Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75)

Thứ nhất, chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất cập. Chính sách quản thuế là một trong những nội dung cơ bản của chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng vẫn còn cứng nhắc. Tuy đã có sửa đổi luật thuế, áp dụng thuế suất 20% đối với các DN vi mô; từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại khoản này chuyển sang mức 17% nhưng đã không tạo ra sự khác biệt giữa các ngành nghề cũng như từng địa phương sẽ không tạo ra động lực khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua hưởng tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Cần tiếp tục đổi mới toàn diện chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước để thực sự tạo một hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp tự chủ trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động nói riêng.

Thứ hai, tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường rất thấp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng huy động vốn giá rẻ bằng cách phát hành chứng khoán của doanh nghiệp thấp, đặc biệt là phát hành trái phiếu. Những nhà

đầu tư nắm giữ trái phiếu nhằm hai mục đích chính: đáp ứng nhu cầu thanh khoản và nhu cầu sinh lợi. Nhưng vì các trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường rất khó chuyển nhượng nên không thu hút các nhà đầu tư để thoả mãn nhu cầu thanh khoản. Hơn nữa, về lý thuyết các trái phiếu doanh nghiệp có độ rủi ro cao hơn trái phiếu Chính phủ thì tỷ suất sinh lợi phải cao hơn để bù đắp rủi ro. Trên thực tế các doanh nghiệp hiện bị giới hạn mức lãi suất trái phiếu phát hành thấp hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ. Nên mục đích thứ hai khi nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp của các nhà đầu tư cũng không được thoả mãn.

Tóm tắt chương 2: Hiện nay, vấn đề hoạt động của các DNNN ở nước ta như nợ xấu, tình trạng nợ thuế, nợ lương, tham nhũng, đầu tư tràn lan, hoạt động yếu kém,... đang là vấn đề hết sức nhức nhối. Tuy nhiên, qua số liệu thống kê thì thực trạng hiệu quả của các DNNN niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2009-2012 của DNNN hoạt động tốt hơn các DN ngoài nhà nước, đặc biệt những ngành như Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Khai khoáng, Sản xuất, Tài chính và bảo hiểm, vận tải và kho bãi. Trong chương này đã xây dựng được mô hình kinh tế lượng để từ đó làm cơ sở tiền đề để nâng cao hiệu quả hoạt động trong chương 3. Bên cạnh đó, các DNNN hoạt động còn nhiều hạn chế bởi tính minh bạch, hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam và các chính sách tài chính của Nhà nước ta..

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Trong giai đoạn tới, TTCK Việt Nam có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức. Vì vậy, mục tiêu của TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới được đặt ra như sau:

Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.

Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường.

Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống

nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.

Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Một là, tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX, Nghị quyết Đại hội XI và các nghị quyết, kết luận của Trung ương về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng đi vào chiều sâu.

Hai là, kiên quyết điều chỉnh để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý, đi đầu trong đổi mới, ứng dụng khoa học – công nghệ, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của các lĩnh vực: An ninh, quốc phòng; độc quyền tự nhiên; cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu; và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn. Sớm chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước.

Ba là, khẩn trương bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước phải được tổ chức lại theo mô hình công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với quy định của pháp luật; áp dụng chế độ quản trị tiên tiến phù hợp với kinh tế thị trường và thực hiện chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch trên cơ sở mở rộng diện niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Bốn là, chức năng hỗ trợ điều tiết vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội của doanh nghiệp phải được đổi mới và thay thế bằng cơ chế đặt hàng của Nhà nước, được hạch toán theo cơ chế thị trường.

Năm là, Kết thúc việc thực hiện chủ trương thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước; xem xét chuyển một số tập đoàn kinh tế nhà nước thành tổng công ty. Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn phải được cơ cấu lại; được kiểm toán hằng năm; tăng cường vai trò và sự giám sát, kiểm tra của đại diện chủ sở hữu nhà nước, nhất là trong việc phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Sáu là, nêu cao vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và ban thường vụ đảng ủy; thực hiện việc chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm bí thư đảng ủy doanh nghiệp. Mở rộng diện để tiến tới áp dụng bắt buộc chế độ thi tuyển, hợp đồng có thời hạn tùy thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh đối với giám đốc, tổng giám đốc.

Bảy là, nghiên cứu hình thành tổ chức thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt, tập trung soát xét, điều chỉnh sự phân cấp, phân công giữa Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước cấp trên của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên mà không trực tiếp chỉ đọa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tám là, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp. Đổi mới quy trình, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc xem xét, quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là nhân sự chủ tịch và tổng giám đốc.

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

3.3.1. Giải pháp cơ bản dựa trên mô hình kinh tế lượng

- Các kết quả nghiên cứu này đem lại một số hàm ý cho các nhà quản trị tại Việt Nam. Cụ thể, đối với các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN cần tập trung vào yếu tố tạo nhiều cơ hội tăng trưởng, đặc biệt là tăng tốc độ tăng trưởng tài sản.

- Ngoài việc chú trọng đến các đặc điểm như tài sản, điều chỉnh tỷ lệ nợ sao cho phù hợp với vốn chủ sở hữu, hay là tài sản dài hạn như thế nào là hợp lý so với tổng tài sản, chi phí bỏ ra bao nhiêu là cân đối với doanh thu,… các DNNN cũng cần tập trung cho chiến lược định vị thương hiệu của mình, cần tạo dựng danh tiếng của công ty dựa trên sự uy tín trong kinh doanh.

