3.1.1. Mục đích
Đối với luận văn nghiên cứu thuộc lĩnh vực PPDH thì tính thực nghiệm sƣ phạm chính là sự nghiên cứu kết quả trong thực tiễn. Quá trình thực nghiệm nhằm chứng minh những cơ sở lí luận về việc sử dụng các PPDH để giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí 12. Thông qua việc thực nghiệm ở trƣờng phổ thông sẽ kiểm chứng tính khả thi của đề tài và việc áp dụng thực tế một cách có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học trong trƣờng phổ thông.
Qua kết quả thực nghiệm, tác giả đánh giá đƣợc những vấn đề mà luận văn làm đƣợc cùng với quá trình đổi mới PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS. Bên cạnh đó, thực nghiệm sƣ phạm là cơ sở cho tác giả học tập kinh nghiệm và làm quen với môi trƣờng học tập phổ thông, từ đó bản thân tác giả rút ra đƣợc những kinh nghiệm và kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy.
Thực nghiệm sƣ phạm sẽ kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng các phƣơng pháp dạy học giáo dục giá trị di sản vào trong dạy học Địa lí lớp 12. Qua đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của luận văn.
3.1.2. Nhiệm vụ
Thực nghiệm sƣ phạm nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Thực nghiệm một số bài giảng có vận dụng các phƣơng pháp nhằm giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí 12.
- Thực nghiệm nhằm kiểm định tính hiệu quả của đề tài, qua đó thấy đƣợc tác dụng, ý nghĩa của việc vận dụng các phƣơng pháp nhằm giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí 12.
- Qua thực nghiệm rút ra đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm trong quá trình sử dụng các PPDH vào việc giáo dục giá trị di sản trong dạy học Địa lí 12.
3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm
Để đạt đƣợc mục đích thì quá trình thực nghiệm phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính khoa học khách quan về thời lƣợng học, khối lƣợng kiến thức trong SGK, phù hợp với chƣơng trình đã đƣợc quy định.
- Tiến hành thực nghiệm trên nhiều đối tƣợng học sinh: khá, giỏi…
- Lựa chọn bài thực nghiệm phải phù hợp với việc vận dụng các phƣơng pháp, phân phối chƣơng trình và tránh lặp lại các bài đã học.
- Kết quả thực nghiệm đƣợc đánh giá khách quan, khoa học giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với các hình thức kiểm tra khác nhau: kiểm tra tự luận, kiểm tra tự luận và đƣợc thể hiện trực quan bằng biểu đồ.
3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
Để thuận lợi cho quá trình thực nghiệm, tác giả tiến hành trên hai nhóm lớp: lớp đối chứng – lớp thực nghiệm và sử dụng hai phƣơng pháp khác nhau để thấy rõ kết quả:
- Lớp đối chứng: GV giảng dạy theo các phƣơng pháp truyền thống với các giáo án đã đƣợc thiết kế.
- Lớp thực nghiệm: GV áp dụng các phƣơng pháp thiết kế giáo án mới, trong đó chú ý đến các phƣơng pháp tích cực, tạo tính chủ động cho HS.
- Các lớp đối chứng và thực nghiệm có cùng một GV giảng dạy và kiểm tra cùng một đề.
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Những công việc trƣớc khi thực nghiệm
3.3.1.1. Chọn bài thực nghiệm
Để đảm bảo tính khách quan, việc lựa chọn bài dạy là khâu quan trọng vì trong mỗi bài học nội dung đơn vị kiến thức khác nhau đòi hỏi phải sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học. Vì vậy tác giả chọn những mẫu bài học tiêu biểu của chƣơng trình để thực nghiệm cho các quan điểm lí thuyết đã phân tích.
Để tiến hành, tác giả chọn bài:
+ Bài 31. Vấn đề phát triển thƣơng mại, du lịch (xem giáo án ở chƣơng 2) + Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc bộ (xem giáo án ở chƣơng 2)
+ Bài 44. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố (xem giáo án ở chƣơng 2) Vì:
- Trong nội dung bài học có khả năng lồng ghép kiến thức để giáo dục giá trị di sản.
