Giáo án số 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 88 - 97)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

BÀI 44. TÌM HIỂU ĐỊA LÍ TỈNH, THÀNH PHỐ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết đƣợc một số di tích lịch sử cách mạng, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên. - Hiểu đƣợc giá trị của di tích…

2. Kĩ năng

- Tìm kiếm và xử lí thông tin thông qua học tập tại thực địa.

- Liên hệ giữa kiến thức đã học trong nhà trƣờng và thực tế để làm giàu tri thức.

3. Thái độ

- Có ý thức giữ gìn và trân trọng những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của giáo viên

1.1. Tiền trạm địa điểm dạy học tại thực địa

- Thống nhất với chính quyền địa phƣơng về kế hoạch cho HS đến học tập và nghiên cứu về giá trị của Nhà tù Chợ Chu.

- Liệt kê các mục mà chính quyền địa phƣơng có thể hỗ trợ trong quá trình dạy học tại thực địa: cử ngƣời hƣớng dẫn, cung cấp thêm tƣ liệu về nhà tù…

1.2. Chuẩn bị thiết bị dạy học và cơ sở vật chất

- Chuẩn bị hình ảnh, tƣ liệu, các thiết bị cần thiết khách.

- Xác định vị trí của hiện vật, hình ảnh… để HS khảo sát, nghiên cứu.

- In ấn tài liệu phục vụ học tập: Phiếu dành cho hoạt động trƣớc tham quan, phiếu khảo sát, sơ đồ địa điểm, hình ảnh…

2. Tổ chức dạy học tại thực địa 2.1. Nội dung

- Giao nhiệm vụ cho HS tự sƣu tầm thông tin, hiện vật, tranh ảnh, tài liệu liên quan đến nội dung học tập tại thực địa.

2.2. Yêu cầu đối với học sinh

- HS sƣu tầm các tài liệu về di tích hoặc câu chuyện liên quan đến di tích. - Đƣa ra một số câu hỏi khảo sát về những nét đặc trƣng của di tích.

PHIẾU KHẢO SÁT 1

Dành cho hoạt động trƣớc khi tham quan Các câu hỏi khảo sát

1. Đây là nơi giam cầm các chiến sĩ yêu nƣớc thời kì chống thực dân Pháp ở huyện Định Hóa.

... ... ... 2. Em hãy cho biết vai trò và ý nghĩa của địa điểm này?

... ... ... 3. Tại sao cần phải bảo vệ, giữ gìn những giá trị của di tích này?

... ... ... 4. Dƣới tác động của môi trƣờng, mà đặc biệt là ý thức của con ngƣời di tích này đang ngày càng không giữ đƣợc hiện trạng ban đầu của nó. Em hãy đƣa ra một số giải pháp để hạn chế tình trạng trên?

... ... ...

3. Thảo luận trƣớc khi đến thực địa a. Nội dung

- GV sử dụng quỹ thời gian của tiết sinh hoạt hoặc tiết ngoài giờ lên lớp để cho HS thảo luận.

- Giới thiệu vắn tắt về địa điểm học tập và nội dung sẽ học tập, nghiên cứu tại thực địa.

- Giới thiệu phƣơng pháp tham quan, tìm hiểu thực địa mà HS sẽ phải vận dụng trong quá trình học tập.

- Gợi ý những hiện vật, ảnh tƣ liệu… cần sƣu tầm, tham khảo, điều tra, nghiên cứu, trình bày.

- Những quy định khi tham quan và học tập tại thực địa: thời gian, địa điểm, sách, bút, giữ gìn vệ sinh nơi đến tham quan và học tập…

- Kế hoạch học tập cụ thể trƣớc, trong và sau khi đi đến thực địa, cụ thể là: + Trƣớc khi đi: Mỗi HS tìm hiểu thêm thông tin về địa điểm sẽ đến học tập. + Làm việc nhóm để trao đổi, chia sẻ thông tin về các thông tin đã sƣu tầm theo chủ đề.

+ Trong quá trình học tập, tham quan, nghiên cứu tại thực địa: khảo sát, điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu, chụp ảnh thực địa, lấy mẫu theo nội dung bài học…

+ Sau tham quan, học tập: các nhóm sẽ hoàn thiện nhiệm vụ đƣợc giao để trƣng bày và thuyết trình nội dung của nhóm mình.

b. Yêu cầu đối với học sinh

- Biết đƣợc những thông tin cơ bản nhất về địa điểm sẽ đến học tập: đƣờng đi, sơ đồ tổng thể địa điểm thực địa, điểm cần xác định trên sơ đồ, các thông tin về địa điểm thực địa…

- Hiểu chủ đề mình sẽ nghiên cứu, học tập. Biết vị trí học tập này nằm ở đâu ngoài thực địa…

- Biết nhiệm vụ cần đƣợc thực hiện: trƣớc, trong quá trình học tập và công việc sẽ thực hiện sau thực địa.

