Các kiến thức về giá trị di sản trong chƣơng trình Địa lí 12 THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 40)

Chƣơng trình địa lí lớp 12 là một hệ thống các bài địa lí đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định. Hệ thống các bài địa lí lớp 12 đƣợc phân thành từng chƣơng, mục đi từ những vấn đề tự nhiên tới kinh tế, từ đại cƣơng cho tới khu vực.

Dựa vào nội dung chƣơng trình địa lí THPT có thể xác định nội dung lồng ghép giáo dục giá trị di sản nhƣ sau:

Bảng 2.1. Nội dung lồng ghép giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí lớp 12 Tên bài Các địa chỉ có thể lồng ghép giáo dục giá trị di sản Kiến thức Ý nghĩa Bài 7. Đất nƣớc có nhiều đồi núi (tiếp)

- Các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Khu vực đồi núi có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dƣỡng. VD: Khu vực Sa Pa tỉnh Lào Cai, khu vực Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc… tạo điều kiện cho các hoạt động dã ngoại, du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lí.

Bài 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

Các miền địa lí tự nhiên - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: là miền có

nhiều tài nguyên khoáng sản và có sự thất thƣờng của nhịp điệu mùa khí hậu. Con ngƣời bên cạnh việc khai thác tài nguyên cũng phải chú ý tới vấn đề môi trƣờng, bảo vệ những di sản thiên nhiên.

VD: Thái Nguyên có nhiều khoáng sản nhƣ than, sắt… hiện nay việc khai thác đang làm

- Giáo dục ý thức sử dụng TNTN bền vững.

trƣờng đất, nƣớc, không khí… Bài 14. Sử dụng và

bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc, du lịch…

- Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan du lịch, phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.

VD: hiện nay, khu di tích lịch sử cách mạng ATK hàng năm thu hút nhiều lƣợt khách đến tham quan du lịch, tuy nhiên chƣa có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng chung nhƣ xả rác bừa bãi, phá hoại hiện vật…

- Nâng cao ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch nói chung, di sản nói riêng.

Bài 15. Bảo vệ môi trƣờng và phòng chống thiên tai

Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

Các thiên tai hầu hết đều khó phòng tránh, thiên tai không chỉ ảnh hƣởng tới tính mạng con ngƣời mà còn ảnh hƣởng tới các công trình, kiến trúc.

VD: Di tích lịch sử Nhà tù Chợ Chu (Định Hóa) do yếu tố thời tiết mƣa, nắng và sự quản lí không chặt chẽ của cơ quan chức năng nên hiện nay di tích đã bị xuống cấp trầm trọng, một phần còn bị con ngƣời phá hoại.

- Trang bị, cung cấp cho HS các biện pháp để bảo vệ những di tích có nguy cơ bị thiên tai ảnh hƣởng.

Bài 18. Đô thị hóa - Ảnh hƣởng của đô thị

hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

- Tốc độ đô thị hóa cao dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, thiếu chỗ ở…, nhiều khi các công trình kiến trúc, di tích bị xâm hại.

- Giáo dục cho HS ý thức khai thác, sử dụng cùng với bảo vệ những công trình

VD: Khu vực Đền Đuổm (Phú Lƣơng), nhiều hoạt động buôn bán xâm lấn khu vực của đền…

kiến trúc, di tích văn hóa. Bài 31. Vấn đề phát

triển thƣơng mại, du lịch

- Tài nguyên du lịch

- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịch

- Di tích, lễ hội… là một trong nhiều loại tài nguyên du lịch cần đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức.

VD: hát Then của ngƣời Tày, múa Tắc Xình của dân tộc Mông, lễ hội Lồng Tồng…

- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ những giá trị truyền thống, văn hóa.

Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Khái quát chung - Đây là vùng có nhiều di tích lịch sử cách

mạng.

VD: tỉnh Điện Biên với di tích lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Cao Bằng với di tích lịch sử hang Pắc Pó, tỉnh Thái Nguyên với di tích lịch sử ATK…

- Giáo dục lòng yêu nƣớc, truyền thống cách mạng qua giáo dục ý nghĩa của các di tích lịch sử cách mạng.

Bài 44, 45. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội. - Tổng kết, đánh giá về thực trạng phát triển KT- XH của địa phƣơng, những tác động của hoạt động KT-XH tới môi trƣờng và

- Những di sản văn hóa, thiên nhiên của tỉnh, thành phố.

VD: là tỉnh có nhiều di sản cần đƣợc quan tâm và bảo vệ nhƣ di tích lịch sử cách mạng ATK, đền thờ Đội Cấn, đền thờ Dƣơng Tự Minh…

- Khơi dậy lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc; hiểu rõ về những di tích lịch sử cách mạng, văn hóa của địa phƣơng.

