2.1.1. Di sản văn hóa
Năm 2010, cả tỉnh có 780 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 39 di tích đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng cấp Quốc gia, 79 di tích đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng cấp tỉnh [24]
- Di tích lịch sử và thắng cảnh : Chùa Hang, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá. - Di tích lịch sử : Chùa Phú Mỹ, xã Lƣơng Phú, huyện Phú Bình.
- Di tích lịch sử : Địa điểm khai sinh ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam (1953) xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá.
- Di tích lịch sử và nghệ thuật đền Giá, xã Đông Cao, huyện Phổ Yên.
- Di tích lịch sử : Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trƣờng Thiếu nhi rẻo cao khu tự trị Việt Bắc, phƣờng Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên.
- Di tích lịch sử văn hoá : Chùa Đồi Cao, xã Tân Hƣơng, huyện Phổ Yên. - Di tích lịch sử văn hoá : Đình Thù Lâm, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên. - Di tích lịch sử văn hoá: Đền Đồng Thụ, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. - Di tích lịch sử văn hoá : Đền Đan Hà, xã Thành Công, huyện Phổ Yên. - Di tích lịch sử văn hoá : Đền - chùa Na Thức xã Phú Lạc, huyện Đại Từ. - Di tích kiến trúc - nghệ thuật : Chùa Tây Phúc, xã Tân Phú, huyện Phổ Yên. - Di tích kiến trúc - nghệ thuật : Đình và Chùa úc Sơn, thị trấn Hƣơng Sơn, huyện Phú Bình.
- Di tích lịch sử văn hoá : Đình và Chùa Phi Long, xã Tân Đức, huyện Phú Bình. - Di tích lịch sử văn hoá : Đình - Đền và Chùa Cầu Muối, xã Tân Thành, huyện Phú Bình.
- Di tích lịch sử: Nền ngôi nhà 8 mái ở làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hoá, là nơi đặt Trƣờng Đảng Nguyễn ái Quốc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Di tích lịch sử: Bãi Đu, nay thuộc thị trấn Đu, huyện Phú Lƣơng, nơi khai sinh Đại đoàn Quân Tiên Phong (Đại đoàn 308).
- Di tích lịch sử: Địa điểm nơi chiếc máy bay thứ 1.000 của giặc Mỹ bị đơn vị pháo 210 bắn rơi trên miền Bắc tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lƣơng ngày 29/4/1966.
- Di tích lịch sử: Trận địa pháo cao xạ 100 ly ở xóm Quang Vinh, phƣờng Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên, nơi đơn vị C- 5- 02, P256 dùng súng súng cao xạ, không có khí, bắn rơi 2 máy bay B52 trong đêm 24, 26 tháng 12 năm 1972.
- Di tích lịch sử văn hoá: Đình và Chùa Lũ Yên, xã Đào Xá, huyện Phú Bình - Di tích lịch sử: Kè Lũ Yên - Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến kiểm tra chống hạn (1958)
- Di tích lịch sử văn hoá: Đình Giã Thù và Chùa Di, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên
- Di tích lịch sử: Địa điểm thành lập Đội Cứu quốc quân Phạm Hồng Thái và Chùa Thiên Tây Trúc xã Quân Chu, huyện Đại Từ
- Di tích lịch sử văn hoá: Đình Phúc Duyên, xã Tân Hƣơng, huyện Phổ Yên - Di tích lịch sử: Khu lƣu niệm Tiến sĩ Nguyễn Cấu, xã Tân Hƣơng, huyện Phổ Yên.
- Di tích lịch sử văn hoá đình chùa làng Quyên Hoá, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình… - Bảo Tàng Dân Tộc Việt Bắc: Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam ở trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đƣợc lập ra cách đây hơn 30 năm đã sƣu tầm 4.000 tài liệu, hiện vật, phim ảnh có giá trị về những nét văn hoá đặc trƣng của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.
