Kiểm định sự khác nhau về ROE theo sở hữu nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65)

Kiểm định Independent-sample T-test sẽ cho ta biết có sự khác biệt về ROE giữa 2 nhóm gồm mức sở hữu của nhà nước từ 35% -<51% và <51%. Biến định tính này có giá trị là 1 nếu là công ty nhà nước theo luật doanh nghiệp năm 2005 (có tỷ lệ vốn nhà nước chiếm từ 51% trở lên), nếu tỷ lệ sở hữu nhà nước có khoảng từ 35%-50% thì có giá trị là 0

Giả thuyết Ho: Có sự khác nhau về ROE giữa 2 nhóm sở hữu NN >51% và nhỏ hơn 51%

Bảng 2.16: Kiểm định T-test đối với biến Sở hữu nhà nước Sở hữu Nhà nước N Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình sai số chuẩn Lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu Nhà nước sở hữu <=50% 17 19,3319 10,75075 2,60744

Nhà nước sở hữu

>50% 72 18,2286 11,85935 1,39764

Kiểm định

phương sai Kiểm định T cho sự bằng nhau của giá trị trung bình

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Sai lệch trung bình Sai lệch của S.E Sự khác nhau Dưới Trên Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Giả định phương sai bằng nhau ,096 ,758 ,351 87 ,727 1,10327 3,14506 -5,14788 7,35441 Giả định phương sai khác nhau ,373 26,031 ,712 1,10327 2,95840 -4,97746 7,18399

Qua kết quả Bảng 3.6 trên thì sig. trong kiểm định t =0,727 > 0,05 nên ta kết luận không có sự khác biệt về giữa hai nhóm có mức sở hữu nhà nước >51% và <51%. Suy ra, bác bỏ Ho

Kết luận: Mức sở hữu Nhà nước không ảnh hưởng đến ROE

2.2.3.2. Kiểm định về sự khác nhau về ROE theo ngành nghề kinh doanh

Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of variance) để xem xét sự khác biệt về xu hướng tiêu dùng giữa các nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau. Vì ngành Dịch vụ chuyên môn Khoa học và Kỹ thuật chỉ có 1 mẫu nên có thể bị lỗi khi chạy mô hình nên ngành này được loại bỏ khi chạy mô hình ANOVA.

Giả thuyết Ho: Có sự khác nhau về xu hướng tiêu dùng giữa các nhóm ngành nghề kinh doanh.

Kết quả kiểm định phương sai trong bảng Test of Homogeneity of Variances cho thấy, với mức ý nghĩa sig.= 0.52 có thể nói phương sai đánh giá về ngành nghề

kinh doanh khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA sử dụng tốt.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig.< 0.1 (sig.= 0.006), có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ngành nghề kinh doanh khác nhau của các DNNN.

Bảng 2.17: Kiểm định Anova đối với biến ngành nghề kinh doanh

ANOVA Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 2714,888 8 339,361 2,934 ,006 Nội bộ nhóm 9136,404 79 115,651 Tổng 11851,291 87 Multiple Comparisons

(I) Ngành nghề kinh doanh Khác biệt trung bình (I-J)

SE Sig.

Khoảng tin cậy 90% Giới hạn dưới Giới hạn trên Sản xuất Nông-Lâm- Ngư nghiệp

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 14,95050 8,99753 1,000 -12,8363 42,7373

Khai khoáng 4,46925 8,99753 1,000 -23,3176 32,2561

Sản xuất 7,79600 5,26841 1,000 -8,4743 24,0663

Tài chính và bảo hiểm 20,59800 6,80149 ,120 -,4069 41,6029

Tiện ích cộng đồng 13,68914 5,80033 ,747 -4,2239 31,6022

Thương mại 18,73482* 5,80033 ,065 ,8218 36,6478

Vận tải và kho bãi 18,81073* 5,80033 ,062 ,8977 36,7237

Xây dựng và bất động sản 14,02644 5,50984 ,463 -2,9895 31,0423

Theo kết quả phân tích sâu ANOVA, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm ngành Sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp với hai nhóm ngành Thương mại và Vận tải & Kho bãi với giá trị sig. tương ứng là 0,65 và 0,62. Không có sự khác biệt giữa các nhóm Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Khai khoáng, Sản xuất, Tài chính và bảo hiểm, Tiện ích cộng đồng, Xây dựng và bất động sản.

