Nếu như chỉ tiêu tổng nợ vay trên vốn chủ sở hữu (VCSH) được sử dụng để phản ánh mức độ tự chủ hay phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của các DN thì chỉ hệ số nợ vay trên chủ sở hữu cho thấy mối quan hệ tương quan giữa vốn huy động
bằng đi vay và vốn chủ sở hữu.Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Bảng 2.10:Tỷ lệ Nợ vay/VCSH các DNNN nêm yết trên HOSE so với chỉ số Nợ vay/VCSH ngành trên TTCK Đơn vị tính: % Ngành Năm 2012 2011 2010 2009 Dịch vụ chuyên môn-Khoa học- Kỹ thuật 116,20 101,39 62,87 60,57 Chỉ số ngành 116,20 101,39 62,87 60,57
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 16,55 17,71 12,49 13,37
Chỉ số ngành 41,92 50,59 34,30 52,58 Khai khoáng 48,69 63,70 64,27 75,13 Chỉ số ngành 91,62 108,03 118,84 129,21 Sản xuất 65,76 88,87 77,01 76,93 Chỉ số ngành 104,58 96,49 80,82 80,22 Sản xuất Nông-Lâm-Ngư 8,16 5,27 4,74 8,16 Chỉ số ngành 8,28 7,40 6,06 9,95
Tài chính và bảo hiểm 30,42 34,42 25,32 26,29
Chỉ số ngành 25,77 36,19 21,57 14,07
Tiện ích cộng đồng 38,96 57,03 48,63 54,68
Chỉ số ngành 52,81 70,59 59,91 94,03
Thương mại 103,52 124,32 117,75 116,90
Chỉ số ngành 91,95 107,89 104,76 109,25
Vận tải và kho bãi 123,67 127,09 113,43 139,43
Chỉ số ngành 98,39 111,75 110,17 136,87
Xây dựng và BĐS 96,77 77,28 125,60 68,97
Chỉ số ngành 111,87 102,76 98,48 102,19
Qua bảng 2.10 ta thấy ở ngành Dịch vụ chuyên môn-Khoa học-Kỹ thuật, Thương mại và Vận tải & kho bãi có tỷ số nợ vay trên VCSH lớn hơn 1 qua bốn năm. Cho thấy các DNNN ở những ngành này đi vay mượn nhiều hơn với số vốn hiện có nên DN sẽ có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là DN sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Những DN ngoài nhà nước tuy có hệ số này cao nhưng vẫn thấp hơn so với DNNN và giảm dần từ năm 2009- 2012. Điều này cho thấy các DN ngoài nhà nước đã tự điều chỉnh cơ cấu vốn một cách cân bằng và an toàn hơn. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng các ngành trên là những ngành đặc thù cần nhiều nguồn vốn để hoạt động kinh doanh chứ không như những ngành du lịch hay ăn uống. Có một điểm đáng chú ý, ở ngành Dịch vụ chuyên môn-Khoa học-Kỹ thuật có hệ số nợ vay trên VCSH tăng nhanh ở giai đoạn 2009-2012, với 164,51% vào năm 2009 và giảm đi còn 125,03%. Tuy nhiên, đến năm 2011 đạt 252,50% có nghĩa là gấp 2,5 lần và cao nhất là xấp xỉ 4 lần (397,95%). Sự phụ thuộc vào vốn vay quá lớn sẽ gây khó khăn cho DNNN thuộc ngành này trong việc trả nợ lãi và gốc nguồn vay, khó tiếp cận vào các nguồn vay của Ngân hàng và dễ dàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản là đều tất yếu nếu như không nhanh chóng cải thiện.
Ngành sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp có tỷ số nợ vay trên VCSH rất thấp, chỉ dao động từ 4,74%-8,16% đối với các DNNN và từ 6,06%-9,95% đối với các DN ngoài nhà nước. Các DN này được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu nên khả năng tài chính cao,tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp thuộc ngành này phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
Ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Khai khoáng, Sản xuất, Tiện ích cộng đồng và Xây dựng & BĐS có hệ số nợ vay trên VCSH ở các DNNN thấp hơn so với các DN ngoài NN. Với hệ số này ở ngành Sản xuất thì các DN ngoài nhà nước xấp xỉ 1 nhưng các DNNN lại thấp hơn nhiều, khoảng từ 65,76%-88,87% ở năm 2009- 2012.