Quan điểm phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 45)

Tập trung mọi nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn; tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp.

Tập trung sức phát triển nông nghiệp và nông thôn;thực hiện tốt việc triển khai thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới. Phát triển các lĩnh vực xã hội hài hoà với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Tạo một bước tiến mới trong việc cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng; giữ vững ổn định chính trị - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, kiềm chế tai nạn giao thông. Phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm 2010 - 2015.

Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tốc độ tăng trưởng GDP tăng 12% so với năm 2010; GDP bình quân đầu (giá hiện hành) người: 1.200 USD/người.

- Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,23%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,63%; khu vực dịch vụ tăng 21,87%.

- Cơ cấu kinh tế: khu vực I khoảng 52,96%, khu vực II khoảng 17,64% và khu vực III khoảng 29,40% (cơ cấu năm 2010 ước thực hiện là 53,62% - 18,04% - 28,34%).

- Sản lượng lúa dự kiến 1,7 triệu tấn.

- Diện tích nuôi thủy sản 72.000 ha, trong đó nuôi tôm 48.000 ha (nuôi công nghiệp và bán công nghiệp 25.000 ha); tổng sản lượng khai thác thủy hải sản 200.000 tấn (TĐ sản lượng tôm 72.240 tấn), chế biến thủy sản 64.500 tấn (trong đó có 46.000 tấn tôm đông).

- Giá trị sản xuất công nghiệp 7.700 tỷ đồng (giá cố định 1994).

- Kim ngạch xuất khẩu 410 triệu USD, trong đó, xuất thủy sản 353 triệu USD.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 1.126 tỷ đồng, tăng 9%. Tổng chi ngân sách nhà nước 3.658 tỷ đồng, tăng 3,3%.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 35.000 tỷ đồng; trong đó, tổng mức bán lẻ 23.000 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 7.390 tỷ đồng, tăng 41,34%.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG

2.2.1 Bộ máy tổ chức.

Khi mới thành lập bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng bao gồm:

- Hội sở tỉnh đặt tại trung tâm tỉnh lỵ chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành các chi nhánh trực thuộc trong tỉnh và trực tiếp giao dịch với khách hàng trên địa bàn thị xã Sóc Trăng.

- 6 chi nhánh trực thuộc đặt tại thị trấn các huyện Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị và Vĩnh Châu. Phạm vi hoạt động kinh doanh theo địa giới hành chính huyện.

Thực hiện định hướng của NHNo & PTNT VN về mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi có môi trường kinh doanh, trước hết là ưu tiên các vùng dân cư ở tập trung, các cụm kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn nông thôn. Thời gian qua, chi nhánh NHNo & PTNT Sóc Trăng đã mở thêm 07 chi nhánh trực thuộc tỉnh gồm:

- Chi nhánh Thành phố Sóc Trăng, chi nhánh Thạnh Phú, chi nhánh Ngã Năm, chi nhánh Châu Thành, chi nhánh Ba Xuyên, chi nhánh Trần Đề, Phòng giao dịch Khánh Hưng:

Ngoài ra còn có Phòng giao dịch Mê Kông (Ngân hàng loại IV) trực thuộc chi nhánh Thành phố Sóc Trăng, và Phòng giao dịch Đại Ngãi trực thuộc chi nhánh Long Phú.

Việc mở thêm mạng lưới chi nhánh chân rết ở địa bàn nông thôn đã mang lại những lợi ích thiết thực không chỉ đối với bản thân Ngân hàng mà đặc biệt người được hưởng lợi nhiều nhất là bà con nông dân - những khách hàng cần sự hỗ trợ vốn cùng các dịch vụ Ngân hàng khác kịp thời và hiệu quả nhất. Có thể nêu lên một số lợi ích cơ bản, dưới đây:

* Về phía khách hàng:

- Trước đây ở những địa bàn này, nông dân muốn đến giao dịch với chi nhánh Ngân hàng huyện phải vượt qua quãng đường bình quân từ 20 - 30km, nay rút xuống chỉ còn dưới 10km. Đường giao thông nông thôn thường xấu và phương tiện thiếu thốn nên đi lại hết sức khó khăn. Nhờ có điểm giao dịch gần họ tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.

