Nếu nhƣ hoạt động nội khoá mang tính chất bắt buộc và đƣợc quy định chặt chẽ trong kế hoạch giảng dạy và trong chƣơng trình học thì ngoại khoá là một hình thức tổ chức tự nguyện của học sinh ở ngoài lớp, không đƣợc ghi trong chƣơng trình, kế hoạch dạy học. Các hoạt động ngoại khóa đƣợc tổ chức dƣới sự hƣớng dẫn, cố vấn của giáo viên nhằm giúp phát triển hứng thú, phát triển nhận thức và phát huy tính tự lực sáng tạo ở học sinh. Hoạt động ngoại khoá có liên hệ mật thiết với việc dạy học nội khoá. Nội khoá là cơ sở lí thuyết còn ngoại khóa với những hoạt động nhằm đào sâu thêm để cho nội khoá phong phú và sinh động hơn.
Hoạt động ngoại khóa đƣợc xem là biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục giá trị di sản. Nó không chỉ giúp cho học sinh có hiểu biết về tình hình bảo vệ, bảo tồn di sản mà còn hình thành ở các em tình cảm quý trọng di sản và ý thức bảo vệ di sản. Đồng thời còn rèn luyện cho các em một số kĩ năng và phƣơng pháp bảo vệ di sản để các em có thể tham gia các hoạt động bảo vệ di sản ở nhà trƣờng và địa phƣơng.
Hoạt động ngoại khoá bao gồm rất nhiều hình thức:
+ Tổ chức tham quan di tích lịch sử, văn hóa, nhà trƣng bày, viện bảo tàng… + Tổ chức tìm hiểu về thực trạng bảo vệ di sản ở địa phƣơng
+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giá trị di sản, bảo vệ di sản ở nhà trƣờng và địa phƣơng…
* Tổ chức tham quan di tích lịch sử, văn hóa, nhà trưng bày, viện bảo tàng
Đối với hình thức này, mục đích chủ yếu là giúp cho học sinh hiểu biết về di sản và mở rộng tầm nhìn về di sản. Đồng thời giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hƣơng, yêu đất nƣớc, quan tâm tới di sản.
Địa điểm tham quan có thể là các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo tàng, nhà trƣng bày …
Sau khi hoàn thành chuyến tham quan, giáo viên yêu cầu học sinh viết bản thu hoạch theo nội dung sau:
+ Địa điểm tham quan
+ Tên di sản, ý nghĩa của di sản, hiện trạng của di sản
+ Ý kiến của bản thân và đề xuất các giải pháp, biện pháp bảo vệ.
* Tổ chức tìm hiểu về thực trạng bảo vệ ở địa phương
Mục đích của hoạt động này là tìm hiểu những vấn đề liên quan đến di sản. Hình thức này thể hiện tích chất địa phƣơng hoá trong giáo dục giá trị di sản, thông qua việc tìm hiểu di sản của địa phƣơng sẽ giúp cho học sinh có những hiểu biết về thực trạng bảo vệ di sản địa phƣơng nơi các em sinh sống. Việc tìm hiểu về di sản, cách bảo vệ di sản không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về khía cạnh di sản mà nó còn có tác dụng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh. Qua việc tận mắt chứng kiến những vấn đề về cách quản lí và bảo vệ di sản đang diễn ra tại địa phƣơng mình, các em sẽ có ý thức trách nhiệm hơn về những hành vi của bản thân.
* Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giá trị di sản, bảo vệ di sản ở nhà trường và địa phương
Hình thức này chính là sự thể hiện nguyên lí “học đi đôi với hành” trong giáo dục. Nếu nhƣ hình thức tổ chức dạy học nội khoá cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về di sản, giá trị di sản và các biện pháp bảo vệ di sản thì hình thức ngoại khoá tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào trong thực tế cuộc sống. Các em có cơ hội đƣợc thử sức với những hoạt động
giữ gìn và bảo vệ di sản. Qua đó, tạo dựng ở các em tình cảm, thái độ đối với di sản, các em ý thức đƣợc trách nhiệm và hành vi của mình trong cuộc sống hàng ngày. Kết quả là dẫn đến sự chuyển biến về ý thức, thái độ và hành vi của học sinh đối với việc bảo vệ di sản. Đây là cơ sở để phát triển việc bảo vệ di sản ở những phạm vi rộng hơn. Bởi vì, để một học sinh có những hành vi đúng đắn với di sản chung của nhân loại, của đất nƣớc mình thì trƣớc tiên phải giáo dục cho học sinh có hành vi tốt đối với việc bảo vệ và giữ gìn di sản ở địa phƣơng nơi mình sinh sống.
Căn cứ vào đặc điểm của học sinh lớp 12, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với khả năng và lứa tuổi hoạt động của các em. Có thể tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, không đập phá các di tích…
* Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về trực trạng bảo vệ di sản ở địa phương
Đây là hình thức giúp học sinh hình thành ý thức, thái độ đối với việc bảo vệ
những di sản của địa phƣơng.
