Hiệu quả của tín dụng đối với Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 32)

Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng sẽ làm tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, từ đó thu hút được nhiều khách hàng, tăng nguồn vốn tín dụng và tăng khả năng cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Hơn thế nữa, nâng cao hiệu quả tín dụng còn giúp ngân hàng thực hiện tốt hai mục tiêu đặt ra là lợi nhuận và an toàn. Tăng hiệu quả tín dụng làm tăng khả năng sinh lợi từ các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng do giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí nghiệp vụ và quản lý, giảm

thiệt hại do không thu hồi được nợ. Nâng cao hiệu quả tín dụng giúp cho ngân hàng xây dựng được kết cấu tài sản, nguồn vốn một cách hợp lý và tăng sự an toàn cho Ngân hàng nhờ tăng nguồn vốn từ khoản lợi nhuận bổ sung.

Nâng cao hiệu quả tín dụng giúp Ngân hàng nâng cao trình độ nghiệp vụ, có thêm kinh nghiệm quý trong việc xử lý tình huống, có óc phán đoán tốt, từ đó nâng cao uy tín Ngân hàng, mở rộng môi trường hoạt động của mình.

Nâng cao hiệu quả tín dụng giúp Ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao, góp phần thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế đất nước theo định hướng của Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương này tác giả đã trình bày được tổng quan tín dụng như bản chất và vai trò của tín dụng, các đặc điểm của tín dụng. Đồng thời đã làm rõ được hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng vay, đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, cũng như đối với chính ngân hàng.

Song song đó luận văn cũng nêu lên vị trí, vai trò hết sức to lớn và rất cần thiết của tín dụng ngân hàng góp phần khai thác các tiềm năng thế mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhất là đầu tư kinh tế hộ của NHNo & PTNT đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Sóc Trăng

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc hạ lưu sông Mêkong (con sông lớn thứ 10 trên thế giới, chiều dài 4.500 km. Tổng lượng dòng chảy 455 tỉ m3

/năm). Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, đây là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bao gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích tự nhiên trên 4 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người (chiếm 21% cả nước); có đường biên giới với Campuchia dài khoảng 330 km; bờ biển dài trên 700 km với khoảng 360.000 km2 vùng biển chủ quyền Việt Nam; hàng năm đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước. Đây còn là vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản hàng hoá lớn nhất Việt Nam, hàng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thuỷ sản, đóng góp khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu và khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long còn là một vùng sinh thái đặc thù, hàng năm có gần một nửa diện tích với hàng triệu người dân trong cuộc sống và sản xuất có từ 3 đến 4 tháng liên quan đến lũ từ sông Mê Kông đổ về. Bên cạnh những mặt lợi rất lớn do nước lũ đem đến, lũ cũng gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt và làm thiệt hại không nhỏ về người, tài sản đối với nhân dân trong Vùng.

Tỉnh Sóc Trăng thuộc ĐBSCL, nằm ở phía tây nam sông Hậu, phía tây bắc giáp tỉnh Cần Thơ (có thành phố Cần Thơ là đô thị phát triển bậc nhất ở ĐBSCL, một cực tăng trưởng ở Nam Bộ), phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh và phía đông giáp Biển Đông với tổng chiều dài 72 km bờ biển. Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3.311,7 km2, chiếm 12,4% diện tích tự nhiên của ĐBSCL. Dân số năm 2009 là 1.293.165 người, mật độ dân số 390 người/km2. Tỉnh có 9 huyện, 1 thành phố, 106 xã phường - thị trấn và 773 ấp.