- Họ có thể vay trả nợ kịp thời hơn, do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.

- Thúc đẩy người nông dân dành dụm, tiết kiệm vì họ có thể gởi những món tiền nhỏ vào Ngân hàng trong thời gian chưa sử dụng mà vẫn có lợi vì không phải tốn chi phí đi lại hoặc chi phí không đáng kể.

* Về phía Ngân hàng:

- CBTD có điều kiện gần gũi nông dân nên đầu tư vốn đảm bảo đúng đối tượng, kiểm tra giám sát khách hàng sử dụng vốn chặt chẽ hơn. Đôn đốc, xử lý nợ kịp thời.

- Hội sở tỉnh tách được khối lượng lớn giao dịch trực tiếp với khách hàng cho chi nhánh Thành phố Sóc Trăng, Ba Xuyên và Phòng giao dịch Khánh Hưng, từ đó chỉ cho vay các doanh nghiệp có quy mô lớn và chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo điều hành và kiểm tra giám sát các chi nhánh trực thuộc.

- Không ngừng tăng qui mô hoạt động kinh doanh do huy động vốn tại chỗ và vốn cho vay ra ngày càng gia tăng.

- Tiết kiệm chi phí kinh doanh.

Thực tế đã chứng minh, các chi nhánh mới mở ra được nông dân đồng tình ủng hộ, hầu hết hoạt động có hiệu quả, thu bù đắp chi và có phần đóng góp cho lợi nhuận toàn hệ thống.

2.2.2 Nguồn nhân lực

Do yêu cầu củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng và điều kiện, môi trường kinh doanh trên địa bàn nên đến năm 2009 chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sóc có tổng số CB.CNV là 394 người. Về công tác tổ chức cán bộ, chi nhánh đã triển khai và thực hiện bố trí sắp xếp lại lao động nhằm phát huy tối đa năng lực chuyên môn của CB.CNV. Qua đó đáp ứng tốt yêu cầu phát triển bộ máy theo đề án cơ cấu lại ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho CB.CNV phát huy năng lực và khả năng chuyên môn, tạo tiền đề cho việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.

Về trình độ chuyên môn, theo số liệu thống kê cho thấy: - Cao học: 4 người ( chiếm tỉ trọng 1,02% )

- Đại học: 293 người (chiếm tỉ trọng 74,36%).

- Cao đẳng và bổ túc sau trung học: 7 người (1,78%). - Trung cấp: 15 người (3,81%).

- Chưa qua đào tạo: 75 người (19,03%).

2.2.3 Thị phần và vị trí của NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng trên địa bàn Trăng trên địa bàn

Tham gia hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại tính đến thời điểm 31/12/2010 tỉnh Sóc Trăng gồm các tổ chức tín dụng:

- CN Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT (Agribank) - CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

- CN Ngân hàng Chính sách Xã hội

- CN Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) - CN Ngân hàng Công thương (Vietinbank) - CN Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (HMB) - CN Ngân hàng Sài Gòn ThươngTín (SacomBank) - CN Ngân hàng Phương Đông

- Phòng GD NH Sài Gòn Công thương (Saigonbank) - CN Ngân hàng Đông Á

- CN Ngân hàng An Bình - Quỹ Tín dụng Nhân dân

- Ngân hàng Việt Nam Thương tín (Vietbank)

2.2.3.1 Địa điểm giao dịch và mạng lưới

Đến nay chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng có 14 chi nhánh cấp 2, 01 phòng giao dịch trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh, 02 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp 2.

2.2.3.2 Về huy động vốn

- Trong giai đoạn 1992 - 1995 mới có NHNo & PTNT, NHĐT&PT và Ngân hàng Nông thôn Phú Tâm nên chi nhánh chiếm tuyệt đại bộ phận vốn huy động tại địa phương. Tuy nhiên, từ năm 1995 đến nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện nhiều NHTM và QTDND nên mức độ cạnh tranh đang diễn ra rất khốc liệt. Mặc dù vậy nhưng NHNo & PTNT vẫn chiếm thị phần cao nhất. Đến 31/12/2010, vốn huy động của chi nhánh giữ tỉ trọng gần 40% so tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng và các QTD trên địa bàn.