2.1.2. Di sản văn hóa phi vật thể
- Lễ hội đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú lƣơng): Tƣởng niệm, tôn vinh
danh nhân lịch sử Dƣơng Tự Minh thủ lĩnh phủ Phú Lƣơng, ngƣời có công xây dựng vùng đất Phú Lƣơng phồn thịnh, chống giặc Tống giữ yên vùng đất phía Bắc Đại việt ở thế kỷ XII. Lễ hội có rƣớc kiệu, tế thần, hát chầu văn, ném còn, chọi gà, hát ví, hát lƣợn...Hội xuân Đền Đuổm là hội lớn nhất tỉnh Thái Nguyên kéo dài từ 5,6,7,8 tháng giêng thu hút hàng triệu ngƣời đi hội [24]
Hình 2.1. Hội Đền Đuổm
- Lễ hội đền giá (xã Đông Cao, huyện phổ Yên): Tƣởng niệm Thánh Gióng và Mạnh Điện quốc vƣơng, có công đánh đuổi giặc Ân thời vua Hùng thứ 6. Lễ hội dâng hƣơng, rƣớc các "dò" bằng tre tƣơi tƣợng trƣng cho roi sắt của Thánh gióng, chọi gà, cờ tƣớng, đấu võ, đấu vật, kéo co, hát đu, hát trống quân...[24]
- Lễ hội Lồng Tồng (10/1 Âm lịch): Lồng Tồng là một lễ hội truyền thống
đặc trƣng của đồng bào Tày, đƣợc tổ chức trong các bản làng để cầu cúng thần nông - vị thần cai quản ruộng đồng, vƣờn tƣợc, gia súc, làng bản cho đƣợc cây cối xanh tƣơi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi ngƣời no ấm, bản làng yên lành. Theo nghĩa tiếng dân tộc Tày, lễ hội Lồng Tồng có nghĩa là lễ hội "Xuống đồng"[24]
Hình 2.2. Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội hàng năm thƣờng đƣợc diễn ra trong suốt thời gian tháng giêng, tháng hai âm lịch (Tuỳ thuộc theo từng địa phƣơng) trên những thửa ruộng, cánh đồng, bãi rộng. Lễ hội có các trò chơi cổ truyền dân gian nhƣ: Tung còn, Đánh Yến, Bịt mắt bắt Dê, hát giao duyên (hát Lƣợn), thi sản vật địa phƣơng…
Trong những năm gần đây đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà Nƣớc lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày diễn ra càng sôi nổi, phong phú hơn, đảm bảo các yếu tố văn hoá dân gian, đã thu hút du khách cả nƣớc đến thăm quan, dự hội ngày một đông.
- Hội Đình Phƣơng Độ (xã xuân Phƣơng, huyện Phú Bình): Hội có rƣớc kiệu
thành hoàng Dƣơng Tự minh, diễn trò, tế Thánh mừng dân, cầu phúc, cầu tài, lễ vật: Bánh dầy, hoa quả tƣơi, có các trò chơi: Đánh cờ, đấu vật, chọi gà..
- Hội Hích: Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày15 tháng 1 Âm lịch tại xã Hoà
Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Dâng hƣơng tƣởng niệm đức Thánh Trần, lễ mẫu Liễu Hạnh, mẫu Tứ Phủ. Trò chơi ném còn, đấu cờ, hát lƣợn, hát then của các dân tộc Tày, Nùng.
- Hội Chùa Phủ Liễn: Diễn ra hàng năm từ 10-15 tháng giêng, tại phƣờng Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên. Lễ phật cầu phúc, cầu tài, các trò chơi chọi gà, đánh đu, cờ tƣớng, bình đọc thơ văn…
Hình 2.3. Hội chùa Phù Liễn
- Hội chùa Hang - Định Hoá: Thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái
Nguyên. Lễ hội cầu phúc, cầu tài, chiêm ngƣỡng thắng cảnh, chơi hang, leo núi. Có trò chơi ném còn, chọi gà và kéo co, thi hát.
- Hội chùa Hang - huyện Đồng Hỷ: Hội lớn, hàng năm đón tới hàng chục vạn lƣợt khách tham quan, dự hội. Lễ hội có rƣớc kiệu, lễ phật cầu phúc, cầu tài, hái lộc, leo núi, chơi hang, ném còn, hát quan họ, kéo co....
- Hội Núi Văn - Núi Võ: Lễ hội diễn ra hàng năm ngày 15 tháng 2 (Âm lịch). Tại 2 xã Văn Yên và Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội tƣởng niệm tƣớng quân Lƣu Nhân Chú đã có công cùng với Lê Lợi đánh gịăc Minh ở thế kỷ thứ XV. Lễ hội có rƣớc kiệu, nhiều trò chơi dân gian và hiện đại.
- Hội đền Lục Giáp: Hội đền Lục Giáp (Miếu vật) xã Đắc Sơn, huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên, tƣởng niệm các danh nhân: Dƣơng Tự Minh, Lƣu Nhân Chú, Đỗ Cận gắn với ngôi đền qua các thời kỳ lịch sử. Lễ hội có dâng hƣơng, tế lễ, rƣớc kiệu, hát ví, đấu cờ, đấu vật...
- Hội đền Xƣơng Rồng (phƣờng Phan Đình Phùng- thành phố Thái Nguyên):
Có rƣớc kiệu, trò tế thánh, tƣởng niệm đức thánh Trần Hƣng Đạo, Mẫu Liễu Hạnh, Tứ Phủ, hội có nhiều trò chơi truyền thống, hiện đại.