- Các nhóm làm việc để phân công nhiệm vụ: Nhóm trƣởng (điều hành chung), thƣ kí nhóm: tổng hợp ý kiến của các thành viên; phân công thành viên trong nhóm mang theo máy ảnh, máy ghi âm (nếu có)…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- Giới thiệu sơ lƣợc về địa điểm thực địa, sơ đồ đƣờng đi

- Giới thiệu các khu vực cụ thể của địa điểm

- Nhắc lại chủ đề sẽ tham quan, học tập, nghiên cứu

Xem, nêu câu hỏi Giới thiệu về di tích lịch

sử cách mạng Nhà tù Chợ Chu

- Cho vài HS nói về những hiểu biết của mình đối với nơi sẽ đến học tập, nghiên cứu

- Phân chia nhóm

- Yêu cầu HS: giới thiệu với nhóm những hiện vật hoặc tranh ảnh, thông tin sƣu tầm đƣợc

- Hƣớng dẫn HS: áp dụng những câu hỏi trong phiếu gợi ý cho từng thông tin, giúp HS hiểu đƣợc bối cảnh, nội dung và ý nghĩa của di tích… đƣa đƣợc ra những nhận định, đánh giá về các hiện vật đó.

- Chia sẻ kiến thức, thông tin và sự hiểu biết của mình về nội dung của bài học với cả lớp.

- Các nhóm làm việc nhóm, bầu nhóm trƣởng, thƣ kí nhóm và phân công công việc các thành viên. - Trao đổi nhóm: HS giới thiệu kết quả sƣu tầm cá nhân, thảo luận và bổ sung những câu hỏi, câu trả lời. - Khuyến khích HS chia sẻ sự hiểu biết của bản thân về chủ đề sẽ học và nghiên cứu tại thực địa. - Nêu các câu hỏi gợi ý ra

các quy định:

+ Không làm hƣ hại đến hiện vật hoặc ảnh hƣởng không tốt tới địa điểm

Dựa vào câu hỏi gợi ý, HS thảo luận, tự xây dựng các quy định khi đi thực địa

Nguyên tắc khi nghiên cứu tại thực địa

thực địa.

+ Không chạy nhảy, không làm ảnh hƣởng đến nơi đến tham quan.

- Cho HS xem ảnh minh họa các khu vực tham quan, pano, chú thích. - Phƣơng pháp lấy mẫu vật, chụp ảnh ngoài thực địa

- Thông báo về thời gian, địa điểm

- Yêu cầu về học liệu cần mang theo

- Gửi thông báo cho phụ huynh.

HS thảo luận và tự nêu các phƣơng pháp nhƣ: quan sát, ghi, đọc, chép, miêu tả, chụp ảnh, vẽ…

Phƣơng pháp lấy mẫu vật, chụp ảnh thực tế, xem kế hoạch đi lại.

3. Học tập, nghiên cứu tại thực địa a. Nội dung

- Tìm hiểu về vị trí của di tích. - Tìm hiểu về ý nghĩa của di tích. - Tìm hiểu về cách bảo vệ di tích.

b. Yêu cầu đối với học sinh

Sau hoạt động này, HS phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau đây:

- Học đƣợc phƣơng pháp phân tích thông qua quá trình tìm hiểu các sự vật, hiện tƣợng từ thực tế.

- Tìm đƣợc mối liên hệ giữa kiến thức lí thuyết và thực tế sinh động. Bƣớc đầu hình thành đƣợc các kĩ năng tự nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm và phân tích thông tin…

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV: nhắc nhở về các quy định khi học ở thực địa: + Đi lại, quan sát, đọc, nghiên cứu, chép

+ Giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng.

+ Theo sát GV và ngƣời hƣớng dẫn

+ Hỗ trợ lẫn nhau và tìm kiếm sự hỗ trợ nếu thấy cần thiết.

+ Những quy định khác: thời gian, không làm việc riêng

- Ngƣời hƣớng dẫn:

+ Nhắc nhở HS nội quy nơi đến tham quan.

