Thực trạng về giảng dạy giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 26 - 28)

trƣờng THPT hiện nay

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả khảo sát tại một số trƣờng phổ thông cho thấy: có khoảng 21% học sinh biết đƣợc trên 10 bài dân ca Việt Nam, 73,4% học sinh biết chƣa đến 10 bài dân ca Việt Nam và khoảng 5% học sinh không biết một bài dân ca nào [9]

Các cơ quan quản lý giáo dục và văn hóa xác định việc gìn giữ văn hóa phi vật thể là bảo vệ con ngƣời và vì vậy công tác giáo dục di sản – đƣa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể vào giới thiệu, giảng dạy trong nhà trƣờng – là một trong những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thƣờng đƣợc các nhà quản lý đề cập.

Bằng nhiều hình thức, di sản vẫn đang đƣợc đƣa vào trƣờng học để tiếp cận với học sinh. Trong số các loại hình văn hóa phi vật thể, dân ca (Quan họ Bắc Ninh,

Ví, Giặm xứ Nghệ, ca Huế…) đã sớm đƣợc đƣa vào giới thiệu trong nhà trƣờng. Từ năm 2004, mô hình giảng dạy âm nhạc truyền thống tại Trƣờng THCS Trần Hƣng Đạo, TP. Hồ Chí Minh đã đƣợc thực nghiệm.

Nhiều địa phƣơng thời gian qua đã chủ động đƣa di sản vào trƣờng học. Mỗi tỉnh một cách thức đƣa di sản đến gần hơn với cộng đồng. Tỉnh Bắc Ninh, Nghệ An có phong trào đƣa dân ca vào trƣờng học, ở Phú Thọ có phong trào đƣa hát Xoan vào trƣờng học, Lạng Sơn đƣa đàn Tính, hát Then dạy học sinh phổ thông… Nhiều trƣờng phổ thông tại Hà Nội đƣa học sinh tới tham gia CLB Em yêu lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia để học lịch sử qua hệ thống bảo tàng…Phƣơng thức tổ chức dạy học giáo dục di sản văn hóa đƣợc thực hiện lồng ghép vào các môn học (ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật...), hoạt động giáo dục trong chƣơng trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa)... đã có một số thành công và mang lại hiệu quả tích cực.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, nhận thức rõ vai trò quan trọng của di sản trong dạy học nên đã tiến hành tập huấn cho đội ngũ giáo viên các trƣờng THPT, THCS và tiểu học về vấn đề di sản. Trong quá trình dạy học, đã bƣớc đầu tiến hành đƣa di sản vào trong dạy học, tuy nhiên mức độ giáo dục giá trị di sản vào trong dạy học còn hạn chế nhiều trƣờng chỉ mới có các hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp, cho HS đi thực tế còn ít…

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, cho đến nay, hiệu quả của việc giáo dục giá trị di sản đến với thế hệ trẻ, phát huy sức sống lâu bền của di sản trong đời sống đƣơng đại chƣa thực sự đạt hiệu quả nhƣ mong đợi.

Nguyên nhân do trong nhà trƣờng, việc giảng dạy di sản chỉ mới dừng ở mức nhƣ một môn học ngoại khóa, mang tính chất giới thiệu, chứ chƣa đƣợc đánh giá đúng vai trò, giá trị và từ đó chƣa đƣợc đầu tƣ, chú trọng trong hệ thống các môn học của nhà trƣờng phổ thông.

Các nhà quản lý giáo dục cho rằng hiện nay, giảng dạy về di sản là yêu cầu đối với các trƣờng phổ thông. Việc đƣa di sản vào dạy trong trƣờng học là cách phát huy giá trị, tạo nên sức sống cho di sản. Mặt khác, đối với học sinh, các em sẽ đƣợc

bổ trợ kiến thức nghệ thuật, xã hội, lịch sử qua đó giáo dục thẩm mĩ, hoàn thiện nhân cách, lối sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)