GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 81 - 82)

NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

3.3.1. Giải pháp cơ bản dựa trên mô hình kinh tế lượng

- Các kết quả nghiên cứu này đem lại một số hàm ý cho các nhà quản trị tại Việt Nam. Cụ thể, đối với các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN cần tập trung vào yếu tố tạo nhiều cơ hội tăng trưởng, đặc biệt là tăng tốc độ tăng trưởng tài sản.

- Ngoài việc chú trọng đến các đặc điểm như tài sản, điều chỉnh tỷ lệ nợ sao cho phù hợp với vốn chủ sở hữu, hay là tài sản dài hạn như thế nào là hợp lý so với tổng tài sản, chi phí bỏ ra bao nhiêu là cân đối với doanh thu,… các DNNN cũng cần tập trung cho chiến lược định vị thương hiệu của mình, cần tạo dựng danh tiếng của công ty dựa trên sự uy tín trong kinh doanh.

- Các DNNN niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể:

 Nắm bắt được tốc độ tăng trưởng tài sản của Doanh nghiệp mình phải tăng bao nhiêu là hợp lý với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý và đầu tư của DN mình. Chú ý việc tăng trưởng tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh để tăng hiệu quả hoạt động của DN.

 Giảm tỷ lệ Tài sản dài hạn so với tổng tài sản, giảm việc đầu tư vào tài sản dài hạn để tạo ra vốn lưu động ròng tăng lên. Việc vốn lưu động ròng tăng lên chứng tỏ công ty có cơ cấu tài chính ổn định, rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán thấp. Tuy nhiên, việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro sẽ xảy ra, bởi vì một cơ cấu tài chính ổn định với tỷ lệ vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn cao sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn đồng thời làm cho việc sử dụng vốn kém linh hoạt, dễ dẫn đến tình trạng thừa vốn, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Ngược lại, DN có vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn thấp sẽ giúp DN giảm được chi phí sử dụng vốn (do nguồn vốn dài hạn có chi phí cao hơn nguồn vốn ngắn hạn). Vì vậy các nhà

quản trị của DNNN cần có một quyết định sáng suốt khi giảm tỷ lệ TSDH/TTS như thế nào là tốt nhất với DN.

- Mặc dù tỷ lệ Nợ/VCSH ảnh hưởng ít nhất đến ROE nhưng hiện nay tỷ lệ Nợ/VCSH trung bình ở các DNNN đang >1, điều này sẽ gây rủi ro trong thanh toán và tài chính của DN, vì vậy các DNNN nên giảm tỷ lệ này để hiệu quả hoạt động của DN mình được tốt hơn. Tuy nhiên, việc giảm tỷ lệ Nợ/VCSH tùy thuộc vào tình hình của từng DN, không có một tỷ lệ chung nào cho tất cả DN.

- DNNN cần nắm bắt được các nhân tố nào tác động đến DN mình nhiều nhất. Điển hình như ưu tiên việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tài sản để tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng hoạt động của DN. Thứ hai là, giảm tỷ lệ TSDH/TTS, sử dụng tài sản ngắn hạn nhiều và giảm nguồn vốn dài hạn để giảm chi phí sử dụng vốn. Cuối cùng là giảm tỷ lệ Nợ/VCSH vì hiện nay trung bình tỷ lệ này ở các DNNN > 1, gây rủi ro thanh toán và tài chính của DNNN. Chính sách tài chính linh hoạt theo từng ngành nghề và hoàn cảnh khác nhau nên các DNNN cần tìm giải pháp để đưa tỷ lệ này ở mức tốt nhất.

Các giải pháp này có thể sử dụng chung cho các DNNN có Nhà nước sở hữu từ 35%-<=50% và >51% bởi nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt về sở hữu nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)