2.2.3.3. Kiểm định sự khác nhau về ROE theo tỷ lệ Nợ/ VCSH và biến Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc

Phân tích hồi quy với hai biến độc lập là tỷ lệ nợ/VCSH, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc và biến phụ thuộc là ROE. Biến Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là biến định lượng và biến này có một cặp phạm trù. Việc Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định chính sách nhanh chóng. Sở dĩ tác giả lựa chọn các biến định lượng này vì sẽ đánh giá được là việc bảo thủ hay phóng khoáng của lãnh đạo doanh nghiệp khi cân nhắc sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động của DNNN hay không.

Giả thuyết Ho: Có sự khác nhau về ROE do sự tác động của nhân tố Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc và tỷ lệ nợ/VCSH

Bảng 2.18: Phân tích phương sai

Mô hình Tổng các bình phương df Bình phương trung bình F Sig. 1 Phần hồi quy 1462,870 2 731,435 6,055 ,003b Phần dư 10388,867 86 120,801 Tổng cộng 11851,738 88

Trong bảng phân tích ANOVA, ta thấy giá trị sig. rất nhỏ (sig. = 0.003), nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Và chứng tỏ có ít nhất 1 β#0.

Bảng 2.19: Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter Mô hình Hệ số hồi quy chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Dung sai VIF 1 (Constant) 22,318 1,786 12,495 ,000 Dummy biến chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc 2,731 2,789 ,100 ,979 ,330 ,968 1,033 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu -,028 ,008 -,355 -3,461 ,001 ,968 1,033

Trong kết quả trên, nếu sig.<0,05 tương đương với độ tin cậy 95% thì nhân tố đó được chấp nhận, có nghĩa là nó có sự tác động đến ROE. Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có biến Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thỏa mãn điều kiện vì sig.=0,001, biến chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc không thỏa điều kiện vì sig.=0,33.

Vì vậy, bác bỏ giả thuyết Ho tức là không sự khác nhau về ROE do sự tác động của nhân tố Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc và tỷ lệ nợ/VCSH.

2.2.4. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Cũng như bất kỳ dự án nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có nhiều hạn chế. Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ được thực hiện đối với các DNNN được niêm yết trên Sở giao dịch trên sàn chứng khoán TP.HCM. Nhiều DN khác có mức sở hữu của nhà nước <35% và được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội nên được tiếp tục thực hiện trong các nghiên cứu khác nhau để tăng độ tổng quát cho mô hình nghiên cứu.

Thuế là một nhân tố rất quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, cả trên lý thuyết và các kiểm chứng thực tế. Tuy nhiên, trong điều kiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, áp dụng một mức thuế suất chung nhất cho mọi ngành nghề, mọi doanh nghiệp ở các địa phương khác nhau đều cố định ở mức 25% (trừ một số loại hình doanh nghiệp ưu đãi đầu tư) thì không thể nghiên cứu được tác động của thuế đến hiệu quả hoạt động của DNNN Việt Nam. Do vậy, trong mô hình kinh tế lượng đề xuất không có biến giải thích là thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong điều kiện sau này khi chính sách thuế của Việt Nam phát triển hoàn thiện hơn nữa thì nhất thiết biến này cần được đưa vào để hoàn thiện mô hình.

Để nhận thấy khác biệt trong sự tác động của các nhân tố theo từng nhóm ngành nghề kinh doanh, nghiên cứu này có thể phân tích theo từng nhóm ngành (chạy riêng các mô hình hồi quy), sau đó so sánh độ mạnh yếu của từng nhân tố (thông qua hệ số B). Từ đó có thể đưa ra các kết luận và hàm ý chính sách riêng cho từng nhóm ngành.

