Bảng 2.3: DƯ NỢ CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NĂM 2007-2010 ĐVT: Triệu đồng Năm Tên các TCTD 2007 2008 2009 2010 Khối NHTMNN 6.321.583 6.901.484 7.356.445 9.127.183 NHNo&PTNT 4.513.149 5.042.092 5.174.555 6.074.378
Ngân hàng Đầu tư và phát triển 636.085 700.053 789.691 1.142.063
Ngân hàng Ngoại thương 897.689 875.998 972.440 1.208.327
Ngân hàng Công thương 274.660 283.341 419.759 702.415
Khối NHTMCP 944.482 1.405.963 1.832.072 2.022.949
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL 483.260 588.627 706.868 770.287
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 274.740 427.097 731.720 827.531
Ngân hàng TMCP Phương Đông 45.450 59.313 87.693 81.539
Ngân hàng Sài gòn Công thương 24.011 47.936 59.103 63.665
Ngân hàng Đông Á 45.739 65.247 187.624 214.540
Ngân hàng Vietbank 71.282 217.743 59.064 56.444
Ngân hàng An Bình 8.943
Khối QTD+ NHCSXH 747.250 1.112.568 1.569.980 1.984.818
Ngân hàng Chính sách xã hội 444.903 713.045 989.698 1.271.932
Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 302.347 399.523 580.282 712.886
Toàn tỉnh 8.013.315 9.420.016 10.758.497 13.134.950
Nguồn: Bảng báo cáo số liệu hoạt động ngân hàng toàn tỉnh của NHNN tỉnh Sóc Trăng [11]
Đứng trên góc độ xét dư nợ theo loại hình TCTD thì dư nợ cho vay của các các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư cho vay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Hệ thống các Chi nhánh của các ngân hàng thương mại Nhà nước gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đóng trên địa bàn vẫn đảm đương nhiệm vụ cung cấp nguồn vốn tín dụng chủ yếu đến các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn đang giảm dần (Năm 2007 chiếm 78,52%, năm 2008: 73,3% và đến năm 2010 chỉ còn 69,49%). Nguyên nhân do thời gian qua trên địa bàn đã ra đời hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần cộng thêm yếu tố khách quan là nhu cầu về tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác tại Sóc Trăng rất lớn nên hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất nhanh. Thị phần được chia sẻ dần từ các ngân hàng thương mại nhà nước sang các loại hình ngân hàng khác là tất yếu khách quan và xu thế này sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Sự đa dạng hoá các loại hình ngân hàng đang mang lại nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng và thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển. Nếu như trước đây khách hàng không có nhiều chọn lựa vì ngân hàng ít, dịch vụ ngân hàng đơn điệu thì hiện nay khách hàng có thể tự do lựa chọn ngân hàng nào cung cấp dịch vụ tốt nhất để giao dịch. Cạnh tranh cũng buộc các ngân hàng không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, cung cách phục vụ, đẩy mạnh tiếp thị. Ngân hàng đang ngày càng gần gũi, thân thiện hơn đối với doanh nghiệp và người dân.
Hình 2.2: Thị phần dư nợ của NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng trên địa bàn 55.57 44.43 NHNo & PTNT Các NH khác 46.25 53.75 NHNo & PTNT Các NH khác Năm 2010 Năm 2007
Xét trên địa bàn tỉnh trong những năm qua cũng không ngừng phát triển. Năm 2007 dư nợ của chi nhánh chiếm 56% thị phần trên địa bàn. Mặc dù từ năm 2008 có nhiều NHTM cổ phần lăm le đi vào hoạt động và tiếp thị đến từng khách hàng với chính sách ưu đãi làm cho khách hàng có xu hướng trông chờ vào các NHTM nhưng với NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng vẫn giữ thị phần dư nợ là 53%, tuy năm 2009 thì thị phần dư nợ có phần giảm nhẹ (48%, giảm 5% so với 2008). Từ đầu năm 2010 với quyết tâm không để mất thị phần quá nhiều trên địa bàn, chi nhánh đã tiếp cận các dự án lớn, có tờ trình trình NHNo&PTNT Việt Nam, có chính sách ưu đãi đối với các dự án mang tính khả thi cao. Vì vậy thị phần của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng đã tăng trưởng ổn định lại.