2.4. Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trường phổ thông
Bài học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học các bộ môn ở trƣờng phổ thông. Nó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học tập của GV và HS. Bài học là thành phần chính, chiếm đa số thời gian của quá trình dạy học ở trƣờng phổ thông. Do đó, tiến hành bài học là điều tất yếu và bắt buộc trong việc dạy học ở trƣờng phổ thông. Song bài học có để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn HS hay không, có làm cho HS yêu thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúng một cách năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sống hay không là tuỳ thuộc ở phƣơng pháp của ngƣời thầy. Bởi vậy tiến hành bài học bằng cách sử dụng sáng tạo, đa dạng, nhuần nhuyễn các phƣơng pháp dạy học của GV sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bồi dƣỡng, khắc sâu kiến thức, giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng, tình cảm và rèn luyện các năng lực nhận thức, năng lực thực hành bộ môn cho HS. Một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn là sử dụng tài liệu về di sản khi tiến hành bài học trên lớp.[4]
Tài liệu về di sản đóng vai trò là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung, cụ thể hoá, làm phong phú hơn nội dung bài học do quy định số trang có hạn, sách giáo
khoa không đề cập tới. Nó làm cho những kiến thức trong bài học không chỉ đơn thuần là con số, các sự kiện khô khan mà sinh động hơn, có hồn hơn, giúp cho HS tái hiện đƣợc kiến thức và hiểu bài nhanh, nhớ lâu hơn.
Tuy nhiên, để khai thác các tài liệu về di sản phục vụ cho bài nội khoá thì GV phải tuân thủ những yêu cầu sau:
- GV phải tiến hành chọn lọc kĩ và xác minh tính chân thực của các tài liệu về di sản.
- Tài liệu di sản có nhiều nhƣng do thời gian của một tiết trên lớp có hạn (45
phút) nên đòi hỏi GV phải biết chọn lọc những tài liệu điển hình nhất, sắp xếp các tài liệu đó thành hệ thống phù hợp với tiến trình bài học kết hợp với các phƣơng tiện trực quan, phƣơng tiện kĩ thuật hiện đại làm cho bài học sinh động hơn. Đồng thời, tuỳ theo mục đích, nội dung bài học mà GV khai thác những tài liệu khác nhau (có bài dùng tranh ảnh, có bài dùng hiện vật kết hợp các đoạn miêu tả, tƣờng thuật về di sản, nhân vật lịch sử) phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của HS.
Sử dụng tài liệu về di sản trong tiến hành bài học trên lớp là phƣơng pháp khá phổ biến đƣợc nhiều GV sử dụng. Do những điều kiện chủ quan và khách quan của từng địa phƣơng, của từng trƣờng, đặc biệt là những địa phƣơng ở xa nên GV
nhiều khi không thể tiến hành bài nội khoá ngay tại nơi có di sản. Để bài giảng sinh
động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập cho HS, GV phải sử dụng các phƣơng tiện trực quan trong bài giảng. Ngoài các kênh hình có sẵn trong SGK thì việc sƣu tầm tài liệu về các di sản vào dạy học là điều cần thiết.
Có thể tiến hành khai thác tài liệu về di sản bằng cách:
Thứ nhất, nhà trƣờng tạo mọi điều kiện tốt nhất, đặc biệt là hỗ trợ về vật chất cho GV bộ môn đến các nơi có di sản sƣu tầm tài liệu phục vụ cho việc dạy học. Trƣớc khi đến tìm hiểu, sƣu tầm tài liệu ở nơi có di sản GV phải nghiên cứu kĩ SGK và lập một bản danh sách các di sản cần thiết phải sử dụng trong việc dạy học bộ môn của mình. Còn khi trực tiếp đến nơi có di sản thì điều đầu tiên là GV phải tìm hiểu bao quát quá trình hình thành và xây dựng của khu có di sản. Sau đó đi tham quan toàn bộ để xác định những tài liệu nào (tranh ảnh, hiện vật, những mâu chuyện) phù hợp với nội dung giảng dạy. Hoặc GV có thể liên hệ, trao đổi với cán bộ quản lí di
sản để nhờ họ giúp đỡ tìm hiểu sâu hơn, có hiệu quả hơn về sự hình thành, tồn tại và nội dung của di sản. Mỗi GV những bộ môn có ƣu thế trong việc sử dụng di sản vào dạy học phải luôn có ý thức sƣu tầm tƣ liệu để phục vụ bài giảng.
Nhà trƣờng và GV nên phát động HS tham gia sƣu tầm tài liệu, tranh ảnh hoặc hiện vật về di sản phục vụ cho hoạt động dạy học. Công việc này có thể phát động thƣờng xuyên hoặc trong các đợt thi đua chào mừng những ngày lễ lớn, thông qua đây mà tạo hứng thú học tập và bƣớc đầu tập dƣợt nghiên cứu khoa học cho HS.
Sau khi đã sƣu tầm đƣợc tài liệu về di sản, GV phải tiến hành phân loại cho phù hợp với nội dung từng bài học cụ thể và sắp xếp thành hồ sơ dạy học.