Toàn bộ đất Sóc Trăng tạo thành bởi phù sa sông, biển rất trẻ. Hiện nay từng ngày đang tiến ra biển do lượng phù sa lắng đọng bồi đắp. Ngoài ra, các giồng cát

phân bố ở Vĩnh Châu, Long Phú đã tạo nên các vùng cao cục bộ, đây là nơi dân cư tập trung và trồng cây đặc sản bởi nước ngập phong phú, vùng cửa sông với đất mặn ngập triều Biển Đông, thuận lợi cho việc trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản. Cù Lao Dung nổi tiếng với đất phù sa mới màu mỡ. Địa hình có dạng bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch “chằng chịt”. Hướng dốc địa hình từ đông bắc sang tây nam (cao ở ven sông Hậu và thoải dần vào nội đồng), độ dốc bình quân 15 cm/km, cao trình tuyệt đối: 0,4 - 1,2 m. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên các vùng sản xuất nông nghiệp mang tính chất đặc thù của Sóc Trăng.

Tỉnh Sóc Trăng cách không xa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM- Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Dương). Một vùng kinh tế rất quan trọng ở phía nam và cả nước có khả năng cung cấp 50% sản lượng công nghiệp của cả nước, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản phẩm lớn của ĐBSCL như lương thực và thực phẩm, rau quả, hải sản... và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ quan trọng.

Với 72 km bờ biển, Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển: thủy hải sản, nông lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch biển, vận tải biển.

Sông Hậu là hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế chủ yếu ở ĐBSCL, tàu vận tải từ các cảng trong nước và quốc tế qua cửa Trần Đề ngược lên cảng Cần Thơ, cảng Mỹ Thới (An Giang) và Phnôm - Pênh. Ngoài ra, còn có sông Mỹ Thanh và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là hai trục giao thông thủy quốc gia, nối bán đảo Cà Mau với các tỉnh ĐBSCL cũng như cảng Sài Gòn. Xét về giao thông đường bộ, trục quốc lộ 1A nối liền Sóc Trăng với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, nên Sóc Trăng được coi là cửa ngỏ đi xuống tây nam bán đảo Cà Mau, một vùng kinh tế quan trọng.

Nếu kết hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước với vị trí địa lý, cho thấy Sóc Trăng có hai thế mạnh là phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản. Nơi đây bao hàm đủ bốn loại nông sản chủ lực của ĐBSCL là lúa gạo, tôm cá, trái cây, mía đường và một loại đặc sản ở Sóc Trăng là hành tím. Đồng thời với sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản phát triển, công nghiệp chế biến được đầu tư

vốn trang bị công nghệ hiện đại sẽ giúp Sóc Trăng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để hội nhập vào các vùng kinh tế phát triển ở ĐBSCL.

Tóm lại, tỉnh Sóc Trăng ở vào vị trí khá thuận lợi, giàu tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng. Đặc biệt là hướng vào cực tăng trưởng của Nam Bộ là Cần Thơ và vươn ra biển để làm giàu, là hậu phương cung cấp nông sản hàng hóa (trái cây, rau thực phẩm...) cho bán đảo Cà Mau. Đồng thời, cùng với ĐBSCL hoàn thành nhiệm vụ của vùng sinh thái quan trọng của cả nước.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng

2.1.2.1 Dân số

Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số của tỉnh Sóc Trăng vào năm 2009 là 1.293.165 người. Trong đó, dân số thành thị chiếm 19,5% dân số của tỉnh

Sóc Trăng có ba dân tộc chủ yếu cùng sinh sống từ lâu đời. Dân số Kinh chiếm 65,22% dân số, dân tộc Khmer chiếm 28,9 % và dân tộc Hoa gần 6% dân số của tỉnh.

Gia tăng dân số trong những năm qua chủ yếu là do tăng dân số tự nhiên. Hàng năm tăng khoảng 8.000 đến 9.000 ngàn người. Mức tăng 0,6 - 1,0% mỗi năm. Tốc độ tăng dân số cơ học rất thấp, nguyên nhân là do quản lý chặt chẽ vấn đề di dân và hạn chế dòng người di chuyển, phần khác là do nền kinh tế chủ yếu là thuần nông.

Trong hoàn cảnh đặc thù của một tỉnh nông nghiệp độc canh cây lúa, số lao động nông nghiệp chiếm trên 64% nguồn lao động xã hội ... Hàng năm số người đến tuổi lao động bình quân là 25-30 ngàn người. Giải quyết việc làm là vấn đề bức xúc, quan tâm thực hiện trong suốt thời gian qua và ngày càng phải đương đầu với sức ép của lao động thất nghiệp đang gia tăng. Trong thời gian 2005- 2009 tỉnh đã giải quyết lao động tại chỗ cho 46.000 người qua nhiều biện pháp, cụ thể nhất là chương trình giải quyết việc làm thuộc quỹ quốc gia, dạy nghề, di dân, vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức quốc tế tài trợ. Trong điều kiện kinh tế phát triển và ổn định của nền kinh tế nước ta cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ gia đình đã có điều kiện thuận lợi để đầu tư vào sản xuất nhỏ...

Qua đó, từng bước tháo gỡ tình trạng thiếu công ăn việc làm, ổn định dần cuộc sống.

Về mức sống dân cư cũng có những thay đổi rõ rệt qua sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến năm 2009, qua điều tra chọn mẫu cho thấy hộ nghèo chiếm tỉ lệ 28,53%, trong đó hộ rất nghèo chiếm tỷ lệ 19,49%, hộ trung bình khá trở lên 71,47%.

2.1.2.2 Tiềm năng và thế mạnh về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của các ngành nông lâm thủy sản bình quân hàng năm đạt 15% trong thời kỳ 2005 - 2009. Năm 2005 GDP đạt 9.265 tỉ đồng chiếm 10,7% GDP ĐBSCL. Năm 2009 đạt 20.336 tỉ đồng. Sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào sự gia tăng sản xuất lúa gạo và thủy sản.

Cơ cấu nông lâm thủy đã có sự chuyển dịch bước đầu theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hơn. Thủy sản chiếm khoảng trên 21% giá trị gia tăng nông lâm thủy.

- Nông nghiệp:

Đất đang sử dụng vào nông nghiệp là 238.156 ha chiếm trên 74,65% diện tích tự nhiên. Trong quỹ đất nông nghiệp đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ cao 89,6% (đất trồng lúa chiếm chủ yếu), chứng tỏ thế mạnh của Sóc Trăng trong nông nghiệp là cây lúa.

Trồng trọt chiếm tỉ trọng khoảng 89,7% sản lượng nông nghiệp. Chăn nuôi phát triển còn chậm nên chỉ chiếm khoảng trên 10% giá trị sản lượng.

Sản lượng lúa tăng nhanh và ổn định trong những năm qua là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung của tỉnh. Năm 2009 lúa có diện tích 334.634 ha, sản lượng đạt 1.780.400 tấn, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha. Sản lượng lúa tăng do tăng vụ (diện tích bình quân tăng 2%) và thâm canh (năng suất bình quân tăng 2%). Hình thành sự chuyển đổi rõ rệt về cơ cấu mùa vụ, năm 2009 diện tích lúa 2 vụ chiếm tỉ trọng 91,94%, với sản lượng chiếm tỉ trọng 93,46%, giảm dần diện tích lúa mùa 1 vụ.

Diện tích cây thực phẩm năm 2009 đạt 56.500 ha, tăng bình quân 5%. Riêng diện tích cây công nghiệp đạt 13.847 ha. Diện tích cây thực phẩm tăng do tăng diện

tích dưa hấu, rau đậu và diện tích củ hành dùng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu, diện tích cây công nghiệp tăng chủ yếu là cây mía. Tuy nhiên diện tích mía thường không ổn định, trồi sụt theo sự biến động của giá cả thị trường.

Diện tích cây lâu năm (kinh tế vườn) là 40.658 ha năm 2009. Thực tế cho thấy xu hướng trồng cây ăn trái đang được nông dân quan tâm, cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái có giá trị như: nhãn, cam, quít, sầu riêng... tại các xã ven sông Hậu thuộc huyện Kế Sách, Long Phú. Đến nay diện tích cây ăn trái tập trung là 25.616 ha.