Các biến phân tích chủ yếu vẫn là các nhân tố thuộc nội tại của DNNN mà chưa phân tích đến các nhân tố môi trường bên ngoài DN như là các chính sách quản lý tài chính đối với DNNN, minh bạch thông tin thị trường, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển,…

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH

NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.3.1. Thành tựu đạt được

Cùng với những thành công của quá trình đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước cũng đã đạt được một số chuyển biến theo hướng tích cực, dần dần từng bước cải thiện tình hình tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN.

2.3.1.1. Các Doanh nghiệp Nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán đã bước đầu xây dựng được cơ cấu tài chính ổn định khoán đã bước đầu xây dựng được cơ cấu tài chính ổn định

Một số doanh nghiệp nhà nước đã thiết lập được cơ cấu tài chính biểu hiện ở hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu hay nợ trên tổng vốn. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định, thì việc một số doanh nghiệp đã có chiến lược huy động nợ dài hạn là một kết quả đáng khích lệ. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã xác định được kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính dài hạn, ổn định.

Khả năng thanh toán lãi vay lớn cho thấy mặc dù tỷ lệ vốn vay cao nhưng khả năng chi trả lãi và vốn gốc của các DNNN niêm yết tại thời điểm năm 2012 là khá an toàn. Điều này có thể dẫn đến thực tế là khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của các DNNN niêm yết vẫn được duy trì theo hướng tích cực.

2.3.1.2. Doanh thu Doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng

Doanh thu thuần đều gia tăng qua các năm, năm 2010 tăng 48,66% so với năm 2009, năm 2011 tăng 20,80% so với năm 2010, năm 2012 tăng 6,52% so với năm 2011. Mặc dù tình hình kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn nhưng DTT của các DNNN cũng đã có bước tiến triển tốt. Việc gia tăng DTT được duy trì chứng tỏ các DNNN ngày càng có những chiến lược, những hoạch định phù hợp với từng tình hình kinh tế. Điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và cũng cố vị thế cho các DNNN.

Để có được sự tăng trưởng đáng khích lệ trên, trước tiên phải kể đến nỗ lực của chính các DNNN. Các DNNN đã chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh qua những dự án đầu tư hiệu quả để tạo nguồn doanh thu. Hơn ai hết, chính các DNNN phải là người tạo lập được uy tín để mở rộng thị trường kinh doanh, vượt qua những khó khăn thử thách trước mắt để tạo ra hiệu quả hoạt động cho DN mình.

2.3.1.3. Thực hiện tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước đạt nhiều kết quả

Việc đổi mới khu vực DNNN trong thời gian qua đã thu được một số thành tựu đáng kể. So với thời điểm những năm 90, số lượng DNNN giảm đi nhiều, đến

năm 2010 tổng số DNNN đã giảm hơn 2/3, chỉ còn khoảng 1.500 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, thành quả đó là nhờ vào quá trình cổ phần hóa chiếm hơn 55% tổng số doanh nghiệp được tái cơ cấu.

Một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả đã bị giải thể, phá sản, giao, bán hoặc sáp nhập lại với nhau nhằm tăng tính bền vững cho hệ thống. Đồng thời, những doanh nghiệp có tiềm lực lớn mạnh được sắp xếp lại hình thành nên các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nắm giữ vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia như: điện lực, dầu khí, xây dựng…

