, các ngành, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 của tỉnh tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 10.451 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 10,14% so với năm trước . Trong đó: khu vực I tăng 5,90%; khu vực II tăng 7,88%; khu vực III tăng 21,01%.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế cả nước cũng như nhiều tỉnh trong khu vực tăng trưởng thấp, đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là một cố gắng rất lớn của tỉnh. Trong điều kiện suy giảm kinh tế ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới sản xuất công nghiệp, duy trì tăng trưởng ổn định ở mức khá cao của khu vực nông, lâm, thuỷ sản và khu vực dịch vụ là những yếu tố tác động để tăng trưởng GDP đạt 10,14%.

Cơ cấu kinh tế tuy chậm nhưng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2009, tỷ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 54,50% GDP (giá thực tế), khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 16,91% và khu vực dịch vụ chiếm 28,59%. So năm 2008, tỷ trọng khu vực giảm 1,96%, khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 0,24% và khu vực dịch vụ tăng 2,20%.

Hiệu quả kinh tế có bước cải thiện. Giá trị gia tăng (VA) khu vực nông, lâm, thuỷ sản tăng 5,9%, nhanh hơn giá trị sản xuất 4,72% của giá trị sản xuất). Xây dựng phát huy hiệu quả, VA xây dựng tăng trên 27,81%, cùng với giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng 21,01%. Đó là những yếu tố giúp cho tăng trưởng GDP năm 2009 đạt mục tiêu đề ra; đồng thời, cùng với yếu tố tăng giá là nguyên nhân giúp cho GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) năm 2009 đạt 881 USD/người.

Mặc dù tình hình kinh tế còn khó khăn nhưng nhờ triển khai tốt các chính sách kích cầu đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nên giá trị sản xuất công nghiệp vượt kế hoạch đề ra, đạt 6.509 tỷ đồng, vượt 1,7% kế hoạch, tăng 4,1% so với năm 2008; trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 461,8 tỷ đồng (tăng 18,38%), kinh tế ngoài nhà nước 6.040 tỷ đồng (tăng 3,38%), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,51 tỷ đồng (giảm 65,83%); hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng khá so với năm trước như: bia (tăng 35,21%), đường kết tinh (tăng 1,9%), gạo xay xát (tăng 6,81%), tôm đông (tăng 0,34%).

Trong năm, có thêm 300 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (tăng 31,25% so với năm trước) với tổng số vốn đăng ký 1.300 tỷ đồng (tăng 90%). Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 2.000 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 8.000 tỷ đồng.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 24.108 tỷ đồng (vượt 14,80% kế hoạch, tăng 28,81%); trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa 15.396 tỷ đồng (tăng 24,8%). Thương mại, dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá; tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ du lịch gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và sự bùng phát dịch cúm A (H1N1), ước năm 2009 có 595.000 lượt khách đến Sóc Trăng tham quan, du lịch (giảm 0,4% so với năm 2008), trong đó khách quốc tế là 6.800 lượt (giảm 10,1%). Từ đầu năm đến nay, chỉ

số giá tiêu dùng tăng nhẹ qua các tháng, riêng các tháng 8 và 9 giảm. Tính trong 12 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,16%. Nhìn chung, giá cả tiêu dùng năm 2009 tương đối ổn định và có mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây (12 tháng năm 2007 là 12,99%, 12 tháng năm 2008 là 20,79%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá là 332,15 triệu USD (đạt 103,80% kế hoạch, giảm 1,16% so với năm trước), trong đó xuất khẩu thủy sản 321,191 triệu USD (đạt 107,06% kế hoạch, giảm 5%). Hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nhất là xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ thu hẹp (suy giảm kinh tế khiến sức mua của các nước nhập khẩu thủy sản giảm) và nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng nhu cầu chế biến. Tuy nhiên, với việc thành lập lại Công ty Lương thực Sóc Trăng, cùng với các biện pháp điều hành xuất khẩu gạo hiệu quả hơn của Chính phủ, hoạt động xuất khẩu gạo đạt kết quả khả quan, ước năm 2009 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xuất khẩu 13.463 tấn gạo, đạt 33,66% kế hoạch.

Huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển huy động được khoảng 4.915,342 tỷ đồng, đạt 80,57% so với kế hoạch và tăng 18,57% so với năm 2008. Riêng nguồn vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý năm 2009 được bố trí với tổng mức là 4.068,342 tỷ đồng, tăng 53,95% so với kế hoạch năm 2008; vốn trái phiếu Chính phủ 544,283 tỷ đồng, vốn dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.124,42 tỷ đồng,…

Hoạt động tài chính ngân hàng có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh được 1.098,42 tỷ đồng, vượt 1,46% dự toán năm; tổng chi ngân sách địa phương 3.573,926 tỷ đồng tăng 3,47% so với dự toán. Tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 6.340,96 tỷ đồng (tăng 50,15% so với đầu năm); doanh số cho vay 26.819 tỷ đồng (trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 90,78%); tổng dư nợ tín dụng đạt 10.778,027 tỷ đồng (tăng 14,42% so với đầu năm), nợ xấu chiếm 2,99% tổng dư nợ. Tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất trên địa bàn đạt 4.593,93 tỷ đồng (chiếm 42,72% tổng dư nợ), với 35.398 khách hàng vay; trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn (theo Quyết định 131/QĐ-TTg) là 4.475,369 tỷ đồng (34.871 khách hàng vay), dư nợ cho vay trung, dài hạn (theo Quyết định 443/QĐ-TTg) là 112,76 tỷ đồng (198 khách hàng vay), dư nợ cho vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu

vực nông thôn (theo Quyết định 497/QĐ-TTg) là 5,8 tỷ đồng (329 hộ vay). Nhìn chung, chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất được triển khai thực hiện khá tốt, giúp doanh nghiệp khôi phục, duy trì sản xuất kinh doanh; tuy nhiên, chính sách cho vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn còn một số bất cập nên số hộ vay ít.

Nhìn chung, Sóc Trăng là một trong những tỉnh nghèo ở ĐBSCL có xuất phát điểm kinh tế rất thấp, sự phát triển trong thời gian qua tuy có khởi sắc song còn hạn chế nhiều so với tiềm năng, nguồn lực và vị trí của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)