Bảng 2.2: VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NĂM 2007-2010 ĐVT: Triệu đồng Năm Tên các TCTD 2007 2008 2009 2010 Khối NHTMNN 2.303.651 2.724.794 3.939.858 4.740.563 NHNo&PTNT 1.828.527 2.033.116 2.477.567 3.002.958

Ngân hàng Đầu tư và phát triển 222.808 356.088 649.824 807.150

Ngân hàng Ngoại thương 125.270 172.007 515.608 541.991

Ngân hàng Công thương 127.046 163.583 296.859 388.464

Khối NHTMCP 576.930 1.065.648 1.833.907 2.615.251

Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL 218.966 349.145 635.112 852.805 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 268.190 471.659 822.888 1.136.027

Ngân hàng TMCP Phương Đông 4.945 27.347 40.297 64.581

Ngân hàng Sài gòn Công thương 28.249 85.470 123.677 141.505

Ngân hàng Vietbank 45.542 64.195 114.851 223.440

Ngân hàng Đông Á 11.038 67.832 97.082 150.617

Ngân hàng An Bình 46.276

Khối QTD+ NHCSXH 360.871 432.621 566.084 664.659

Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 355.483 426.340 563.433 651.818

Ngân hàng Chính sách xã hội 5.388 6.281 2.651 12.841

Toàn Tỉnh 3.241.452 4.223.063 6.339.849 8.020.473

Nguồn: Bảng báo cáo số liệu hoạt động ngân hàng toàn tỉnh của NHNN tỉnh Sóc Trăng [11]

Qua số liệu bảng 1, ta thấy tốc độ huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đều tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Khối NHTMNN vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội trong nguồn vốn huy động so với các NHTMCP, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm rất ấn tượng lại thuộc về các NHTMCP. Khối NHTMCP đã dần trở thành một “đối thủ đáng gờm”

trong “con mắt” của khối NHTMNN. Giải thích điều này, có thể thấy rằng các chi nhánh, phòng giao dịch của khối NHTMCP mới được thành lập hoặc được thành lập có vài năm như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-chi nhánh Sóc Trăng, Vietbank, ĐongA Bank .... hoạt động với số vốn đầu tư còn khá nhỏ và mạng lưới giao dịch còn ít nên chưa thể huy động vốn dễ dàng như khối các NHTMNN với bề dày kinh nghiệm hoạt động, mạng lưới rộng khắp và được người dân biết từ lâu. Bên cạnh đó, đặc điểm huy động vốn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng thể hiện rõ cạnh tranh lãi suất vẫn là công cụ chủ yếu để thu hút tiền gửi, thị phần huy động vốn khối NHTMCP tăng lên do lãi suất của các ngân hàng này thường cao hơn mức lãi suất huy động của khối NHTMNN, mặc dù ở hầu hết các ngân hàng này chưa có bộ phận marketing. Qua đó, cũng bộc lộ công tác nghiên cứu thị trường để tìm hiểu tâm lý, nhu cầu khách hàng chưa được quan tâm đúng mức.

Mặc dù thị phần huy động vốn có giảm nhưng so với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh, thị phần vốn huy động của chi nhánh qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đến năm 2010, thị phần vốn huy động đạt 37,44%.

Ta thấy rõ qua biểu đồ sau:

Hình 2.1: Thị phần vốn huy động của chi nhánh so với các NHTM khác trên địa bàn

Kết quả đạt được trên là do chi nhánh đã tích cực, nỗ lực trong việc thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều sản phẩm tiện tích cho khách hàng: huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gởi tiết kiệm gửi góp... thu hút được nhiều nguồn vốn từ dân cư. Tăng cường mở rộng mạng

56.41 43.59 NHNo & PTNT Các NH khác 37.44 62.56 NHNo & PTNT Các NH khác Năm 2007 Năm 2010

lưới: thành lập các ngân hàng khu vực, ngân hàng khu vực liên xã, phòng giao dịch... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc thực hiện quan hệ tiền gửi, thanh toán với ngân hàng.

