Con đường cải cách DNNN của Indonesia, Trung Quốc để lại một số bài học kinh nghiệm quan trọng.
Thứ nhất, cần tách biệt rõ ràng giữa cơ quan quản lý trung ương và việc điều hành các DNNN. Theo đó, các DNNN cần có cơ chế độc lập, tự chủ, nâng cao “tinh thần doanh nghiệp”, tránh bị tác động bởi các quyết định mang tính hành chính của cơ quan quản lý. Mặt khác, cũng cần có cơ chế phù hợp để tránh việc quá trình hoạch định chính sách và xây dựng luật bị tác động bởi các tập đoàn nhà nước có nguồn lực lớn trong tay [4].
Thứ hai, cần lưu ý xử lý mặt trái của quá trình cải cách DNNN, nhất là các bất ổn xã hội và thất nghiệp. Theo đó, cần chú trọng xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội phù hợp, tạo lập thị trường việc làm, hỗ trợ đào tạo người lao động để tăng cơ hội tìm việc làm mới [4].
Thứ ba, cần xây dựng hệ thống pháp luật hiện đại để tạo lập môi trường hoạt động lành mạnh, bình đẳng. Trung Quốc thực hiện việc quản lý, giám sát, sử dụng vốn và tài sản trong cải cách DNNN khá thành công. Trung Quốc đã thành lập Ủy ban Giám sát tài sản nhà nước cấp trung ương và địa phương để xây dựng hệ thống định giá tài sản hợp lý, thiết kế hệ thông ngăn chặn tham nhũng, biến của công thành tư [4].
Thứ tư, cải cách DNNN bằng cách tư nhân hóa hay cổ phần hóa chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi thành phần kinh tế tư nhân có đủ năng lực để quản lý tài sản có được từ tư nhân hóa và cổ phần hóa các DNNN. Do vậy, cần có một thời gian và quá trình đủ để nuôi dưỡng năng lực của các tầng lớp doanh nhân.
Thứ năm, Nhà nước nên kiểm soát các ngành cơ bản của nền kinh tế, cũng như các ngành không tạo ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp do cung cấp các hàng hóa công cộng. Nhà nước nên cấp vốn cho các khu vực và định hướng đầu tư vốn vào
những ngành cạnh tranh. Nhà nước không thể quan tâm tới tất cả doanh nghiệp nên cần có sự lựa chọn đầu tư vào các doanh nghiệp dựa trên cơ sở mức lợi nhuận hay hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước nên giảm thiểu số doanh nghiệp kinh doanh lỗ do ảnh hưởng các chính sách của Nhà nước và giữ lại những doanh nghiệp được quản lý tốt và gây ít lỗ hơn.
Tóm tắt chương 1: Chương 1 cho ta thấy được cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của các DNNN niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cho ta cái nhìn tổng quan về thị trường chứng khoán, đặc điểm của Doanh nghiệp niêm yết. Trên cơ sở lý thuyết cho ta cái nhìn khái quát thế nào là hiệu quả hoạt động, trong đó đặc biệt tập trung phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNN.. Những bài học kinh nghiệm từ Indonesia và Trung Quốc sẽ cho ta một bài học trong việc định hình xây dựng DNNN hoạt động hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HIỆN NAY