Nhìn chung, dư nợ của chi nhánh trong những năm qua có tăng trưởng nhanh. Với một địa bàn mang tính cạnh tranh cao, chi nhánh đã phấn đấu nỗ lực để đảm bảo thực hiện tốt chỉ tiêu NHNo&PTNT Việt Nam giao và phục vụ tốt việc đưa đồng vốn đến người sản xuất có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Ngoài ra, việc đầu tư đúng định hướng chiến lược kinh doanh theo Quyết định số 67/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và chương trình qui hoạch chuyển đổi vật nuôi, cây trồng của tỉnh, từng chi nhánh cơ sở đã khẳng định được vai trò chủ đạo của NHNo&PTNT nói chung, của chi nhánh tỉnh Sóc Trăng nói riêng trên thị trường nông thôn.Từ đó, mở rộng được các hình thức cung ứng vốn, đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng đáp ứng đòi hỏi mới của nền kinh tế.
2.2.4 Đầu tƣ tín dụng
2.2.4.1 Cho vay hộ sản xuất và cá nhân
Nền kinh tế của tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là sản xuất và nuôi trồng các loại thủy hải sản... Địa hình Sóc Trăng tiếp giáp với biển Đông với hơn 72 km chạy dài với nhiều sông ngòi dày đặc. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Sóc Trăng đẩy mạnh nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà – nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu. Tuy nhiên, tỉnh Sóc Trăng cũng phải đối mặt với biết bao thiên tai, lũ lụt do thời tiết gây ra, dịch bệnh vàng lùn xoắn lá ở cây lúa, dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm có nguy cơ tái phát, giá cả xuất khẩu con tôm còn bấp bênh. Tuy còn đối mặt với nhiều khó khăn và
thách thức nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sóc Trăng, NHNo & PTNT Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng hoạt động hiệu quả nhất.
Cho vay hộ sản xuất
Hộ sản xuất được luật pháp công nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ. Theo qui định của Văn bản 499A/TDNT ngày 02/09/1993 của NHNo & PTNT VN “về biện pháp nghiệp vụ cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” cũng đã xác định hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh và là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh.
Việc NHNo & PTNT tiến hành cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất từ năm 1991 theo Quyết định 499/TDNN ngày 12/07/1991 đã có tác động hộ vay muốn tồn tại và phát triển phải tự thân vận động vươn lên đáp ứng được các yêu cầu mới của sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ Ngân hàng đầu tư vốn mà họ có thể chủ động được sản xuất, giảm thấp chi phí và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ đó người nông dân đóng góp cho xã hội ngày càng nhiều hơn, thu nhập và đời sống cũng được cải thiện. Vai trò của hộ sản xuất càng được khẳng định vững chắc. Đồng thời, việc mở rộng cho vay đối với kinh tế hộ đã góp phần thu hẹp địa bàn và qui mô cho vay nặng lãi ở nông thôn và kéo lãi suất cho vay nặng lãi bên ngoài từng bước giảm xuống.
Năm 2008, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Theo đó, vấn đề “tam nông” đã được đặt trong mối quan hệ phát triển toàn diện, hài hoà, đồng bộ với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Người nông dân, với tư cách là chủ thể trong mối quan hệ “tam nông” được Nhà nước hỗ trợ và ưu tiên trong mọi chương trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước…
- Với sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương về chính sách đầu tư trực tiếp đến hộ sản xuất và đặc biệt là đáp ứng được nguyện vọng của người dân đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt do nông dân có thêm vốn để mở rộng sản xuất, thâm canh tăng năng suất làm cho sản lượng hàng hoá nông sản tăng lên, đặc biệt là sản xuất lương thực.
- Từ những thuận lợi nêu trên Ban lãnh đạo NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng bám sát mục tiêu, định hướng của NHNo & PTNT Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã mạnh dạn chuyển hoạt động tín dụng sang cơ chế thị trường.
