TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38)

2.1.1. Quá trình hoạt động và phát triển của Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam

DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội do nhà nước giao.

Quá trình phát triển DNNN ở Việt Nam gắn liền với quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Có thể chia ra ba giai đoạn trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới.

Giai đoạn 1980-1986, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ sáu (khóa IV) tháng 9-1979 đã ra Nghị quyết, trong nhấn mạnh phải “cải tiến chính sách phân phối, lưu thông” (giá, lương, tài chính, ngân hàng). Tiếp đó chính phủ đã ban hành các Quyết định quan trọng như Quyết định số 25/CP tháng 1-1981 về áp dụng kế hoạch ba phần, Quyết định 16/HĐBT tháng 6-1986 đều đưa ra những quan điểm và biện pháp đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện cải tiến, cơ chế quản lý nói chung,… Các biện pháp đổi mới giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc tháo gỡ những vướng mắc, rào cản của chế độ cũ, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tụt dốc. Tuy nhiên, các biện pháp này mang tính nửa vời dẫn đến khó kiểm soát, đánh giá,… Có thể thấy nhà nước đã có những đổi mới đáng kể nhưng về bản chất hoạt động mang tính bao cấp, phục vụ chỉ đạo của nhà nước. Do vậy, trong giai đoạn này cho thấy các DNNN chưa có một ý tưởng nào về việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Giai đoạn từ năm 1986 đến 2001, giai đoạn này gắn liền với việc khẳng định đường lối của Đảng và Nhà nước ta, bắt đầu từ đại hội VI của Đảng. Đổi mới DNNN từ năm 1986 đã thực sự trở thành nội dung quan tâm của tiến trình đổi mới toàn bộ hệ thống kinh tế theo hướng nhất quán chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tháng 11-1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

ban hành Quyết định 217/HĐBT đánh dấu bước đổi mới cơ bản doanh nghiệp Nhà nước theo hướng áp dụng cơ chế thị trường. Tiếp theo là các Nghị định 50/HĐBT (3-1988) bổ sung Quyết định 217. Đến Đại hội IX, Đảng ta chủ trương: “hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp Nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng”. Trong giai đoạn này một loạt các biện pháp được áp dụng: chuyển từ định mức vốn (vốn pháp định) sang chế độ xác định vốn điều lệ cho DN, tăng quyền tự chủ tài chính, đồng thời gắn chặt trách nhiệm bảo tồn vốn, áp dụng một loạt các hình thức tài chính như bán trái phiếu, lập các quỹ dự trữ tài chính,…

Giai đoạn từ năm 2001 – nay (đẩy mạnh cổ phần hóa), điểm khác biệt cơ bản trong đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn này so với hai giai đoạn trước là ở chỗ, các biện pháp tập trung vào việc tổ chức sắp xếp lại DNNN (trong khi hai giai đoạn trước chủ yếu là đổi mới cơ chế theo hướng thương mại hoá). Có thể thấy, trong giai đoạn đẩy mạnh đổi mới từ năm 1990 đến nay, với các biện pháp tổ chức, sắp xếp lại DNNN, nhà nước đã tạo mọi điều kiện để các DNNN phát huy được nội lực và các yếu tố thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào nhà nước, đặc biệt giảm sự phụ thuộc vào cơ chế cấp phát vốn của nhà nước. Do vậy, trong các DNNN, bước đầu đã hình thành chiến lược quản lý vốn nói riêng và kế hoạch tài chính nói chung. Song, các DNNN vẫn chưa nhận thức được đầy đủ, khách quan về việc xây dựng hiệu quả hoạt động cho DNNN. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các DNNN chưa cao như hiện nay.