Khi tiến hành soạn giáo án, GV phải chọn những tài liệu điển hình nhất, cần thiết nhất để đƣa vào bài giảng. Tránh tình trạng đƣa quá nhiều tài liệu, không phân biệt đâu là tài liệu cần thiết, điển hình, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, làm loãng nội dung cơ bản của bài học. Những tài liệu về di sản đƣợc sử dụng trong hình thức này nhƣ là các phƣơng tiện trực quan, nguồn kiến thức, do đó cần kết hợp chặt chẽ với trình bày miệng và các phƣơng pháp khác. Song phải đảm bảo phù hợp với từng đối tƣợng HS. Kết hợp với việc miêu tả khái quát có phân tích những kiến thức liên quan hoặc GV có thể sử dụng tranh ảnh về di sản kết họp với những mẩu chuyện để cụ thể hoá kiến thức hay kết hợp sử dụng tranh ảnh về di sản với trao đổi đàm thoại nhằm giúp HS hiểu sâu sắc những kiến thức cơ bản của bài học.
Tiến hành bài học tại nơi có di sản:
Bài học là hình thức tổ chức cơ bản của việc dạy học ở trƣờng phổ thông. Bài học không chỉ tiến hành ở trên lớp mà còn có thể tiến hành ở nơi có di sản (hay thực địa, bảo tàng, phòng truyền thống...)
Nó đƣợc thực hiện theo nội dung quy định của chƣơng trình và hoàn toàn khác với các hoạt động ngoại khoá tại di sản. Tuy hình thức học tập có thay đổi song bài học
tại thực địa là bài học nội khoá, một mắt xích trong toàn bộ khoá trình có liên quan đến các
bài học khác. Việc học tập loại bài này là bắt buộc đối với tất cả HS.
Bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với HS về cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Bởi vì, thực địa, bảo tàng - nơi có di sản là những dấu vết, mảnh
vụn hoặc hiện vật của quá khứ nên khi tiến hành bài học nội khoá tại đây tức là HS đã đƣợc quan sát các dấu vết, mảnh vụn của quá khứ để bổ sung, cụ thể hoá những kiến thức các em đang nghiên cứu. Nó giúp các em phát triển trí tƣởng tƣợng, đa dạng hoá hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn. Tiến hành học tại di sản là phƣơng thức thực hiện dạy học gắn với đời sống có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hoá - giáo dục, lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, óc thẩm mĩ cho các em. Bài học tại di sản cũng phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của
một bài học nội khóa đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bài học
tại thực địa.
Ở lớp 12, việc giáo dục giá trị di sản có thể thông qua hai hình thức tổ chức dạy học chủ yếu, đó là việc dạy học nội khoá và các hoạt động ngoại khoá.
2.5. Các phƣơng pháp dạy học giáo dục giá trị di sản qua môn Địa lí 12 ở trƣờng THPT trƣờng THPT
2.5.1. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực
- Quan niệm: Theo từ điển tiếng Việt tích cực là "Chủ động, hƣớng hoạt
động nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển" "hăng hái, năng nổ với công việc"i.
Theo các nhà giáo dục học "Tích cực hóa", là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của ngƣời học từ thụ động sang chủ động, từ đối tƣợng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm trí thức để nâng cao hiệu quả học tập.[35]
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con ngƣời trong đời sống xã hội. Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con ngƣời năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Ngƣời ta có thể coi tính tích cực là một điều kiện, là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục.
Tính tích cực học tập "thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trƣng ở khát
vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức".
Tính tích cực học tập liên quan với động cơ học tập - động cơ sáng tạo ra hứng thú, hứng thú là tiên đề của tính tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh ra nếp tƣ duy độc lập. Tƣ duy độc lập là mầm
mống của sáng tạo. Ngƣợc lại phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú, bồi dƣỡng động cơ [12]
- Phƣơng pháp tích cực là thuật ngữ rút gọn, đƣợc dùng để chỉ những phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. "Tích cực" trong phƣơng pháp tích cực đƣợc dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với không hoạt động, thụ động, ở đây không dùng với nghĩa trái với tiêu cực.
Phƣơng pháp tích cực hƣớng tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học. Tức là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời học dƣới sự điều khiển hƣớng dẫn, lãnh đạo của ngƣời dạy. Muốn đổi mới phƣơng pháp học, nhiều đổi mới phƣơng pháp dạy. Bởi vì phƣơng pháp dạy chỉ đạo phƣơng pháp học. Nhƣng thói quen học tập của học sinh cũng có ảnh hƣởng tới phƣơng pháp dạy của thầy. Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng phƣơng pháp dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HS phƣơng pháp học tập chủ động, vừa sức học sinh và nâng dân từ thâp lên cao. Trong đổi mới phƣơng pháp phải có sự hợp tác thầy trò, sự phối hợp hoạt động dạy và học thì mới thành công. Vì vậy các nhà giáo dục còn dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phản biệt với dạy và học thụ động. Đây là thuật ngữ rút gọn của phƣơng pháp tích cực hàm chứa cả phƣơng