Ngoài ra, chi nhánh luôn linh hoạt, nhạy bén nắm bắt những thông tin về đền bù đất (khu công nghiệp, vùng quy hoạch), khách hàng vừa có thu nhập... đồng thời có mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh để tranh thủ huy động nguồn vốn nhàn rỗi. Áp dụng cơ chế lãi suất linh động, tăng cường công tác tuyên truyền tiếp thị kết hợp với việc gia tăng các dịch vụ thanh toán, đồng thời cũng đã triển khai, đào tạo mỗi cán bộ tín dụng, nhân viên ngân hàng trở thành một tuyên truyền viên trong công tác huy động vốn.

Bảng 2.3: DƯ NỢ CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NĂM 2007-2010 ĐVT: Triệu đồng Năm Tên các TCTD 2007 2008 2009 2010 Khối NHTMNN 6.321.583 6.901.484 7.356.445 9.127.183 NHNo&PTNT 4.513.149 5.042.092 5.174.555 6.074.378

Ngân hàng Đầu tư và phát triển 636.085 700.053 789.691 1.142.063

Ngân hàng Ngoại thương 897.689 875.998 972.440 1.208.327

Ngân hàng Công thương 274.660 283.341 419.759 702.415

Khối NHTMCP 944.482 1.405.963 1.832.072 2.022.949

Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL 483.260 588.627 706.868 770.287

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 274.740 427.097 731.720 827.531

Ngân hàng TMCP Phương Đông 45.450 59.313 87.693 81.539

Ngân hàng Sài gòn Công thương 24.011 47.936 59.103 63.665

Ngân hàng Đông Á 45.739 65.247 187.624 214.540

Ngân hàng Vietbank 71.282 217.743 59.064 56.444

Ngân hàng An Bình 8.943

Khối QTD+ NHCSXH 747.250 1.112.568 1.569.980 1.984.818

Ngân hàng Chính sách xã hội 444.903 713.045 989.698 1.271.932

Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 302.347 399.523 580.282 712.886

Toàn tỉnh 8.013.315 9.420.016 10.758.497 13.134.950

Nguồn: Bảng báo cáo số liệu hoạt động ngân hàng toàn tỉnh của NHNN tỉnh Sóc Trăng [11]

Đứng trên góc độ xét dư nợ theo loại hình TCTD thì dư nợ cho vay của các các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư cho vay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Hệ thống các Chi nhánh của các ngân hàng thương mại Nhà nước gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đóng trên địa bàn vẫn đảm đương nhiệm vụ cung cấp nguồn vốn tín dụng chủ yếu đến các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn đang giảm dần (Năm 2007 chiếm 78,52%, năm 2008: 73,3% và đến năm 2010 chỉ còn 69,49%). Nguyên nhân do thời gian qua trên địa bàn đã ra đời hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần cộng thêm yếu tố khách quan là nhu cầu về tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác tại Sóc Trăng rất lớn nên hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất nhanh. Thị phần được chia sẻ dần từ các ngân hàng thương mại nhà nước sang các loại hình ngân hàng khác là tất yếu khách quan và xu thế này sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.

Sự đa dạng hoá các loại hình ngân hàng đang mang lại nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng và thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển. Nếu như trước đây khách hàng không có nhiều chọn lựa vì ngân hàng ít, dịch vụ ngân hàng đơn điệu thì hiện nay khách hàng có thể tự do lựa chọn ngân hàng nào cung cấp dịch vụ tốt nhất để giao dịch. Cạnh tranh cũng buộc các ngân hàng không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, cung cách phục vụ, đẩy mạnh tiếp thị. Ngân hàng đang ngày càng gần gũi, thân thiện hơn đối với doanh nghiệp và người dân.

Hình 2.2: Thị phần dư nợ của NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng trên địa bàn 55.57 44.43 NHNo & PTNT Các NH khác 46.25 53.75 NHNo & PTNT Các NH khác Năm 2010 Năm 2007

Xét trên địa bàn tỉnh trong những năm qua cũng không ngừng phát triển. Năm 2007 dư nợ của chi nhánh chiếm 56% thị phần trên địa bàn. Mặc dù từ năm 2008 có nhiều NHTM cổ phần lăm le đi vào hoạt động và tiếp thị đến từng khách hàng với chính sách ưu đãi làm cho khách hàng có xu hướng trông chờ vào các NHTM nhưng với NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng vẫn giữ thị phần dư nợ là 53%,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)