2.2.2. Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục giá trị di sản lớp 12 ở trường phổ thông

2.2.2.1. Mục đích

Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là “đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện”, cho nên ngoài việc bồi dƣỡng cho thế hệ trẻ Việt Nam lòng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng, yêu gia đình, tinh thần tự tôn dân tộc, lí tƣởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, trí tiến thủ lập thân… Nền giáo dục Việt Nam còn phải bồi dƣỡng cho học sinh ý thức bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của đất nƣớc, của nhân loại, ý thức xây dựng một môi trƣờng sống xanh-sạch-đẹp, giữ gìn và bảo vệ các di sản của dân tộc. Vì vậy trong chƣơng trình giáo dục ở nhà trƣờng nói chung và trƣờng THPT nói riêng luôn luôn chứa đựng, lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trƣờng, bảo vệ và giữ gìn di sản cho học sinh.

Mục đích của việc giáo dục kiến thức về giữ gìn di sản cho học sinh ở trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay là làm cho học sinh thấy đƣợc vai trò, thực trạng bảo tồn và quản lí các di tích, di vật, nguyên nhân gây ra và những biện pháp khắc phục. Từ đó có chuyển biến về ý thức, thái độ và hành vi đối với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.... Mục đích đó phải đƣợc thực hiện trong suất quá trình học tập của học sinh ở nhà trƣờng từ lớp dƣới lên lớp trên. Trong quá trình đó, thông qua hệ thống chƣơng trình và nội dung giảng dạy, ngƣời giáo viên từng bƣớc trang bị cho các em những hiểu biết về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên để từ đó giúp các em dần dần có ý thức và từ ý thức sẽ bộc lộ qua thái độ và hành vi. Trong cuộc sống, khi con ngƣời có ý thức cao, những thái độ, hành vi của họ sẽ trở thành nếp sống hàng ngày.

2.2.2.2. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của việc giáo dục kiến thức giữ gìn di sản ở trƣờng THPT: - Trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về di sản:

+ Những nhận thức cơ bản về di sản (khái niệm, phân loại..) + Tình hình bảo tồn các di sản hiện nay.

+ Các chủ trƣơng, chính sách và pháp luật về việc bảo vệ, giữ gìn di sản của nƣớc ta và trách nhiệm của ngƣời công dân trong việc bảo vệ các di sản đó.

- Trên cơ sở những hiểu biết đó từng bƣớc bồi dƣỡng cho học sinh ý thức, thái độ và hành vi đối với việc bảo vệ, giữ gìn các di sản. Điều đáng chú ý là tự nhận thức lí thuyết đến chuyển biến về ý thức về thái độ và hành vi là một bƣớc ngoặt đòi hỏi công lao giáo dục của các thầy cô giáo.

- Trang bị cho học sinh một số kĩ năng và biện pháp bảo vệ các di sản một các thông thƣờng để khi ra ngoài đời các em có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ các di sản ở địa phƣơng, nơi họ công tác.

- Các phƣơng pháp giáo dục di sản ở những bài học có tích hợp hoặc học theo chủ đề.

Đã đƣợc xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu đƣợc thuận lợi hơn. Bên cạnh đó GV cần xây dựng thêm một số yêu cầu về di sản đối với HS. Ví dụ HS có thêm hiểu biết về sự ra đời của di sản, về cấu trúc hình thức và nguyên nhân của sự tạo thành cấu trúc đó, về ý nghĩa của di sản đối với đời sống tinh thần, vật chất của ngƣời dân ở địa phƣơng có di sản… Từ đó có thái độ tôn trọng di sản, có hành vi giữ gìn và chăm sóc di sản. Tuy nhiên tùy cách sử dụng di sản để thiết kế mục tiêu giáo dục di sản cho phù hợp. GV có thể tăng tính trải nghiệm cho hoạt động học của HS bằng cách phối hợp với các chủ thể, ngƣời quản lí tạo điều kiện cho các em thực hành

2.2.3. Phƣơng pháp xác định các kiến thức giáo dục giá trị di sản tích hợp vào nội dung bài học Địa lí 12 trên lớp nội dung bài học Địa lí 12 trên lớp

2.2.3.1. Các nguyên tắc giáo dục giá trị di sản trong dạy học

Di sản văn hóa có ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học, giáo dục. Tuy nhiên muốn sử dụng chúng có hiệu quả, ngƣời GV cần phải chú ý một số nguyên tắc trong việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học với di sản và triển khai hoạt động dạy học với di sản. Cụ thể:

- Đảm bảo mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục di sản:

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trƣờng phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp học, lớp học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài đƣợc xây dựng. Vì vậy, chuẩn bị lựa chọn di sản phục vụ cho việc dạy học một bài hoặc một nội dung/chuyên đề của môn học hoặc nhiều môn học, GV cần xác định mục tiêu bài học/ chuyên đề và lựa chọn di sản phải hƣớng vào thực hiện mục tiêu di sản… với mục đích giúp các em có sự cảm nhận của ngƣời trong cuộc, từ đó tác động đến thái độ và nhận thức đối với di sản. Nếu sử dụng các hình ảnh về di sản trong dạy học trên lớp thì mục tiêu giáo dục di sản nên hạn chế ở sự hiểu biết và thái độ của HS đối với di sản.