- Các DNNN niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể:

 Nắm bắt được tốc độ tăng trưởng tài sản của Doanh nghiệp mình phải tăng bao nhiêu là hợp lý với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý và đầu tư của DN mình. Chú ý việc tăng trưởng tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh để tăng hiệu quả hoạt động của DN.

 Giảm tỷ lệ Tài sản dài hạn so với tổng tài sản, giảm việc đầu tư vào tài sản dài hạn để tạo ra vốn lưu động ròng tăng lên. Việc vốn lưu động ròng tăng lên chứng tỏ công ty có cơ cấu tài chính ổn định, rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán thấp. Tuy nhiên, việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro sẽ xảy ra, bởi vì một cơ cấu tài chính ổn định với tỷ lệ vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn cao sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn đồng thời làm cho việc sử dụng vốn kém linh hoạt, dễ dẫn đến tình trạng thừa vốn, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Ngược lại, DN có vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn thấp sẽ giúp DN giảm được chi phí sử dụng vốn (do nguồn vốn dài hạn có chi phí cao hơn nguồn vốn ngắn hạn). Vì vậy các nhà

quản trị của DNNN cần có một quyết định sáng suốt khi giảm tỷ lệ TSDH/TTS như thế nào là tốt nhất với DN.

- Mặc dù tỷ lệ Nợ/VCSH ảnh hưởng ít nhất đến ROE nhưng hiện nay tỷ lệ Nợ/VCSH trung bình ở các DNNN đang >1, điều này sẽ gây rủi ro trong thanh toán và tài chính của DN, vì vậy các DNNN nên giảm tỷ lệ này để hiệu quả hoạt động của DN mình được tốt hơn. Tuy nhiên, việc giảm tỷ lệ Nợ/VCSH tùy thuộc vào tình hình của từng DN, không có một tỷ lệ chung nào cho tất cả DN.

- DNNN cần nắm bắt được các nhân tố nào tác động đến DN mình nhiều nhất. Điển hình như ưu tiên việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tài sản để tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng hoạt động của DN. Thứ hai là, giảm tỷ lệ TSDH/TTS, sử dụng tài sản ngắn hạn nhiều và giảm nguồn vốn dài hạn để giảm chi phí sử dụng vốn. Cuối cùng là giảm tỷ lệ Nợ/VCSH vì hiện nay trung bình tỷ lệ này ở các DNNN > 1, gây rủi ro thanh toán và tài chính của DNNN. Chính sách tài chính linh hoạt theo từng ngành nghề và hoàn cảnh khác nhau nên các DNNN cần tìm giải pháp để đưa tỷ lệ này ở mức tốt nhất.

Các giải pháp này có thể sử dụng chung cho các DNNN có Nhà nước sở hữu từ 35%-<=50% và >51% bởi nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt về sở hữu nhà nước.

3.3.2. Giải pháp hỗ trợ

Một là, trong nền kinh tế thị trường, giám đốc của doanh nghiệp Nhà nước là người đứng mũi chịu sào, được Nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, do vậy, đòi hỏi giám đốc phải có trình độ và khả năng nhanh nhạy trong việc ra các quyết định của mình. Các tố chất cần có của giám đốc có thể khái quát qua các yếu tố sau: (i) khát vọng làm giàu chính đáng, (ii) kiến thức sâu rộng trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, (iii) có năng lực quản lý và kinh nghiệm tích lũy, (iv) sự thông minh, nhạy bén, (v) có óc quan sát, (vi) tự tin, (vii) ý chí nghị lực và (viii) phong cách. Việc rèn luyện để hội đủ tất cả các tố chất trên sẽ giúp cho giám đốc doanh nghiệp Nhà nước và sau này khi không còn hoàn toàn là

các doanh nghiệp Nhà nước thì cũng vẫn đủ khả năng để chèo lái vận mệnh của doanh nghiệp.

Hai là, hoàn thiện, cập nhật và xây dựng các chương trình, phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp là điều kiện để nâng cao chất lượng quản lý, ra quyết định của giám đốc doanh nghiệp. Hiện tại, các công ty tư vấn kế toán và kiểm toán, tài chính Việt Nam đã chào mời việc cung cấp các phần mềm quản trị doanh nghiệp như: phần mềm về quản lý tài chính, phần mềm về quản lý khách hàng, phần mềm kế toán thông dụng. Tuy nhiên, theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, mức độ tin học hoá các chương trình quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện rất thấp. Chỉ có khoảng 20% các doanh nghiệp hiện đang có những chương trình phần mềm quản lý tự động, nhưng cũng chỉ khoảng 30% trong số này sử dụng hiệu quả, còn lại chỉ trang bị về hình thức. Và chủ yếu đó là các công ty nhỏ hay các công ty tư nhân.

Ba là, Trong tình hình kinh kế khó khăn, hiệu quả hoạt động của các DN kém, nợ xấu chưa có khả năng giảm, tình trạng nợ thuế còn nhiều,… Vì vậy, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nên giảm từ mức 20% xuống còn 15% đối với các DN vi mô, giảm từ 25%-20% đối với các DN vĩ mô, có kế hoạch giãn thuế đối với các DN.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các nước có chính sách thuế phát triển, và do điều kiện Việt Nam hiện nay, chỉ số năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh là khác nhau, do vậy, không nên áp dụng một mức thuế suất chung là 25% cho tất cả các doanh nghiệp vĩ mô và 20% cho các doanh nghiệp vi mô ở các địa phương khác nhau. Ví dụ ở các tỉnh vùng sâu vùng xa, khuyến khích thu hút đầu tư, nên áp dụng mức thuế suất ưu đãi, các tỉnh, thành phố phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng nên áp dụng mức thuế suất cao hơn. Khi đó, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)