Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

Tương tự như Indonesia, Trung Quốc cũng đã đạt được thành công trong quá trình thực hiện cải cách DNNN. Đặc biệt, kinh nghiệm của Trung Quốc là kinh nghiệm về cải cách DNNN, điều này khá tương đồng với Việt Nam.

- Khoán trách nhiệm

Để dần phi tập trung hóa nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp, Trung Quốc đã tiến hành bước đầu tiên cải cách DNNN bằng việc áp dụng hệ thống khoán trách nhiệm từ năm 1980 đến năm 1995. Mục tiêu là nhằm làm rõ và tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành giữa doanh nghiệp và chủ sở hữu nhà nước theo hai cấp độ.

Thứ nhất là nhà nước đưa mức khoán cho các doanh nghiệp. Theo đó, hàng năm DNNN có thể trả lại nhà nước một khoản nhất định, hoặc theo % lợi nhuận . Thứ hai là triển khai hệ thống khoán trong nội bộ doanh nghiệp. Nhiều DNNN loại vừa và lớn đã áp dụng mô hình này và đã đạt được một số thành công nhất định, nâng cao được hiệu quả hoạt động và tính chủ động của doanh nghiệp [26].

Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng còn một số tồn tại. Thứ nhất, các DNNN không độc lập do vậy về cơ bản vẫn chưa tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình. Thứ hai, có ý kiến cho rằng để đảm bảo sự thành công của chương trình khoán, một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả đã được khoán trách nhiệm với các điều kiện rất ưu đãi. Thứ ba, cách thiết kế của chương trình khiến các doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào lợi nhuận hàng năm (ngắn hạn) mà chưa chú trọng đến việc phát triển trong dài hạn [26].

- Hệ thống doanh nghiệp hiện đại và hệ thống tập đoàn

Đến năm 1995, hệ thống khoán trách nhiệm chính thức ngừng áp dụng do hiệu quả mang lại chưa như mong muốn. Thay vào đó, hai mô hình cải cách mới được đưa ra là hệ thống doanh nghiệp hiện đại và hệ thống tập đoàn với hy vọng có thể giải quyết những tồn tại của hệ thống khoán trách nhiệm. Bốn nội dung chính của bước cải cách này bao gồm: (i) Làm rõ tính chủ sở hữu; (ii) Phân biệt rõ ràng về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp; (iii) Phân biệt giữa chức năng quản lý nhà

nước và quản lý doanh nghiệp; (iv) Xây dựng một mô hình quản lý doanh nghiệp mang tính “khoa học” [26].

Mô hình tập đoàn được áp dụng chủ yếu tại các DNNN lớn, theo đó công ty mẹ được thành lập với nhiều công ty con được điều hành tương đối độc lập khỏi công ty mẹ, tự chịu lỗ lãi và bị ràng buộc trách nhiệm với công ty mẹ theo hình thức hợp đồng. Mục đích của mô hình này là để chuyển hóa các DNNN lớn thành các tập đoàn có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Về cơ bản, công ty mẹ nắm giữ các mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn, còn các công ty con tập trung kinh doanh các mảng không phải cốt lõi.

Mô hình doanh nghiệp hiện đại được áp dụng ở các DNNN vừa và nhỏ với mục tiêu tái cấu trúc mô hình tổ chức của các doanh nghiệp này. Theo đó, một số mô hình quản trị doanh nghiệp phương tây – như Hội đồng quản trị và cổ đông – đã được áp dụng để tăng “tính doanh nghiệp” trong các DNNN, giảm bớt sự can thiệp của chính phủ và giảm sự trông chờ, ỷ lại của DNNN vào chính phủ.

- Một số xu hướng cải cách gần đây

Trong những năm gần đây, việc cải cách DNNN ở Trung Quốc được tập trung vào việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Từ năm 2002, Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Nhà nước Trung Quốc đã tiến hành tái cơ cấu DNNN chủ yếu thông qua mua bán - sát nhập và đã giảm được số DNNN trực thuộc chính phủ trung ương quản lý từ 196 (2002) xuống còn 150 (2009). Mục đích của tiến trình tái cơ cấu là nhằm tạo ra khoảng 80-100 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong nỗ lực này là việc giải quyết công ăn việc làm cho các công nhân bị mất việc ở các DNNN bị sát nhập. Trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2005, có tới khoảng 35 triệu công nhân bị mất việc.

Bên cạnh đó, một trong những nỗ lực đáng chú ý là việc năm 2006, tỉnh Liêu Ninh – vốn là một trong những tàn dư cuối cùng của nền kinh tế kế hoạch hóa – tuyên bố cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn ở các DNNN

trực thuộc quyền quản lý của tỉnh, ngoài trừ một số doanh nghiệp như doanh nghiệp khai thác than.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)