- Hội Đình Xuân La(xã Xuân Phƣơng, huyện Phú Bình): Đình thờ thành
hoàng Dƣơng Tự Minh. Lễ hội có rƣớc kiệu, rƣớc bánh dầy, ăn mừng cơm mới sau vụ gặt.
- Tết Nhảy của ngƣời Dao (Thái Nguyên): Cũng giống nhƣ nhiều dân tộc thiểu số khác, ngƣời Dao có những cái tết khá đặc biệt mang đậm nét văn hóa truyền thống. Một trong những cái tết độc đáo là Tết Nhảy.
Hình 2.5. Tết nhảy – dân tộc Dao
Ngƣời Dao ở Thái Nguyên từ xƣa tổ chức Tết Nhảy vào vào dịp mùng một hoặc mùng hai Tết theo lịch âm ở trƣớc bàn thờ nhà ông trƣởng họ. Tục này đƣợc
thực hiện theo chu kỳ ba năm: Càng nhỏ vào năm thứ nhất, thứ hai, càng lớn vào năm thứ ba. Mục đích chính của nghi lễ này là để cầu cúng tổ tiên, cầu khấn tổ tiên phù hộ sang năm mới mọi ngƣời trong gia tộc, dòng họ đƣợc mạnh khoẻ, mƣa thuận
gió hoà cho mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm phát triển không bị dịch bệnh… - Nghi lễ trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông (Thái Nguyên): Cũng giống nhƣ dân tộc Mông ở nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, ngƣơi Mông ở Thái Nguyên có nhiều nghi lễ đặc biệt trong đời sống hàng ngày.
Đối với ngƣời Mông đời sống kinh tế gắn liền với sản xuất nƣơng rẫy nên họ có một số nghi lễ liên quan để biểu hiện ƣớc nguyện về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. + Lễ đón mùa hoa màu mới (3/3): Vào ngày lễ này, các gia đình ngƣời Mông đều làm bánh, thịt một con gà, cắt một chùm hoa bằng giấy và mang theo ba chén rƣợu ra ngoài nƣơng ngô để thắp hƣơng. Chùm hoa bằng giấy đủ các màu đƣợc treo trên cây ngô với ƣớc nguyện sau này ngô sẽ ra thật nhiều hoa. Chủ nhà thay mặt gia đình làm lễ cúng ngay trên nƣơng để cầu cho một vụ hoa màu mới đƣợc bội thu.
+ Lễ mừng ngô ra bắp (5/5): là Tết mừng cho cây ngô sắp ra bắp. Vào dịp này ngƣời Mông thƣờng thịt gà, thổi xôi, khấn thần trời, thần đất ăn uống vui vẻ và kiêng không đi thăm nƣơng ngô với quan niệm đây là thời điểm nàng ngô đang ra
hoa nên cần giữ yên tĩnh để ngô sinh sôi nhiều hạt.
+ Lễ mừng vụ thu hoạch hoa mầu (14/7): Đây là ngày con cháu đốt vàng hƣơng gửi cho ngƣời chết ở thế giới bên kia và là lễ mừng vụ thu hoạch hoa màu. Tháng 7 là tháng thu hoạch ngô, loại lƣơng thực phổ biến và chính yếu của ngƣời Mông nên lễ này thƣờng kéo dài vài ngày. Vào những ngày lễ, mỗi gia đình bẻ một ít bắp ngô về luộc và thịt một con gà để lên bàn thờ cúng gia tiên. Một số gia đình khá giả còn làm bánh ngô nếp và thịt lợn cúng ông bà. Trong lời khấn ngƣời Mông thƣờng cầu xin ông bà phù hộ cho mùa màng tƣơi tốt, gia đình ăn nên làm ra, vui vẻ, có sức khỏe dồi dào.
Ngoài ra, ngƣời Mông cũng duy trì nhiều nghi lễ khác: lễ giết sâu bọ (5/5), Tết trùng cửu (9/9)… trong những ngày này, các gia đình ngƣời Mông thƣờng thịt gà, làm bánh cúng tổ tiên và tổ chức ăn uống.
- Lễ hội Oóc pò hay còn gọi là lễ hội ra đồng (hội cầu mùa) là một lễ hội đã gắn bó lâu đời với dân tộc Tày - Nùng. Gần giống nhƣ lễ hội Lồng Tồng diễn ra trong dịp xuân về, lễ hội Oóc pò là một sinh hoạt văn hoá, giúp cho ngƣời dân vui tƣơi thoải mái về tƣ tƣởng; cầu cho con cái mạnh khoẻ, chăm ngoan, học giỏi; cầu cho cái xấu, cái ác ra khỏi nhà, cái may, cái hạnh phúc luôn vào nhà; cầu cho mùa màng tốt tƣơi chăn nuôi phát triển, trâu đầy đàn, lợn nhiều con năng suất cao[24]
Lễ hội diễn ra vào ngày 28 tháng 3 âm lịch với hai phần lễ và hội. Phần lễ tổ chức trong hội trƣờng hay trong đình, gồm có các mâm xôi, thịt, hƣơng hoa để các già làng và thầy mo, thầy tào khấn vái. Phần hội tổ chức ở ngoài sân làng hay trên các bãi rộng. Phụ nữ thì thi nhau thêu thùa, làm các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ.
