Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 65)

Phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến độc lập bao gồm: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản, Tốc độ tăng trưởng tài sản và biến phụ thuộc là Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Kết quả thống kê mô tả của các biến đưa vào phân tích hồi quy:

Bảng 2.12: Thống kê mô tả các biến hồi quy

Trung bình Độ lệch chuẩn Kích thước

mẫu

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 18,4394 11,60512 89

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu 159,8479 145,64257 89

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 49,4921 20,96792 89

Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng

tài sản 44,4539 23,31341 89

Tốc độ tăng trưởng tài sản 16,3085 15,34531 89

Giá trị của các biến độc lập được tính trung bình dựa trên các biến quan sát thành phần của các biến độc lập đó. Giá trị của biến phụ thuộc là giá trị trung bình của các biến quan sát về xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Phân tích được thực hiện bằng phương pháp Enter. Các biến được đưa vào cùng một lúc để xem biến nào được chấp nhận. Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Bảng 2.13: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình

Biến phụ thuộc: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn sự

đoán

1 ,576a ,332 ,301 9,70602

Biến dự đoán: (Hằng số), Tốc độ tăng trưởng tài sản, Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản, Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

Biến phụ thuộc: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Kết quả cho thấy mô hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với mức ý nghĩa 5%. R2 hiệu chỉnh = 0,301 có ý nghĩa là có khoản 30,1% sự thay đổi Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được giải thích bởi sự thay đổi của Tốc độ tăng trưởng tài sản, Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản, Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong điều kiện có tính đến kích cỡ mẫu và số lượng biến độc lập trong mô hình. Còn lại 69,9% Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được giải thích bằng các yếu tố khác.

Bảng 2.14: Phân tích phương sai (hồi quy)

ANOVAa Mô hình Tổng các bình phương df Bình phương trung bình F Sig. 1 Phần hồi quy 3938,371 4 984,593 10,451 ,000b Phần dư 7913,367 84 94,207 Tổng cộng 11851,738 88

hình Các biến được đưa vào

Các biến bị

loại bỏ Phương pháp

1

Tốc độ tăng trưởng tài sản Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

a.Biến phụ thuộc: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

b.Biến dự đoán: (Hằng số), Tốc độ tăng trưởng tài sản, Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản, Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Trong bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig. = 0.000), nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 2.15: Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter

Mô hình Hệ số hồi quy chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF 1 Hằng số 27,555 4,132 6,668 ,000 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu -,027 ,014 -,339 -1,967 ,053 ,268 3,732 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản -,051 ,094 -,092 -,540 ,591 ,273 3,666 Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản -,140 ,045 -,282 -3,089 ,003 ,953 1,049 Tốc độ tăng trưởng tài sản ,243 ,070 ,322 3,462 ,001 ,921 1,085

Qua bảng 3.5, nếu sig.<0,06 tương đương với độ tin cậy 94% thì nhân tố đó được chấp nhận, có nghĩa là yếu tố đó có tác động đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Kết quả hồi quy cho thấy có 3 nhân tố thỏa mãn điều kiện là: Tốc độ tăng trưởng tài sản, Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản, Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Dấu của yếu tố đều thỏa với giả thuyết đưa ra.

Hệ số hồi quy thể hiện dưới hai dạng: chưa chuẩn hóa (Unstandardized) và chuẩn hóa (Standardized). Vì hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B), giá trị của nó phụ thuộc vào các biến cho nên chúng ta không thể dùng chúng để so sánh mức độ tác

động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng một mô hình được. Hệ số hồi quy chuẩn hóa (beta, ký hiệu β) là hệ số chúng ta đã chuẩn hóa các biến. Tuy nhiên, tác giả chọn hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa để thiết lập mô hình hồi quy. Phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau:

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 27,555 + (-0,027)*Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu + (-0,140)*Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản + 0,243*Tốc độ tăng trưởng tài sản

Kết luận: ROE chịu tác động lớn nhất bởi nhân tố tốc độ tăng trưởng tài sản (β5 = 0,243).

Nếu giữ tỷ lệ TSDH/TTS và Tốc độ tăng trưởng TS không đổi, khi Tỷ lệ Nợ/VCSH tăng lên 1% thì ROE giảm đi 0,027%. Nếu giữ tỷ lệ Nợ/VCSH và Tốc độ tăng trưởng TS không đổi, khi tỷ lệ TSDH/TTS tăng lên 1% thì ROE giảm đi 0,14%. Nếu giữ tỷ lệ Nợ/VCSH và TSDH/TTS không đổi, khi tỷ lệ Tốc độ tăng trưởng TS tăng lên 1% thì ROE tăng lên 0,243%. Các kết quả phân tích trên đây sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những hàm ý kiến nghị cho các nhà quản trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)