2.1.2. Những nét tổng quan đặc trưng của Doanh nghiệp Nhà nước

2.1.2.1. Số lượng Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh

doanh qua các năm

Bảng 2.1: Số DNNN hoạt động sản xuất từ 2008-2012

Đơn vị: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm

31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Tổng số 192.200 236.593 279.375 325.879 341.621

DNNN 3.328 3.364 3.283 3.269 3.254

DNNN/Tổng số (%) 1,73 1,42 1,18 1,00 0,95

Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2011-2012 [16] [17]

Tính đến cuối năm 2008 tổng số DNNN đang hoạt động là 3.328 doanh nghiệp chiếm 1,73% so với tổng số DN trên toàn cả nước. Tỉ trọng giữa DNNN so với tổng số DN này giảm dần qua các năm, vào 2008 tỷ trọng này là 1,73% và đến 2012 còn 0,95%, điều này cho thấy sự nổ lực đi đúng hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc tái cơ cấu lại DNNN.

Số lượng DN tham gia hoạt động sản xuất tăng nhanh, tính đến ngày 31/12/2012 tốc độ tăng gấp 77,7% so với ngày 31/12/2008. Và đến cuối năm 2012, số lượng DNNN giảm đi 2,2% so với năm 2008.

2.1.2.2. Vốn sản xuất hoạt động kinh doanh và doanh thu thuần

Qua Bảng 2.2 cho thấy DNNN có quy mô vẫn còn rất lớn mặc dù nguồn vốn này đã ngày càng giảm. Vốn sản xuất kinh doanh chiếm gần bằng 1/2 (45%) nguồn vốn của cả nước vào năm 2008 và nguồn này giảm xuống còn hơn 1/3 (32,7%) so với nguồn vốn của cả nước, điều này cho thấy việc thực hiện tái cấu trúc DNNN đã và đang thực hiện một cách có hiệu quả.

Bảng 2.2: Vốn sản xuất hoạt động kinh doanh và Doanh thu thuần Đơn vị: nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn DNNN 2742,8 3001,6 3492,6 4816,8 4841,6 Tổng vốn 6092,3 7723,5 10632,1 14011,8 14799,6 Vốn DNNN/Tổng vốn (%) 45,0 38,9 32,8 34,4 32,7 DTT DNNN 1556 1440,5 1877 2826 2737 Tổng DTT 5344,9 5742,3 7331,4 10450,7 10407,7 DTT DNNN/Tổng DTT (%) 29,1 25,1 25,6 27,0 26,3

Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2011-2012 [16] [17]

Tuy nguồn vốn sản xuất kinh doanh chiếm khá lớn nhưng doanh thu thuần so với khu vực ngoài Nhà nước thì kém hiệu quả hơn và ngày càng giảm dần. Vào năm 2008, doanh thu thuần của DNNN so với DN ngoài nhà nước chỉ có 29% và giảm dần chỉ còn 26,3% vào năm 2012, việc sử dụng nguồn vốn nhà nước tại các DNNN đã có nhiều sai sót gây thất thoát tài sản của nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ dẫn đến hiệu quả thấp. Việc quản lý, giám sát vốn NN tại các DNNN là một việc làm rất cần thiết để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của DN, cần mạnh tay giải thể, phá sản đối với những DN hoạt động yếu kém.

2.1.2.3. Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật

Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước được trang bị máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau, có những thiết bị lạc hậu, già cỗi, sản xuất từ những năm 50, 60. Có đến 80% thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp Nhà nước lạc hậu so với các nước tiên tiến vài ba chục năm. Trong khi tốc độ đổi mới công nghệ chỉ ở mức 10% là quá chậm so với tốc độ đổi mới công nghệ của hai khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới về chuyển giao công nghệ, nếu tính đến năm 2005 chỉ số ứng dụng công nghệ của nước ta chỉ đứng thứ 92/117, chỉ số đổi mới công nghệ có cao hơn nhưng vẫn thấp hơn Thái Lan 42 bậc, tỷ lệ sử dụng công

nghệ cao thấp, chỉ vào khoảng 20% trong khi các nước trong khu vực như Philippines là 29%, Malaysia 51%, Singapore 73%. Theo cơ quan tình báo kinh tế, chỉ số sẵn sàng điện tử của Việt Nam xếp thứ 61/65 quốc gia được điều tra, kém Malaysia 30 bậc và kém Singapore đến 54 bậc.

Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật đã và đang tạo ra các sản phẩm thấp và không ổn định, làm hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (khi giá thành các sản phẩm trong nước thường cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20 đến 40%). Ðây là hệ quả việc sử dụng các công nghệ tụt hậu từ hai, ba thế hệ, chưa làm chủ được công nghệ nguồn, chậm đổi mới công nghệ. Một trong những yếu tố quan trọng cho đổi mới công nghệ là nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Theo các số liệu điều tra gần đây cho thấy nguồn lực quan trọng này chỉ chiếm 7,24% lực lượng lao động, trong đó có 71,9% trình độ đại học, 26,9% cao đẳng, 0,9% thạc sĩ, trình độ tiến sĩ là 0,14% và phân bố không đều, ngoài ra còn nhiều bất hợp lý khác trong các doanh nghiệp.

Xem xét việc sử dụng vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cho thấy chỉ có 87,2% dùng vào mục đích đổi mới công nghệ, nhưng chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với 90,6% tổng nguồn vốn thực hiện. Ðối với các doanh nghiệp nhà nước, do còn vị thế độc quyền nên không chịu sức ép cạnh tranh, có tâm lý dựa dẫm vào sự bảo hộ của Nhà nước, do vậy vốn dành cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm 8,7%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ chiếm 0,67%, trong khi đó hầu hết các nước phát triển chi phí dành cho nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường, nhu cầu khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm tạo ra công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của khách hàng, làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo vị thế vững chắc trên thị trường.

2.1.3. Thực trạng về hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp Nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam

Để có thể nhìn nhận một cách khách quan và khoa học một vấn đề kinh tế, người ta thường sử dụng các nghiên cứu chọn mẫu. Trên cơ sở các đặc trưng của mẫu người ta sẽ rút ra được đặc trưng của tổng thể, với điều kiện mẫu được chọn phải mang tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Tổng thể nghiên cứu trong luận văn là hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước, mẫu nghiên cứu được chọn là 89 doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước trên 35% được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, đảm bảo tính chất đại diện cho tổng thể nghiên cứu vừa đảm bảo tính minh bạch thông tin DNNN.

Bảng 2.3: Cơ cấu các DNNN niêm yết được chọn mẫu nghiên cứu theo quy mô sở hữu Nhà nước đến cuối năm 2012

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Sở hữu Nhà nước 35%-<50% 50%-<75% >75%

Số lượng 17 67 5

Tỷ trọng/89 DNNN (%) 19,1 75,28 5,62

Nguồn: tự thống kê ở trang web Vndirect.com.vn

Như vậy, theo Bảng 2.3 các DNNN được niêm yết tại HOSE được chọn làm mẫu nghiên cứu phản ánh tương đối chính xác những đặc trưng của tổng thể nghiên cứu, là hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước. Vì thế, có thể được sử dụng một cách hữu ích cho việc phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước niêm yết.

Qua Bảng 2.4 cho thấy DNNN đầu tư rất nhiều lĩnh vực. Trong đó, chiếm nhiều nhất ở lĩnh vực Sản xuất 28,09% (25 DN), Xây dựng và bất động sản là 17,98% (16 DN), Vận tải và kho bãi 12,36% (11 DN), Thương mại là 12,36% (11 DN) và ít nhất là lĩnh vực Dịch vụ chuyên môn khoa học kỹ thuật 1,12% (1 DN), DV lưu trú và ăn uống 2,25% (2 DN), Khai khoáng 2,25% (2 DN)

Bảng 2.4: Cơ cấu các DNNN niêm yết chọn mẫu nghiên cứu theo ngành vào năm 2012

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Quy mô DN DV CM- KHKT DV lưu trú và ăn uống Kkhoáng SX SX N-L- NN TC &BH TI cộng đồng TM VT&kho bãi XD &BĐS Số lượng DN 1 2 2 25 4 6 11 11 11 16 Tỷ trọng/89DNNN (%) 1,12 2,25 2,25 28,09 5,62 5,62 12,36 12,36 12,36 17,98

Nguồn: thống kê ở trang web Vndirect.com.vn và tính toán của tác giả

Trước tình hình hiệu quả vốn đầu tư Nhà nước vào các doanh nghiệp được đặt ra nhiều vấn đề, vào ngày 19/09/2012 Chính phủ ban hành Nghị định 71/2013/NĐ-CP quy định về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nhà nước chỉ đầu tư vốn để thành lập mới doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng; ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Đóng góp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước vào tăng trưởng GDP đã giảm rất nhanh từ mức 33% trong giai đoạn 2001-2005 xuống chỉ còn 19% trong giai đoạn 2006-2010, trong khi đó đóng góp của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài tăng từ 45% lên 54% trong cùng thời kỳ.