- Múa Tắc Xình đƣợc hình thành, phát triển cùng với tiến trình hình thành và phát triển của cộng đồng ngƣời Sán Chay ở Việt Nam nói chung và ở huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Múa Tắc Xình là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo đƣợc ngƣời dân tộc Sán Chay của huyện Phú Lƣơng lƣu giữ, bảo tồn và truyền lại cho nhiều thế hệ. Múa Tắc Xình thể hiện ƣớc nguyện của con ngƣời, cầu thời tiết thuận lợi, muôn loài sinh sôi, lúa ngô đƣợc mùa, bản làng bình yên, hạnh phúc. Đó cũng là vũ điệu thể hiện đạo lý nhớ tổ tiên, là cầu nối tâm linh giữa đất trời và lòng ngƣời, cõi sống và cõi chết, thế hệ trƣớc và thế hệ sau, thắp lên niềm tin, khát vọng chinh phục thiên nhiên của ngƣời dân lao động [24]
Múa Tắc Xình có 9 điệu cơ bản gồm: Thăm đƣờng, lập làng, bắt quyết, mài dao, phát nƣơng dọn rẫy, tra mố, hái lƣợm, mừng mùa vụ và chim câu. Điệu múa này đƣợc biết đến nhiều nhất ở các xã thuộc huyện Phú Lƣơng nhƣ: Tức Tranh, Yên Lạc, Phú Đô...
- Văn hóa chè: Nói tới Thái Nguyên không ai không nhớ tới Chè của Thái Nguyên. Đây vừa là một đặc sản của tỉnh đồng thời cũng là lễ hội lớn của cả nƣớc. Năm 2009 tỉnh Thái Nguyên tổ chức festival trà lần thứ 1, đây vừa là dịp giới thiệu với mọi vùng miền một đặc sản là chè và giới thiệu văn hóa thƣởng trà.
2.1.3. Di sản thiên nhiên
- Hang Phƣợng Hoàng nằm ở trên núi Phƣợng Hoàng ở huyện Võ Nhai, cách Thành Phố Thái Nguyên 45km theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn). Dƣới chân núi Phƣợng Hoàng là hang Suối Mỏ Gà. Núi Phƣợng Hoàng, hang Phƣợng Hoàng, Suối Mỏ Gà là một quần thể thắng cảnh đẹp vào bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp [24]
Hình 2.6. Hang Phƣợng Hoàng
- Hồ Núi Cốc nằm trên địa bàn huyện Đại Từ, cách trung tâm Thành Phố Thái Nguyên 15km về hƣớng Tây Nam. Nơi đây nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm nay và bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng Công - chàng Cốc. Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng sông Công. Hồ đƣợc khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành cơ bản năm 1994. Hồ gồm một đập chính dài 480m
và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ khoảng 25km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới
hơn 89 hòn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của đàn cò, có đảo là quê hƣơng của loài dê, có đảo có đền Bà chúa Thƣợng Ngàn, lòng hồ sâu trung bình
35m, dung tích nƣớc hồ khoảng 175 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600 - 800
Hình 2.7. Hồ Núi Cốc
Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát đẹp. Hiện nay, hệ thống nhà nghỉ và bến tắm đã đƣợc quy hoạch và xây dựng tƣơng đối tốt, phục vụ khách du lịch đến thăm quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
2.2. Khả năng lồng ghép giá trị di sản vào dạy học Địa lí lớp 12
2.2.1. Các kiến thức về giá trị di sản trong chƣơng trình Địa lí 12 THPT
Chƣơng trình địa lí lớp 12 là một hệ thống các bài địa lí đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định. Hệ thống các bài địa lí lớp 12 đƣợc phân thành từng chƣơng, mục đi từ những vấn đề tự nhiên tới kinh tế, từ đại cƣơng cho tới khu vực.
Dựa vào nội dung chƣơng trình địa lí THPT có thể xác định nội dung lồng ghép giáo dục giá trị di sản nhƣ sau:
Bảng 2.1. Nội dung lồng ghép giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí lớp 12 Tên bài Các địa chỉ có thể lồng ghép giáo dục giá trị di sản Kiến thức Ý nghĩa Bài 7. Đất nƣớc có nhiều đồi núi (tiếp)
- Các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội