nội dung bài học Địa lí 12 trên lớp
2.2.3.1. Các nguyên tắc giáo dục giá trị di sản trong dạy học
Di sản văn hóa có ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học, giáo dục. Tuy nhiên muốn sử dụng chúng có hiệu quả, ngƣời GV cần phải chú ý một số nguyên tắc trong việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học với di sản và triển khai hoạt động dạy học với di sản. Cụ thể:
- Đảm bảo mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục di sản:
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trƣờng phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp học, lớp học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài đƣợc xây dựng. Vì vậy, chuẩn bị lựa chọn di sản phục vụ cho việc dạy học một bài hoặc một nội dung/chuyên đề của môn học hoặc nhiều môn học, GV cần xác định mục tiêu bài học/ chuyên đề và lựa chọn di sản phải hƣớng vào thực hiện mục tiêu di sản… với mục đích giúp các em có sự cảm nhận của ngƣời trong cuộc, từ đó tác động đến thái độ và nhận thức đối với di sản. Nếu sử dụng các hình ảnh về di sản trong dạy học trên lớp thì mục tiêu giáo dục di sản nên hạn chế ở sự hiểu biết và thái độ của HS đối với di sản.
- Xác định nội dung và thực hiện các bƣớc chuẩn bị chu đáo:
Dù tiến hành dạy học tại địa điểm có di sản hay dạy học trong lớp học có sử dụng hình ảnh di sản, GV cần chuẩn bị kĩ nội dung và các điều kiện thực hiện.
+ Về nội dung liên quan đến di sản, GV cần cân nhắc những yêu cầu đã đƣợc xác định, ví dụ yêu cầu HS tìm hiểu nguồn gốc của di sản, nguyên nhân tạo thành cấu trúc của di sản, sự phát triển của di sản qua thời gian, ý nghĩa của di sản, cảm nhận của HS đối với di sản, HS có thể làm gì để bảo vệ, tôn tạo di sản… Những yêu cầu này càng đƣợc nêu chi tiết, trình bày đơn giản càng giúp học sinh nhận biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện. GV cần lƣu ý về thời gian HS có thể làm việc tại địa điểm có di sản để đƣa ra các yêu cầu về nội dung cho phù hợp. GV có thể hƣớng dẫn HS tìm hiểu trƣớc các thông tin liên quan đến di sản, khi làm việc với di sản, HS sẽ trao đổi, quan sát, so sánh những gì thu thập đƣợc với thực tế di sản, từ đó có sự hiểu biết sâu sắc, kĩ hơn về di sản. GV phải tìm hiểu trƣớc về di sản trƣớc khi cho HS tiếp cận chúng để có thể hỗ trợ HS khi cần. Tuy nhiên không nhất thiết GV phải biết đầy đủ, chi tiết về những gì HS sẽ thu thập, tìm kiếm về di sản. Việc HS tìm hiểu đƣợc những thông tin bổ sung, thông tin lạ về di sản đem lại niềm vui, sự phấn khởi cho HS, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của các em, tạo thuận lợi cho những lần nghiên cứu, tìm hiểu tiếp theo.
+ Hoạt động làm việc với di sản cần tiến hành theo những bƣớc đi cụ thể. Sau khi xác định đƣợc địa điểm, loại di sản đƣợc lựa chọn phục vụ cho dạy học,
mục tiêu và các yêu cầu về nội dung dạy học với di sản, GV cần lập kế hoạch chi tiết các công việc cụ thể, từ chuẩn bị tiến hành dạy học, tiến trình dạy học với di sản và tổng kết, đánh giá hoạt động dạy học với di sản.
- Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm: Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của HS. GV luôn tạo điều kiện tối đa để HS đƣợc tham gia vào các hoạt động với di sản, từ các họat động trong khâu chuẩn bị nhƣ lập kế hoạch, phân công ngƣời thực hiện việc cụ thể,... tới hoạt động với di sản nhƣ quan sát, làm việc trực tiếp với các hiện tƣợng sự vật chứa đựng trong di sản để các em tìm tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có để giải thích các hiện tƣợng sự vật đó. GV giao nhiệm vụ rõ ràng, hƣớng dẫn cụ thể chi tiết để HS biết cách làm việc với di sản. Đƣợc tự chủ trong công việc, tự hoàn thành báo cáo tìm hiểu di sản, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo ra các em sẽ phấn khỏi càng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó càng khuyến khích HS làm việc tích cực, nhiệt tình hơn. Trong quá trình làm việc với di sản, các em đƣợc áp dụng những kiến thức, sự hiểu biết của cá nhân để nhận biết các sự vật, hiện tƣợng gắn bó với di sản, các em đƣợc trải nghiệm với những tình huống đã từng xảy ra tại nơi có di sản, có thể chỉ là tình huống đƣợc dựng lại, đƣợc mô tả lại nhƣng nó tác động mạnh tới tâm tƣ, tình cảm của các em. Khi các em đƣợc tự tìm hiểu về di sản, đƣợc quan sát, nhận xét, tri giác trực tiếp mà không chỉ nghe nói về di sản sẽ giúp các em đƣợc trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Điều đó thƣờng giúp HS có đƣợc thái độ tình cảm chân thực, đúng đắn với di sản. Mặt khác đƣợc trải nghiệm qua các tình huống thực tể khi tiếp xúc với di sản sẽ giúp các em phát triển tốt hơn một số kĩ năng sống nhƣ đã nêu trên.
- Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện:
Trong môi trƣờng sống xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều loại di sản, bao gồm cả di sản vật thể lẫn di sản phi vật thể. Tùy theo giá trị chứa đựng trong mỗi di sản chúng đƣợc phân loại thành di sản văn hóa, khoa học, di sản tự nhiên, di sản lịch sử,... Mỗi loại di sản lại có những đặc điểm riêng về hình thức, giá trị,...
Vì vậy khi sử dụng di sản nhƣ phƣơng tiện dạy học, có thể tổ chức nhiều hình thức tiếp cận: cho HS trực tiếp quan sát di sản, đôi khi có thể dùng các giác
quan để tìm hiểu, dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hình ảnh di sản. Cũng có thể cho các em tiếp xúc qua phim, ảnh nếu không có điều kiện đƣa HS tới nơi có di sản. Cách tiếp cận này thƣờng đƣợc dùng đối với di sản vật thể. Di sản phi vật thể cũng có thể chuyển giao đƣợc.
Bên cạnh việc dạy học các môn học với các di sản, nhà trƣờng phổ thông cần tổ chức nhiều loại hình hoạt động tạo điều kiện để HS tìm hiểu di sản ngay trong khuôn viên nhà trƣờng: tổ chức sinh họat chuyên đề tìm hiểu di sản, tổ chức câu lạc bộ những ngƣời yêu thích văn nghệ dân gian; tổ chức triển lãm về di sản ở địa phƣơng,... và tổ chức thăm quan những địa điểm có di sản ngay tại địa phƣơng trƣờng đóng hoặc di sản nổi tiếng trong nƣớc, quốc tế khi có điều kiện.
2.2.3.2. Cách xác định kiến thức giáo dục giá trị di sản trong dạy học - Các bƣớc tiến hành:
+ Nghiên cứu SGK và phân loại các bài học để xác định các loại bài đã có nội dung hoặc có khả năng đƣa nội dung giáo dục về bảo tồn di sản vào bài.
+ Xác định các kiến thức giáo dục về giữ gìn di sản đã đƣợc lồng ghép vào bài (nếu có).
+ Xác định các bài có khả năng đƣa kiến thức giáo dục về việc giữ gìn di sản vào bài bằng hình thức liên hệ và dự kiến các kiến thức có thể đƣa vào từng bài.
- Cách lựa chọn các kiến thức giáo dục về giữ gìn, bảo vệ di sản liên hệ vào các bài:
Việc lựa chọn các kiến thức để liên hệ vào bài trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết, nhằm làm cho các kiến thức không bị trùng lặp giữa bài này với bài khác, giữa chƣơng trình lớp này với lớp khác. Mặt khác, việc lựa chọn còn giúp cho ngƣời giáo viên có sự tính toán để có thể sắp xếp cho mình một hệ thống các kiến thức giáo dục về giữ gìn, bảo vệ di sản phân bố theo từng chƣơng trình, theo từng bài của môn Địa lí ở tất cả các lớp từ thấp đến cao.
Để lựa chọn đƣợc các kiến thức đó ngƣời giáo viên cần lấy các kiến thức giáo dục về việc giữ gìn di sản đã đƣợc dự kiến để đối chiếu với các nguyên tắc đƣa
các kiến thức giáo dục về việc giữ gìn di sản vào bài học. Khi một kiến thức đáp ứng đủ cả ba nguyên tắc nói trên kiến thức đó sẽ đƣợc lựa chọn.