Hình thức tổ chức dạy học nội khoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 49 - 51)

Dạy học nội khoá là những hoạt động dạy học đã đƣợc quy định trong kế hoạch giảng dạy và chƣơng trình dạy học. Trong hình thức này có thể phân biệt: hình thức dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp.

* Hình thức tổ chức dạy học trên lớp

Hình thức tổ chức dạy học trên lớp là hình thức dạy học cơ bản của quá trình dạy học Địa lí ở trƣờng phổ thông, nó đƣợc diễn ra trong một khoảng thời gian xác định, tại một địa điểm nhất định với một số lƣợng học sinh ổn định, cùng độ tuổi, cùng trình độ học vấn. Đây là hình thức tổ chức dạy học truyền thống trong nhà trƣờng phổ thông nói chung và ở các trƣờng THPT nói riêng, mang tính chất bắt buộc đối với học sinh và giáo viên.

Hình thức tổ chức dạy học trên lớp đƣợc thực hiện theo từng tiết học. Ở trƣờng THPT mỗi tiết học Địa lí thƣờng đƣợc diễn ra trong khoảng thời gian với các bƣớc lên lớp sau:

+ Ổn định tổ chức lớp + Kiểm tra bài cũ + Học bài mới + Củng cố, đánh giá + Hoạt động nối tiếp + Phụ lục

Trong dạy học Địa lí, mỗi tiết học có những nội dung và mục đích giảng dạy khác nhau vì thế có thể chia các tiết học Địa lí thành nhiều kiểu khác nhau:

+ Tiết học nghiên cứu tài liệu mới

+ Tiết học ôn tập và hệ thống hoá kiến thức

+ Tiết học kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo

Nội dung chƣơng trình Địa lí lớp 12 chủ yếu là các bài học nghiên cứu tài liệu mới, vì thế nội dung giáo dục giá trị di sản chủ yếu đƣợc tích hợp vào những bài học nghiên cứu tài liệu mới. Bên cạnh đó, các kiến thức về giáo dục giá trị di sản còn đƣợc thể hiện trong những bài học nghiên cứu về địa lí địa phƣơng giúp học sinh có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng bảo vệ các di sản của địa phƣơng mình mà giáo viên có thể vận dụng. Có thể toàn bài là kiến thức về giáo dục giá trị di sản hay chỉ có một mục, một đoạn, một câu liên quan đến kiến thức về giáo dục giá trị di sản. Khi đó đòi hỏi ngƣời giáo viên phải biết cách lồng ghép hoặc liên hệ với những vấn đề về giáo dục giá trị di sản. Thông qua việc cung cấp những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mới cho học sinh, giáo viên góp phần cung cấp những kiến thức về giáo dục giá trị di sản, hình thành thái độ và hành vi bảo về môi trƣờng ở học sinh.

* Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp

Đây là hình thức dạy học đƣợc tiến hành bên ngoài lớp học với tất cả học sinh trong lớp học hoặc chỉ với một nhóm học sinh. Các hoạt động dạy học ngoài trời không bị gò bó, giới hạn về không gian và thời gian giống nhƣ hình thức tổ chức dạy học trên lớp. Hình thức này bao gồm những hoạt động: tham quan, thực tế, khảo sát…trong thiên nhiên, các cơ sở sản xuất, vƣờn quốc gia, nhà bảo tàng, danh lam thắng cảnh…

Để dạy học, giáo dục giá trị di sản thì đây là hình thức có rất nhiều thuận lợi. Nó tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu đƣợc về di sản, giá trị của di sản, có cái nhìn chân thực về thực trạng bảo vệ di sản, phát huy đƣợc các kĩ năng quan sát, phân tích, đánh giá…qua đó làm cho học sinh quan tâm tới di sản và bảo vệ di sản nhiều hơn.

Trong chƣơng trình Địa lí lớp 12, phần Địa lí Việt Nam có nhiều bài học có thể tiến hành giáo dục giá trị di sản theo hình thức này. Ví dụ, ở lớp 12 có các bài 44 và 45: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, trong hình thức tổ chức dạy học trên lớp còn có hình thức xemina. Đây là hình thức thảo luận cả lớp dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của giáo viên theo

một đề tài nhất định. Hình thức này đƣợc coi là một hình thức hỗ trợ tốt cho các hình thức tổ chức dạy học trên lớp và ngoài trời. Trong dạy học Địa lí hình thức này có ý nghĩa rất lớn:

+ Giúp cho học sinh mở rộng tầm hiểu biết

+ Phát triển tƣ duy khoa học, kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân tích, chứng minh, khái quát hoá…

Đối với nội dung giáo dục giá trị di sản, hình thức này tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm, thái độ và tình cảm của mình về những vấn đề về di sản, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)