- Việc tổ chức thực nghiệm và đối chứng đều có thể thực hiện đồng thời. 3.3.1.2. Chọn trƣờng
Nhằm đảm bảo cho quá trình thực nghiệm mang tính khách quan, trung thực tác giả đã chọn thực nghiệm ở 2 trƣờng THPT khác nhau.
- Trƣờng THPT Bình Yên: nguyên là phân hiệu trƣờng THPT Định Hóa từ năm học 1985 – 1986. UBND huyện Định Hóa và Sở GD&ĐT Bắc Thái trình với UBND tỉnh Bắc Thái xin thành lập trƣờng THKT Định Hóa trên cơ sở phân hiệu này để phục vụ cho sự nghiệp GD phía nam huyện với 8 xã vùng ATK, trực thuộc UBND huyện, quyết định thành lập ký ngày 07/11/1987 và công bố ngày 20/11/1987. Năm học 1990 – 1991 Trƣờng đƣợc bàn giao về Sở GD&ĐT Thái Nguyên quản lý. Đến năm học 2000-2001 đổi tên thành trƣờng THPT Bình Yên. Trong quá trình phát triển năm 1996-1997 trƣờng đƣợc đón nhận chƣơng trình VII phát triển GD vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của Bộ GD&ĐT từ đây có hƣớng đầu tƣ xây dựng CSVC theo mô hình nội trú cấp huyện; năm học 2003-2004 trƣờng tuyển lớp HS Nội trú đầu tiên với 29 HS vào học lớp 6. Hiện nay, trƣờng có hơn 100 cán bộ - giáo viên, trong đó trên 50% đạt giáo viên dạy giỏi. Về cơ sở vật chất đang đƣợc đầu tƣ: Khu dành cho giáo dục các môn văn hoá gồm có 24 phòng học cấp 3 thông thƣờng, 9 phòng chức năng (kiêm thí nghiệm); Khu dành cho GDTC &
QP, gồm có 1 nhà đa năng, 1 sân thực hành diện tích sử dụng là 500 m2; Khu văn
phòng, gồm 1 nhà BGH – Văn phòng – Phòng truyền thống, 1 nhà dành cho các tổ bộ môn, Đoàn, Đội; Khu Nội trú HS, gồm 14 phòng khép kín, nhà ăn, Thƣ viện; Khu nhà công vụ, dành cho GV ở nội trú có 3 nhà cấp 4.
- Trƣờng THPT Khánh Hòa: Đƣợc thành lập năm 1985, với mô hình trƣờng nằm trong Xí nghiệp Mỏ than Khánh Hòa, Trƣờng THPT Khánh Hòa có tên gọi ban đầu là Trƣờng PTTH Kỹ thuật Mỏ Khánh Hòa. Năm 1994, trƣờng chuyển về dƣới sự quản lý của Sở GD&ĐT Thái Nguyên. Năm học 2011-2012, quy mô đào tạo của trƣờng gồm 24 lớp với 1.066 học sinh; 62 cán bộ giáo viên trong đó 100% đạt chuẩn, có 10 đồng chí có trình độ Thạc sĩ chiếm 16,1%; 27 cán bộ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh... Mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng là giáo dục và đào tạo con ngƣời, trong suốt quá trình hoạt động của mình, trƣờng THPT Khánh Hòa đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tƣ nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị dạy và học. Hiện nhà trƣờng có khu nhà lớp học bộ môn và 21 phòng học đáp ứng phần nào nhu cầu học tập, giải trí của thầy và trò nhà trƣờng. Để nâng cao chất lƣợng dạy học hơn nữa, hiện nhà trƣờng đã hoàn thiện xây dựng nhà hiệu bộ và các khối nhà chức năng.
3.3.1.3. Chọn lớp
Ở mỗi trƣờng thực nghiệm tác giả chọn ra 2 lớp, một lớp thực nghiệm dạy theo phƣơng pháp dạy học mà luận văn đặt ra về việc giáo dục giá trị di sản cho HS và một lớp đối chứng sử dụng các phƣơng pháp dạy học nhƣng không có sự giáo dục về giá trị di sản cho HS. Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có trình độ ngang nhau.