Với 83,7% dân số của tỉnh sống ở nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp chiếm phần lớn (75,35%) so các ngành nghề khác nên nhu cầu vốn của hộ sản xuất ở nông thôn nói chung và hộ sản xuất nông nghiệp nói riêng ở tỉnh Sóc Trăng rất lớn. Nhưng đa số hộ nông dân lại thiếu vốn để sản xuất nên khi chưa có tín dụng ngân hàng thì họ thường vay ở thị trường tự do với mức lãi suất cao (khoảng từ 10- 20%/tháng).
Việc chuyển hướng đầu tư về thị trường nông nghiệp, nông thôn và nông dân của NHNo & PTNT VN thông qua chính sách đầu tư trực tiếp đến hộ sản xuất đã đáp ứng được nguyện vọng hết sức bức thiết của người nông dân. Thực tiễn đã chứng minh định hướng trên là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp, và đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận.
Một số kết quả đạt được trong thời gian qua:
Bảng 2.4: Tình hình cho vay hộ sản xuất và cá nhân
Đvt: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
- Doanh số cho vay 3.592.414 3.849.521 3.384.273 3.978.769
- Doanh số thu nợ 3.142.426 3.724.295 3.211.808 3.658.427 - Dƣ nợ + Ngắn hạn + Trung hạn 2.094.236 1.503.482 590.754 2.219.462 1.716.961 502.501 2.391.927 1.993.348 398.579 2.712.269 2.314.449 397.770 - Tỷ lệ dƣ nợ hộ sản xuất/Tổng dƣ nợ 46,40% 44,02% 46,22% 44,65%
Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng [8]
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay hộ sản xuất luôn tăng trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2007 dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt 2.094.236 triệu đồng thì tới cuối năm 2010 dư nợ đã đạt 2.710.884 triệu đồng, tỷ lệ tăng 29,45% so với năm 2007 và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng dư nợ của chi nhánh ( luôn chiếm từ 44% - 46% trên tổng dư nợ).
Thời gian đầu, chi nhánh cho vay chủ yếu đối với cây lúa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với sự chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng trong ngành nông nghiệp nên chi nhánh đã kịp thời mở rộng lĩnh vực đầu tư vốn cho phù hợp theo hướng đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tốt hơn cho các cây, con là thế mạnh của tỉnh ngoài cây lúa còn có nuôi trồng thủy hải sản, cây mía, cây màu và chăn nuôi. Trong đó cây mía và nuôi trồng thủy hải sản dần dần được chú trọng đúng mức.
Việc NHNo & PTNT cho vay hộ sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt do nông dân có thêm vốn để mở rộng sản xuất, thâm canh tăng năng suất làm cho sản lượng nông sản hàng hoá tăng lên, đặc biệt là sản xuất lương thực:
- Diện tích lúa cả năm 2010 là 350.017 ha, đạt 109,38% so kế hoạch, tăng 4,6% so với năm 2009.
- Năng suất lúa bình quân cả năm 2010 là 5,61 tấn/ha,đạt 105,09% kế hoạch. - Sản lượng lương thực cả năm 2010 là1.960.000 tấn,đạt 114,82% kế hoạch, tăng 10,11% so năm 2009 và là sản lượng cao nhất từ trước tới nay.
Ở Sóc Trăng, cây mía được nông dân trồng khá nhiều, tập trung ở 3 huyện Long Phú, Mỹ Tú, và Cù Lao Dung do đất đai màu mỡ rất phù hợp cho cây mía phát triển. Năng suất của cây mía qua các năm luôn tăng trưởng ổn định, và đầu ra được đảm bảo tiêu thụ hết bởi Công ty cổ phần mía đường Sóc Trăng. Qua đó tác động nông dân mở rộng diện tích trồng mía năm 2009 là 11.900 ha, tăng 10% so năm 2005
Về nuôi trồng thủy hải sản, chi nhánh đã đầu tư góp phần và tạo điều kiện cho những hộ gia đình trong tỉnh nhất là ở các huyện ven biển gồm Vĩnh châu, Long Phú, Mỹ Xuyên có khả năng mở rộng sản xuất và thâm canh nuôi trồng thủy hải sản. Diện tích nuôi trồng không ngừng tăng lên, trong các năm 2005-2010 diện tích nuôi trồng thủy sản luôn đạt từ66.000 - 69.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 48.000 - 50.000 ha. Năm 2009 sản lượng thủy hải sản là 180.220 tấn, tăng bình quân 15%, sản lượng tôm 60.548 tấn, tăng bình quân 7,5%.
Bảng 2.5: Dư nợ Hộ sản xuất và cá nhân phân theo ngành nghề Đvt: Triệu đồng Năm Đối tƣợng 2007 2008 2009 2010 Số hộ Dƣ nợ Số hộ Dƣ nợ Số hộ Dƣ nợ Số hộ Dƣ nợ - Trồng trọt 26.533 287.321 26.613 292.493 26.689 299.056 26.750 308.214 - Chăn nuôi 16.108 159.361 15.705 151.393 15.852 158.296 15.894 167.521 - Thủy sản 15.601 433.804 15.663 516.227 15.751 525.341 15.798 533.530 - Xây dựng 3.060 100.316 2.999 98.510 3.012 100.234 3.065 115.342 - Tiểu thủ công nghiệp 178 49.695 169 47.707 145 42.153 115 35.621 - Thương nghiệp dịch vụ 4.274 499.010 4.295 563.881 4.305 568.241 4.687 599.652 - Khác 15.150 564.729 15.241 549.251 15.321 698.606 15.982 952.389 Tổng cộng 80.904 2.094.236 80.685 2.219.462 81.075 2.391.927 82.291 2.712.269
Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng [8]
Qua bảng số liệu ta thấy số hộ sản xuất có dư nợ tại chi nhánh luôn tăng qua các năm, nếu như năm 2007 có 80.904 hộ, thì tới năm 2010 đã đạt 82.291 hộ, tăng 1.387 hộ, tỷ lệ tăng 1,71%. Trong đó các đối tượng trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng số hộ lớn so với các đối tượng khác ( chiếm từ 70 – 72% trên tổng số hộ sản xuất ). Điều đó cho thấy trong thời gian tới mục tiêu trong cho vay hộ sản xuất của chi nhánh vẫn tập trung vào các đối tượng trên.
Tuy nhiên trong thời gian qua trong quá trình cho vay hộ sản xuất vẫn còn nhiều bất cập và rủi ro như:
- Hộ vay chủ yếu là nông dân nên món vay còn nhỏ lẻ, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tài sản thế chấp khó chuyển nhượng nên Ngân hàng chưa mạnh dạn cho vay
- Chất lượng các dự án đầu tư còn kém mang tính hình thức, nhiều khách hàng vay vốn không tự xây dựng được dự án và phương án sản xuất kinh doanh mà phải nhờ vào sự trợ giúp của cán bộ tín dụng. Có khi phương án sản xuất kinh doanh không đúng với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của khách hàng mà chỉ
“vẽ” lên mà thôi. Hơn nữa các thông tin báo cáo của hộ gia đình chỉ là hình thức, số liệu phản ánh không đúng sự thật, ngoài vòng kiểm soát của cơ chế hiện hành.
- Một số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn không sử dụng đúng mục đích mà đem trả nợ, tiêu vặt. Việc thu lãi không nộp kịp thời vào Ngân hàng mà sử dụng vào việc khác. Lãi đọng trong hộ còn do khó khăn nên hộ vay không trả được.
- Điều kiện cho vay đối với hộ sản xuất còn khó khăn, nhất là yêu cầu tài sản thế chấp đối với các món vay lớn. Trong khi đó thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh mất nhiều thời gian đi lại và tiền bạc của bà con nông dân.
- Một số ngân hàng, TCTD ngại cho vay hộ sản xuất vì món vay nhỏ, chi phí cao. Trong khi đó NHNo đã rất cố gắng nhưng còn hạn chế về nguồn vốn, mạng lưới. Do vậy, khả năng tiếp cận hộ sản xuất còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của bà con nông dân.
- Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc khá lớn vào tình hình thời tiết, cũng như giống vật nuôi, cây trồng. Do đó Ngân hàng còn bị động trong quá trình thu hồi