+ Giới thiệu về lịch sử của di tích…

Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của lớp và của nơi đến tham quan.

Chuẩn bị vào địa điểm đến thực địa - GV phát phiếu khảo sát 2. - GV hƣớng dẫn HS cách thực hiện - Ngƣời hƣớng dẫn giới thiệu về ý nghĩa của di tích.

- Cá nhân tự khảo sát, tìm kiếm hiện vật, phát hiện thông tin điền vào phiếu, trả lời các câu hỏi.

- Tìm kiếm sự trợ giúp từ GV và ngƣời hƣớng dẫn nếu thấy cần thiết.

Khảo sát, tìm hiểu những nội dung liên quan đến di tích lịch sử Nhà tù Chợ Chu - GV và ngƣời hƣớng dẫn nhận xét buổi học - Nhóm trƣởng và các thành viên nắm chắc - Nhận xét buổi học - Giao nhiệm vụ tổ chức

- GV:

+ Yêu cầu các cá nhân và các nhóm hoàn thiện sản phẩm của mình.

+ Thống nhất lại kế hoạch báo cáo sản phẩm nghiên cứu của nhóm với HS. + Khuyến khích nhóm và HS làm nhiều hình thức khách nhau: trình chiếu powerpoint, tác phẩm đóng quyển, thuyết trình qua ảnh, viết bài luận…

nhiệm vụ của mình.

- Các nhóm tự lên lịch hoàn thiện sản phẩm để chuẩn bị cho buổi báo cáo.

báo cáo

PHIẾU KHẢO SÁT 2

Dựa vào kiến thức đã sƣu tầm, đã học hoặc qua điều tra thực tế, các nhóm cho biết: 1. Vị trí địa lí của di tích lịch sử Nhà tù Chợ Chu

... 2. Lịch sử của Nhà tù

... 3. Hiện trạng của Nhà tù

... 4. Giá trị và ý nghĩa của Nhà tù

... 5. Những khó khăn trong công tác bảo vệ di tích Nhà tù hiện nay

... 6. Những giải pháp để giữ gìn và bảo vệ di tích Nhà tù hiện nay

... 7. Những câu hỏi khác (nếu có)

...

4. Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu 4.1. Nội dung

- Các nhóm hoàn thành kết quả theo nhóm. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.

4.2. Yêu cầu đối với học sinh

Sau hoạt động này, HS phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu sau:

- Biết cách tự giới thiệu sản phẩm cúa nhóm mình bằng nhiều hình thức khác nhau - Biết cách biểu lộ cảm xúc thông qua thuyết trình.

4.3. Tiến hành hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- Hƣớng dẫn HS chuẩn bị báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Vị trí trƣng bày nếu các em trƣng bày tại chỗ, thiết bị trình chiếu, chỉ định ngƣời dẫn chƣơng trình.

Chuẩn bị giới thiệu sản phẩm của nhóm mình

Chuẩn bị báo cáo sản phẩm

- Tổ chức cho các nhóm tự giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trƣớc lớp. - Để HS tự do đƣa ra nhận xét, phát biểu ý kiến về tác phẩm

- Giới thiệu về kết quả của nhóm mình trƣớc lớp. - Nhận xét, phản biện hoặc nêu câu hỏi cho các nhóm, giải đáp thắc mắc.

Xem, nghe và đánh giá

Tổng kết kết quả học tập nghiên cứu của HS.

Tổng kết, đánh giá chung

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc, cùng với đất nƣớc nơi đây có rất nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán lâu đời đƣợc gìn giữ. Hiện nay, cả tỉnh có hơn 780 di tích lịch sử văn hóa cùng với đó là nhiều lễ hội nhƣ lễ hội Đền Đuổm, lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Chùa Hang…đây là những di sản có khả năng bị mai một do thời gian và con ngƣời. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của di sản, hiện trạng của di sản và thực tiễn nội dung chƣơng trình SGK Địa

lí lớp 12, nên trong dạy học tác giả đã đề xuất một số phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ phƣơng pháp vấn đáp, phƣơng pháp đặt và giải quyết vấn đề, phƣơng pháp dạy học hợp tác… hay một số phƣơng pháp dạy học nhằm phát triển tƣ duy sáng tạo cho ngƣời học nhƣ phƣơng pháp dạy học theo dự án, phƣơng pháp đóng vai, phƣơng pháp động não… để minh họa cho các phƣơng pháp tác giả đã tiến hành soạn giáo án mẫu trong phần này.

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục giá trị di sản tỉnh thái nguyên trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)