Tăng trưởng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51 - 54)

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tài sản tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng tài sản là không xác định.

Bảng 2.8: Tăng trưởng tài sản của các DNNN niêm yết trên HOSE so với chỉ số tăng trưởng của ngành trên TTCK

Đơn vị tính: % Ngành Năm 2012 2011 2010 2009 Dịch vụ chuyên môn-Khoa học- Kỹ thuật 21,09 32,95 27,22 12,82 Chỉ số ngành 21,09 32,95 27,22 12,82

Dịch vụ lưu trú và ăn uống -1,78 12,56 8,50 11,36

Chỉ số ngành -16,14 9,46 17,60 154,36 Khai khoáng 4,13 18,35 21,01 31,28 Chỉ số ngành 0,05 27,74 31,76 36,04 Sản xuất 15,20 15,09 22,67 21,91 Chỉ số ngành 8,17 22,47 33,86 31,79 Sản xuất Nông-Lâm-Ngư 6,77 30,68 24,20 11,10 Chỉ số ngành 6,76 35,48 25,93 11,86

Tài chính và bảo hiểm -2,16 -1,30 22,03 13,54

Chỉ số ngành 1,38 1,26 30,13 31,55

Tiện ích cộng đồng 4,83 14,16 19,48 6,42

Chỉ số ngành -0,05 11,68 46,27 14,63

Thương mại 3,54 5,40 11,49 27,90

Chỉ số ngành 0,82 12,75 22,54 40,37

Vận tải và kho bãi -0,91 8,62 10,88 21,96

Chỉ số ngành -1,41 4,88 17,45 18,09

Xây dựng và BĐS 6,31 13,34 55,34 25,28

Chỉ số ngành 12,19 14,05 43,10 33,30

Nguồn: thống kê ở trang web Vietstock.vn [37] và tính toán của tác giả

Đa số các DN ngoài nhà nước đều có tỷ lệ tăng trưởng tài sản cao hơn các DNNN trong giai đoạn 2009-2011 và thấp hơn vào năm 2012.

Ngành Dịch vụ chuyên môn-Khoa học-Kỹ thuật có tốc độ tăng trưởng ổn định so với các ngành còn lại. Tăng trưởng tài sản của các DNNN ngành Dịch vụ chuyên môn-Khoa học-Kỹ thuật, tăng dần từ chỉ 6,22% vào 2009 và đạt lần lượt là 31,80%, 43,50%, 43,14% ở năm 2010-2012. Tỷ lệ tăng trưởng của ngành gấp đôi các DNNN vào năm 2009 đạt 12,82% nhưng lại chậm hơn ở khoảng thời gian 2010- 2011 là 27,22%, 32,95%; tỷ lệ này thua gấp hai lần vào năm 2012 chỉ có 21,09%.

Vào năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng cao nhất đạt 154% ở ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống và chỉ có 11,36% đối với các DNNN. Đối lập với năm 2009 thì tỷ lệ này lại thấp nhất so với các ngành còn lại, -16,14% của ngành và trung bình -1,78% của các DNNN.

Ba ngành Khai khoáng, Sản xuất và Thương mại có sự thay đổi tỷ lệ tăng trưởng tài sản của ngành so với DNNN giống nhau đó là tỷ lệ của ngành cao hơn tỷ lệ trung bình của DNNN vào giai đoạn 2009-2011, nhưng đến này 2012 thì ngược lại. Đối với ngành Khai khoáng thì tỷ lệ tăng trưởng tài sản ngành giảm dần lần lượt là 31,28%, 21,01%, 18,35% và còn 4,13% vào năm 2009-2011; với các DNNN thì tỷ lệ này cũng giảm từ 36,04% đến 0,05% cùng với thời điểm này. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng tài sản của DNNN chỉ giảm đi khoảng 8 (31,28%/4,13%) lần thì ngành giảm đi gần 720 (36,04%/0,05%) lần nếu tính thời điểm 2009 so với 2012. Với ngành Sản xuất thì tỷ lệ tăng trưởng tài sản trung bình của DNNN tương đối ổn định ở khoảng từ 15,20%-21,91%. Ngành Thương mại cũng giống như ngành Khai khoáng là sự thay đổi tăng trưởng tài sản của DNNN, chỉ giảm từ 27,90% còn 3,54% tức là gần 8 lần nhưng đối với ngành thì giảm từ 40,37% còn 0,82% là 49 lần nếu như năm 2009 so với 2012.

Với ngành Sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp thì sự chênh lệch giữa DNNN với ngành không có sự thay đổi lớn về tỷ lệ tăng trưởng tài sản.

Ngành Tiện ích cộng đồng, Vận tải và kho bãi, Xây dụng và BĐS có sự thay đổi, tỷ lệ tăng trưởng tài sản tương đồng đều với nhau, sự cạnh tranh giữa các DNNN và các DN ngoài nhà nước. Ngành Xây dựng & Bất động sản có sự tăng trưởng tốt qua 4 năm mặc dù đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn của ngành khi mà thị

trường sụt giảm trầm trọng. Vào năm 2012 thì hai ngành còn lại có mức tăng trưởng âm; cụ thể là tỷ lệ ngành Tiện ích cộng động -0,05%, có nghĩa là năm 2009 gấp 292 lần với 14,63%; mặc dù tăng trưởng tài sản trung bình âm nhưng các DNNN chỉ có -0,91% còn ngành là -1,41%.

Mối quan tâm đối với tỷ lệ tăng trưởng tài sản giữa các ngành khác nhau rất khác nhau, với ngành Tài chính và bảo hiểm thì tăng trưởng tài sản là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Qua số liệu ta thấy tỷ lệ tăng trưởng của ngành tốt hơn là của DNNN.

Việc tăng trưởng tài sản không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn tốt nhưng nó tạo ra cơ hội làm tăng hiệu quả hoạt động DN. Vì vậy, khi phân tích tỷ lệ tăng trưởng tài sản chúng ta cần lưu ý tới nhiều yếu tố khác nhau: Mục đích tăng trưởng tài sản, loại tài sản nào có tăng trưởng, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào, ... từ đó ta sẽ có một cái nhìn khách quan hơn về DN đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)