- Xác định nội dung và thực hiện các bƣớc chuẩn bị chu đáo:

Dù tiến hành dạy học tại địa điểm có di sản hay dạy học trong lớp học có sử dụng hình ảnh di sản, GV cần chuẩn bị kĩ nội dung và các điều kiện thực hiện.

+ Về nội dung liên quan đến di sản, GV cần cân nhắc những yêu cầu đã đƣợc xác định, ví dụ yêu cầu HS tìm hiểu nguồn gốc của di sản, nguyên nhân tạo thành cấu trúc của di sản, sự phát triển của di sản qua thời gian, ý nghĩa của di sản, cảm nhận của HS đối với di sản, HS có thể làm gì để bảo vệ, tôn tạo di sản… Những yêu cầu này càng đƣợc nêu chi tiết, trình bày đơn giản càng giúp học sinh nhận biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện. GV cần lƣu ý về thời gian HS có thể làm việc tại địa điểm có di sản để đƣa ra các yêu cầu về nội dung cho phù hợp. GV có thể hƣớng dẫn HS tìm hiểu trƣớc các thông tin liên quan đến di sản, khi làm việc với di sản, HS sẽ trao đổi, quan sát, so sánh những gì thu thập đƣợc với thực tế di sản, từ đó có sự hiểu biết sâu sắc, kĩ hơn về di sản. GV phải tìm hiểu trƣớc về di sản trƣớc khi cho HS tiếp cận chúng để có thể hỗ trợ HS khi cần. Tuy nhiên không nhất thiết GV phải biết đầy đủ, chi tiết về những gì HS sẽ thu thập, tìm kiếm về di sản. Việc HS tìm hiểu đƣợc những thông tin bổ sung, thông tin lạ về di sản đem lại niềm vui, sự phấn khởi cho HS, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của các em, tạo thuận lợi cho những lần nghiên cứu, tìm hiểu tiếp theo.

+ Hoạt động làm việc với di sản cần tiến hành theo những bƣớc đi cụ thể. Sau khi xác định đƣợc địa điểm, loại di sản đƣợc lựa chọn phục vụ cho dạy học,

mục tiêu và các yêu cầu về nội dung dạy học với di sản, GV cần lập kế hoạch chi tiết các công việc cụ thể, từ chuẩn bị tiến hành dạy học, tiến trình dạy học với di sản và tổng kết, đánh giá hoạt động dạy học với di sản.

- Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm: Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của HS. GV luôn tạo điều kiện tối đa để HS đƣợc tham gia vào các hoạt động với di sản, từ các họat động trong khâu chuẩn bị nhƣ lập kế hoạch, phân công ngƣời thực hiện việc cụ thể,... tới hoạt động với di sản nhƣ quan sát, làm việc trực tiếp với các hiện tƣợng sự vật chứa đựng trong di sản để các em tìm tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có để giải thích các hiện tƣợng sự vật đó. GV giao nhiệm vụ rõ ràng, hƣớng dẫn cụ thể chi tiết để HS biết cách làm việc với di sản. Đƣợc tự chủ trong công việc, tự hoàn thành báo cáo tìm hiểu di sản, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo ra các em sẽ phấn khỏi càng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó càng khuyến khích HS làm việc tích cực, nhiệt tình hơn. Trong quá trình làm việc với di sản, các em đƣợc áp dụng những kiến thức, sự hiểu biết của cá nhân để nhận biết các sự vật, hiện tƣợng gắn bó với di sản, các em đƣợc trải nghiệm với những tình huống đã từng xảy ra tại nơi có di sản, có thể chỉ là tình huống đƣợc dựng lại, đƣợc mô tả lại nhƣng nó tác động mạnh tới tâm tƣ, tình cảm của các em. Khi các em đƣợc tự tìm hiểu về di sản, đƣợc quan sát, nhận xét, tri giác trực tiếp mà không chỉ nghe nói về di sản sẽ giúp các em đƣợc trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Điều đó thƣờng giúp HS có đƣợc thái độ tình cảm chân thực, đúng đắn với di sản. Mặt khác đƣợc trải nghiệm qua các tình huống thực tể khi tiếp xúc với di sản sẽ giúp các em phát triển tốt hơn một số kĩ năng sống nhƣ đã nêu trên.

- Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện:

Trong môi trƣờng sống xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều loại di sản, bao gồm cả di sản vật thể lẫn di sản phi vật thể. Tùy theo giá trị chứa đựng trong mỗi di sản chúng đƣợc phân loại thành di sản văn hóa, khoa học, di sản tự nhiên, di sản lịch sử,... Mỗi loại di sản lại có những đặc điểm riêng về hình thức, giá trị,...

Vì vậy khi sử dụng di sản nhƣ phƣơng tiện dạy học, có thể tổ chức nhiều hình thức tiếp cận: cho HS trực tiếp quan sát di sản, đôi khi có thể dùng các giác

quan để tìm hiểu, dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hình ảnh di sản. Cũng có thể cho các em tiếp xúc qua phim, ảnh nếu không có điều kiện đƣa HS tới nơi có di sản. Cách tiếp cận này thƣờng đƣợc dùng đối với di sản vật thể. Di sản phi vật thể cũng có thể chuyển giao đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)