- Thủy sản

Với 72 km bờ biển và có địa hình sông ngòi chằng chịt, ngư nghiệp là thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng. Diện tích nuôi thủy sản từ năm 2005 – 2009 ổn định từ 66.000 - 69.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 48.000 - 50.000ha. Năm 2009 sản lượng thủy hải sản là 180.220 tấn, tăng bình quân 15%, sản lượng tôm 60.548 tấn, tăng bình quân 7,5%. Việc nuôi tôm hiện nay được thực hiện theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp. Đến ngày 20/9/2010, toàn tỉnh thả nuôi 64.247 ha thuỷ sản các loại, đạt 93% kế hoạch, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 47.830 ha tôm sú, đạt 102% kế hoạch, tăng 3%. Tổng sản lượng thuỷ hải sản 9 tháng đạt 107.679 tấn, bằng 58,5% kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác 31.886 tấn (tăng 6%), sản lượng nuôi trồng 75.793 tấn (tăng 23%). Ước thực hiện năm 2010, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 68.613 ha và tổng sản lượng thủy hải sản thu hoạch ước đạt 183.630 tấn (tăng 7,28%), trong đó sản lượng tôm đạt 65.488 tấn (tăng 2,41%).

Đến nay, sản phẩm hàng thủy sản của Sóc Trăng đã có mặt trên thị trường 160 nước, trong đó thị trường chính và truyền thống là Nhật, Mỹ và EU. Lợi thế về thương hiệu những mặt hàng thủy sản của các doanh nghiệp Sóc Trăng có trên chục năm nay, cộng với vùng nguyên liệu được đánh giá là an toàn đã góp phần để các doanh nghiệp Sóc Trăng tiếp tục gặt hái những “quả ngọt” về xuất khẩu.

- Lâm nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 11.356 ha, chiếm 3,43% diện tích tự nhiên. Đến năm 2009 diện tích rừng là 10.086 ha, trong đó rừng trồng là 6.825 ha và rừng tự nhiên là 3.261 ha.

Việt Nam là đất nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng nhiệt đới bị suy thoái trầm trọng trong thời gian qua. Môi trường sống đang bị xâm hại 1 cách nghiêm trọng. Do đó, từ việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết cho mọi tầng lớp nhân dân, củng cố việc quản lý các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên,… đến việc đẩy mạnh thực thi pháp luật, thực hiện nghiêm túc Luật đa dạng sinh học và các luật có liên quan, hoạt động tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học đang được triển khai mạnh mẽ. Đối với Sóc Trăng một trong những dự án đang có hiệu quả bước đầu là trồng rừng, phục hồi và quản lý rừng ngập mặn. Các hoạt động này sẽ bảo vệ vùng bờ biển không bị xói mòn và tiết kiệm đáng kể chi phí bảo dưỡng đê bao - thiết lập cơ chế đồng quản lý trong rừng ngập mặn và khu vực bãi bồi. Hoạt động này nhằm tăng thu nhập cho người nghèo và khắc phục xung đột giữa phát triển kinh tế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên... Riêng huyện Vĩnh Châu, hiện có gần 4.000 ha rừng và đất rừng ngập mặn ven biển. Việc bảo vệ và phát triển được vốn rừng sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cả về kinh tế, xã hội, môi trường cho người dân địa phương và trong khu vực

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Toàn tỉnh hiện có 6.714 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với 40.839 lao động chiếm khoảng 5% tổng số lao động của tỉnh.

Các sản phẩm công nghiệp ở Sóc Trăng chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu như cá đông, bia, đường, tôm đông, thức ăn thủy sản... bước đầu được thị trường trong nước và ngoài nước chấp nhận, góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 352 triệu USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ.

Dù chưa nhiều, nhưng trong các năm gần đây Tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tiêu biểu là khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 32)