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

2.3.2.1. Tỷ lệ Nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu lớn, hạn chế khả năng

đầu tư dài hạn, đe dọa khả năng thanh toán của Doanh nghiệp Nhà nước

Khi xem xét cơ cấu vốn của doanh nghiệp, người ta chỉ xét đến vốn dài hạn mà không đề cập đến vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về cơ cấu vốn của doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam, vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Nguồn ngắn hạn, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các khoản phải trả nhà cung cấp, phải nộp Nhà nước...của các DNNN chiếm tỷ trọng rất lớn có những ngành tỷ lệ Nợ/VCSH từ 100%-200% như ngành Sản xuất, Tài chính&Bảo hiểm, Thương mại; đặc biệt là Chuyên môn Khoa học-Kỹ thuật và Xây dựng&Bất động sản có tỷ lệ này lần lượt là 294% và 233% vào năm 2012. Như vậy, hệ số nợ ngắn hạn nói chung của các doanh nghiệp Nhà nước là khá cao. Điều này về lý thuyết vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Nhưng đối với các doanh nghiệp Nhà nước nghiên cứu, rủi ro thanh toán tiềm ẩn khá lớn. Các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu hoạt động bằng nợ ngắn hạn, trong khi đó đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, biểu hiện sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư và cơ cấu vốn.

2.3.2.2. Các Doanh nghiệp Nhà nước chưa quan tâm đúng đến việc sử

dụng đòn bẩy tài chính

Mặc dù các doanh nghiệp Nhà nước có hệ số nợ khá cao nhưng lại không tạo ra tác động tích cực của việc sử dụng nợ. Hệ số Nợ NH/VCSH là 233,87% đến

179% nhưng tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 17%-25% vào giai đoạn 2009-1011 và ROE chỉ có 3,17% vào năm 2012 trong khi đây là năm có tỷ lệ nợ cao nhất. Ngành Dịch vụ chuyên môn Khoa học-Kỹ thuật có Nợ NH/VCSH vào năm 2012 là 294% nhưng ROE chỉ có 11,97%. Ngay cả khi các doanh nghiệp có xu hướng tăng nợ thì ROE cũng không tăng. Chỉ có các DNNN thuộc ngành Dịch vụ lưu trú&ăn uống, Khai khoáng, Sản suất Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Tiện ích cộng đồng là có ROE tăng cùng với sự gia tăng của hệ số nợ.

2.3.2.3. Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán còn nhiều mặt

tồn tại

Các DN niêm yết còn thụ động trong việc công bố thông tin. Các thông tin được công bố tập trung vào các thông tin định kỳ và theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Trong khi đó các thông tin liên quan đến hoạt động của tổ chức, mua bán chứng khoán của các thành viên quan trọng trong DN chưa được công bố một cách thường xuyên và kịp thời. Phần lớn các DN niêm yết không coi trọng việc công bố thông tin cho cổ đông.

2.3.2.4. Các Doanh nghiệp Nhà nước khó thoái vốn ở những ngành nghề

không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính

- Thứ nhất, điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn

Trong những năm gần đây, trước những tác động tiêu cực từ bối cảnh chung của kinh tế thế giới cùng với những yếu kém nội tại từ tình trạng lãng phí đầu tư công, đầu tư dàn trải, vấn đề nợ xấu và hàng tồn kho ngày càng lớn dẫn đến nền kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng khó khăn, phục hồi chậm.

- Thứ hai, thị trường chứng khoán suy giảm

Thị trường chứng khoán suy giảm đã gây cản trở không nhỏ đến việc thoái vốn của các DNNN, vì trong điều kiện thanh khoản trên thị trưởng kém, khả năng cung ứng vốn trên thị trường thấp và tình trạng mất niềm tin vào thị trường. Trong bối cảnh đó, nếu bán thì phải chấp nhận lỗ với mức giá thấp hơn mệnh giá (không

bảo toàn được vốn), nên để bảo toàn vốn nhà nước, nhiều DNNN phải tạm dừng việc bán cổ phần chờ đợi thời điểm thích hợp để thoái vốn.

- Thứ tư, sự yếu kém của các khoản đầu tư ngoài ngành

Việc thoái vốn đối với các khoản đầu tư ngoài ngành sẽ trở nên khó khăn khi hoạt động kinh doanh của các đơn vị được đầu tư kém hiệu quả. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp đầu tư phần lớn vào lĩnh vực bất động sản, thì việc thoái vốn lại càng trở nên khó khăn khi thị trường đóng băng trong thời gian dài. Nếu cố ép để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)