Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 79 - 82)

Ở nước ta môi trường pháp lý còn chưa đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động tín dụng. Các điều kiện kinh tế vĩ mô, nhất là các điều kiện có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng tuy đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn nhiều điều bất cập. Những thay đổi chính sách nhiều khi còn mang tính chủ quan và thiếu nhất quán của một số cơ quan quản lý Nhà nước đã gây ra rủi ro khá lớn cho cả ngân hàng và khách hàng. Cụ thể như:

- Về cơ chế tín dụng:

Nhà nước thay đổi cơ chế tín dụng thường xuyên, dễ gây sốc cho các ngân hàng cơ sở, và khách hàng thực hiện. Chẳng hạn như quy chế cho vay thay đổi liên tục qua các năm (QĐ 499-1992; QĐ 499A-1993; QĐ 180-2001; QĐ72-2002) đã tạo ra những khó khăn nhất định cho khách hàng và ngân hàng, (cụ thể với QĐ 1627 của NHNN và QĐ 72 của NHNo & PTNT Việt Nam quy định về việc chuyển NQH phù hợp với thông lệ Quốc tế. Một bộ phận không nhỏ khách hàng không quen với cách quản ký

NQH của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng.

- Về yếu tố đảm bảo tiền vay:

* Vấn đề đăng ký và xoá đăng ký giao dịch đảm bảo tiền vay:

Đây cũng là vấn đề hết sức nan giải, bởi lẽ việc đăng ký này giúp nâng cao tính pháp lý cho ngân hàng, nhưng lại tạo ra sự tốn kém khách hàng (vì phí đăng ký và xoá đăng ký giao dịch ĐBTV thông thường ngân hàng yêu cầu khách hàng trả).

Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch đảm bảo ở một số địa phương trong tỉnh còn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, chưa có sự tập huấn và đào tạo tốt cho cán bộ trực tiếp làm công việc đăng ký thế chấp bảo lãnh... Thực chất việc đăng ký giao dịch đảm bảo cũng giống như việc chính quyền địa phương ký xác nhận trên hợp đồng thế chấp, bảo lãnh như trước đây, chưa thể hiện được tính chặt chẽ về mặt pháp lý, do đó tạo ra nhiều rủi ro cho các TCTD nói chung.

Ngoài ra, các mẫu biểu về đăng ký giao dịch (đơn yêu cầu đăng ký thế chấp hoặc bảo lãnh, hợp đồng thế chấp, bảo lãnh) chưa đề cập đến yếu tố đồng sở hữu, điều này sẽ tạo rủi ro nhất định cho bên nhận thế chấp, bảo lãnh khi có tranh chấp xảy ra (người đồng sở hữu không đồng ý thế chấp, hoặc bảo lãnh tài sản để vay vốn).

* Tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất ở một số địa phương trong Tỉnh còn rất chậm:

Điều này vừa tạo cho chi nhánh không mở rộng được tín dụng, lại vừa là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Bởi lẽ, một số ngân hàng cơ sở trước đây khi xét duyệt cho vay các tổ vay tín chấp do các đoàn thể chính trị, xã hội ký bảo lãnh phần lớn là chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ mà chỉ xác nhận diện tích đất tạm thời đang sử dụng, không bị tranh chấp mà thôi, do đó trong trường hợp xấu xảy ra khách hàng không trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng không đủ cơ sở pháp lý để tiến hành xử lý tài sản để thu hồi nợ, đó là chưa kể đến nguyên nhân do chủ quan khách hàng cố tình lừa đảo, không trung thực khi được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì không nộp vào ngân hàng để đảm bảo nợ vay, mà lại thế chấp vay vốn tại một TCTD khác,... Gây ra những rủi ro tín dụng rất lớn cho ngân hàng.

đã cải thiện qua các năm. Đối chiếu với định hướng của NHNo & PTNTVN năm 2010 tỉ trọng cho vay vốn trung hạn đạt 30% toàn hệ thống thì tỉ trọng này của chi nhánh còn thấp so bình quân chung, đến 31/12/2010 là 18%. Mặt khác, nếu căn cứ vào tỉ lệ cho phép của NHNN để cho vay trung hạn từ nguồn vốn huy động thì khả năng tự lực của chi nhánh vẫn rất thấp. Như vậy, muốn tăng cho vay trung hạn chi nhánh phải phụ thuộc lớn vào sự hỗ trợ của Trụ sở chính. Thực tế đang đòi hỏi nguồn vốn trung hạn rất lớn cho kinh tế hộ (cải tạo vườn tạp, máy nông ngư nghiệp, cây mía, con tôm...), các dự án mở rộng và đầu tư chiều sâu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế...

2.3.2.4 Đầu tư nông nghiệp, nông thôn nhiều rủi ro

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh còn chậm: hiệu quả SXKD chưa cao; công tác quy hoạch các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung còn nhiều bất cập và hạn chế, sản xuất nông nghiệp lại chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh thêm vào đó giá cả nông phẩm lại thường xuyên biến động, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn thấp... đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, gây thiệt hại đến thu nhập của người sản xuất, và làm hạn chế đến khả năng trả nợ vay ngân hàng.

- Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng, thêm vào đó thiên tai, dịch bệnh như: dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa; dịch cúm gia cầm H5N1 tái phát, dịch lở mồm long móng, giá cả xăng dầu tăng… đã gây ra những khó khăn cho người dân trong sản xuất và đời sống. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Sóc Trăng, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng phải cho gia hạn, thậm chí phải khoanh nợ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tài chính của chi nhánh.

2.3.2.5 Nguồn vốn cho vay có hạn

Muốn đẩy mạnh đầu tư tín dụng, trước tiên phải tăng trưởng nguồn vốn. Với đặc thù tỉnh nghèo thì ngành nào, cơ sở nào kể cả hộ sản xuất hầu hết đều thiếu vốn nhưng khả năng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng có hạn. Một mặt, tranh thủ bổ sung nguồn vốn từ Trụ sở chính, mặt khác ngân hàng phải chọn lựa khách hàng, xét chọn đối tượng đầu tư theo sở trường của mình để đạt hiệu quả cao nhất. Đối với

hàng trên địa bàn. Đúng là “lực bất đồng tâm”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)