Thực trạng việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 28 - 31)

Cho tới nay, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản ở tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều thành tựu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khía cạnh cần xem xét để có những giải pháp phù hợp với sự phát triển hiện nay. Trƣớc hết cùng điểm lại những thành tựu và những hạn chế trong công tác bảo tồn, lƣu giữ và phát huy giá trị các di sản trên địa bàn tỉnh.

1.2.4.1. Ƣu điểm và thành tựu

Nhờ những chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, kết hợp với những hoạt động của nghệ nhân, nghệ sĩ cũng nhƣ các nhà nghiên cứu tại Thái Nguyên, đặc biệt là đóng góp của các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các đoàn nghệ thuật, các đơn vị biểu diễn và nhiều tổ chức khác… cho tới nay, việc sƣu tầm, nghiên cứu và truyền dạy nhằm phát huy giá trị di sản trên địa bàn tỉnh đã đƣợc tiến hành một cách tích cực, có hiệu quả.

Những thành tựu và đồng thời cũng là những ƣu điểm trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản của tỉnh đƣợc thể hiện thông qua một số điểm cơ bản sau:

- Thành tựu trong công tác nghiên cứu, sƣu tầm để lƣu giữ những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể

- Thành tựu trong công tác đào tạo nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể

Trƣớc hết phải ghi nhận công lao to lớn của các cơ quan ở Thái Nguyên trong việc tiếp nối, bảo tồn và phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Nhiều loại hình văn hóa phi vật thể nhƣ văn học dân gian đã đƣợc đƣa vào trƣờng học. Bên cạnh đó với việc thành lập Trƣờng Cao đẳng nghệ thuật Việt Bắc đã trở thành cái nôi đào tạo đƣợc nhiều nghệ sĩ, nhạc công. Chính họ đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy và gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể trong thời đại mới.

- Tổ chức hỗ trợ các hoạt động, khuyến khích và phát triển tiềm năng một số loại hình văn hóa phi vật thể.

- Thành tựu trong việc giới thiệu, truyền bá về một số loại hình văn hóa phi vật thể

Nhiều năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có một số chƣơng trình giới thiệu về những phong tục, điệu múa cổ, lễ hội… trên truyền hình nhằm truyền bá đến đông đảo công chúng những hiểu biết về các loại hình văn hóa phi vật thể. Đó là một công việc hữu ích, bởi với các loại hình văn hóa phi vật thể, đặc biệt là đối với những loại hình nghệ thuật bác học – cố truyền cũng nhƣ mới – có hiểu mới có thể thấy đƣợc cái hay, cái đẹp của nó, và hiểu rõ về đối tƣợng đƣợc thƣởng thức chính là tiền đề để hình thành đƣợc tình yêu đối với nó. Đó chính là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để duy trì môi trƣờng sống cho những thể loại nghệ thuật cổ truyền.

Bảo tàng tỉnh cùng với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam không chỉ là nơi lƣu giữ mà còn là cầu nối để giới thiệu nhiều loại hình nghệ thuật với công chúng.

1.2.4.2. Một số nhƣợc điểm

Cùng với cả nƣớc, Thái Nguyên đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những bƣớc tiến đáng ghi nhận. Bộ mặt của tỉnh đang thay đổi từng ngày. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa đang đặt ra nhiều thách thức khó khăn.

- Các ấn phẩm về văn học dân gian từng bƣớc đƣợc giới thiệu với công chúng, nhƣng việc biên soạn còn thiếu tính hệ thống, ít có những sƣu tầm mới chủ yếu là tập hợp vào các văn bản đã công bố trƣớc đây.

- Sự phục hƣng các lễ hội ngoài những điểm mạnh vẫn còn những hạn chế. Trƣớc hết đó là sự nhất thể hóa, đơn điệu hóa, khiến cho một số lễ hội nhạt nhòa, lẫn lộn; các trò chơi, trò diễn ít có sự khác biệt, làm mất đi tính đa dạng của lễ hội.

- Trong việc phục hồi và phát huy lễ hội cổ hiện nay, dƣới danh nghĩa đổi mới lễ hội, gắn lễ hội với giáo dục truyền thống và du lịch…đây đó và ở những mức độ khác nhau, đang có xu hƣớng quan phƣơng hóa và áp đặt một số mô hình có sẵn, làm khô cứng các hoạt động lễ hội, làm cho lễ hội mang nặng tính hình thức, phô trƣơng,làm suy giảm sự sáng tạo của nhân dân.

- Cùng với việc phục hồi và phát triển lễ hội hiện nay, thì các hoạt động mang tính thƣơng mại hóa, lợi dụng lễ hội để buôn thần, bán thánh theo kiểu đặt lễ thuê, khấn vái thuê, bói toán, đặt các hòm công đức tràn lan… Những hoạt động thƣơng mại này đi ngƣợc lại với tính thiêng liêng của văn hóa lễ hội, đẩy lễ hội rớt xuống mức thấp nhất của đời sống trần tục.

- Việc đƣa di sản vào trong dạy học mới chỉ mang tính hình thức, chƣa thực sự hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong phần này, tác giả đã làm rõ cơ sở lí luận về các khái niệm liên quan đến di sản, đến phƣơng pháp dạy học nói chung, dạy học giáo dục di sản nói riêng. Về cơ sở thực tiễn nêu nên đƣợc chƣơng trình SGK Địa lí 12 để làm cơ sở vận dụng các phƣơng pháp dạy học giáo dục giá trị di sản. Tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 12, đồng thời cũng chỉ ra đƣợc thực trạng của việc sử dụng, dạy và học di sản hiện nay ở nƣớc ta nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Chƣơng 2

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)