2.1.3.1. Doanh thu thuần

Doanh thu thuần của DN cho biết được toàn bộ số tiền mà DN thu được trong quá trình sản xuất, đầu tư, kinh doanh vào một thời kỳ nhất định. Doanh thu thuần chính là nguồn để trang trải các khoản chi phí sản xuất kinh doanh để thực hiện việc tái sản xuất giản đơn và nó cũng là nguồn để tái sản xuất mở rộng.

Bảng 2.5: Doanh thu thuần (DTT) của các DNNN niêm yết trên HOSE so với DTT của TTCK Đơn vị tính: triệu đồng Ngành Năm 2012 2011 2010 2009 Dịch vụ chuyên môn- Khoa học-Kỹ thuật 479.463 499.045 489.583 485.330 Chỉ số ngành 479.463 499.045 489.583 485.330 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 105.711 95.627,50 90.451,50 72.926,5 Chỉ số ngành 112.000 122.000 138.000 116.000 Khai khoáng 6.263.037 4.882.433,50 4.035.078,50 2.220.741 Chỉ số ngành 1.789.000 834.000 698.000 389.000 Sản xuất 3.132.335,40 2.712.040,36 2.098.263,72 1.683.818,08 Chỉ số ngành 1.204.000 2.195.000 1.742.000 1.321.000 Sản xuất Nông-Lâm- Ngư 1.036.794,60 1.289.749,80 881891,8 506.148,40 Chỉ số ngành 759.000 929.000 647.000 390.000

Tài chính và bảo hiểm 2.765.397 2.815.735 2.321.894 1.863.701

Chỉ số ngành 4.927.000 13.463.000 9.815.000 4.073.000

Tiện ích cộng đồng 7.586.484,45 6.906.953,09 5.274.259,55 3.414.410,82

Chỉ số ngành 3.884.000 4.588.000 3.512.000 2.290.000

Thương mại 3.096.256,36 3.391.900 2.818.388,55 2.131.260,64

Chỉ số ngành 1.960.000 2.856.000 2.570.000 2.104.000

Vận tải và kho bãi 1.314.054,64 1.440.442,82 1.280.869,73 898.022,64

Chỉ số ngành 599.000 988.000 827.000 595.000

Xây dựng và BĐS 518.058,81 653.163,38 1.145.130,06 470.072,19

Chỉ số ngành 430.000 657.000 703.000 523.000

Qua bảng số liệu trên cho thấy những ngành mà tỷ trọng DNNN chiếm nhiều nhất trong tổng số DNNN niêm yết như ngành Sản xuất, Xây dựng và bất động sản, Vận tải và kho bãi, Thương mại thì doanh thu thuần (DTT) bình quân có phần tốt hơn so với DTT của ngành. Đặc biệt, ở ngành Vận tải và kho bãi, từ năm 2009- 1012, DTT bình quân của DNNN cao hơn khoảng từ 1,5 lần so với ngành, điều này cho thấy các DNNN quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được uy tín của mình trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm tạo ra điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.

Một điều đáng chú ý là mặc dù chỉ có 2 DNNN trong 14 DN ở ngành Khai khoáng nhưng DTT bình quân của DNNN rất cao, gấp khoảng gần 6 lần ở giai đoạn 2009-2011 và giảm còn gần 4 lần vào năm 2012. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều thập kỷ qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với vị trí, vai trò trong quá trình phát triển Kinh tế-Xã hội (KT-XH) của đất nước. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế theo cơ chế thị trường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và thị trường tiêu thụ như dự án sản xuất alumin và điện phân nhôm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)