Trƣờng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
THPT Bình Yên 12A2 12A5
THPT Khánh Hòa 12A2 12A1
3.3.1.4. Chọn giáo viên
Để đảm bảo cho quá trình thực nghiệm mang tính khách quan tác giả đã chọn giáo viên dạy thực nghiệm ở 2 trƣờng nhƣ sau:
- Trƣờng THPT Bình Yên: thầy Ma Quang Ý, thầy tham gia giảng dạy bộ môn Địa lí đƣợc nhiều năm, thầy đã tích lũy đƣợc rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh.
- Trƣờng THPT Khánh Hòa: thầy Ngô Toàn Thắng, là ngƣời có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, là một trong những giáo viên có chuyên môn vững vàng đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh.
3.3.2. Thời gian thực nghiệm
- Tiến hành từ tháng 3/2015 đến tháng 5/2015.
3.3.3. Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá kết quả thực nghiệm, mỗi bài tác giả tiến hành kiểm tra thực nghiệm bằng phiếu kiểm tra. Đánh giá, xếp loại đề kiểm tra theo thang điểm 10, phân loại nhƣ sau:
- Loại giỏi: điểm từ 9 – 10 - Loại khá: điểm từ 7 – 8
- Loại trung bình: điểm từ 5 – 6 - Loại dƣới trung bình: điểm từ 0 - 4
Qua quá trình dạy thực nghiệm ở các trƣờng THPT, sau mỗi bài tác giả đã tiến hành kiểm tra mức độ hiểu bài của HS và kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.1. Tổng hợp điểm kiểm tra của học sinh các lớp thực nghiệm Bài thực nghiệm Trƣờng THPT Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Dƣới TB Bài 31. Vấn đề phát triển thƣơng mại, du lịch THPT Bình Yên 44 28 14 2 0 THPT Khánh Hòa 42 28 12 2 0 Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc bộ THPT Bình Yên 44 25 14 5 0 THPT Khánh Hòa 42 28 10 4 0 Bài 44. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố THPT Bình Yên 44 27 13 4 0 THPT Khánh Hòa 42 29 10 3 0
Bảng 3.2. Tổng hợp điểm kiểm tra của học sinh các lớp đối chứng Bài thực nghiệm Trƣờng THPT Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Dƣới TB Bài 31. Vấn đề phát triển thƣơng mại, du lịch THPT Bình Yên 42 22 12 5 3 THPT Khánh Hòa 43 25 11 4 3 Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc bộ THPT Bình Yên 42 19 9 10 4 THPT Khánh Hòa 43 22 9 10 2 Bài 44. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố THPT Bình Yên 42 21 12 7 2 THPT Khánh Hòa 43 26 8 7 2
Sau khi có kết quả kiểm tra của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tác giả đã tập hợp và xếp loại học lực học sinh theo từng trƣờng nhƣ sau:
Bảng 3.3. Đánh giá xếp loại học lực của các lớp thực nghiệm theo từng trƣờng Trƣờng THPT Tổng Giỏi Khá Trung bình Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % THPT Bình Yên 132 100 80 60,6 41 31,1 11 8,3 THPT Khánh Hòa 126 100 85 67,5 32 25,4 9 7,1
Bảng 3.4. Đánh giá xếp loại học lực của các lớp đối chứng theo từng trƣờng
Trƣờng THPT Tổng Giỏi Khá Trung bình Dƣới TB Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % THPT Bình Yên 126 100 62 49,2 33 26,2 22 17,5 9 7,1 THPT Khánh Hòa 129 100 70 54,3 31 24,0 21 16,3 7 5,4
Để tiện so sánh, kết quả điểm kiểm tra của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng đƣợc thể hiện dƣới dạng biểu đồ sau:
Hình 3.1. Biểu đồ xếp loại của các lớp thực nghiệm theo từng trƣờng
Hình 3.2. Biểu đồ xếp loại của các lớp đối chứng theo từng trƣờng
Trường THPT Bình Yên, Giỏi, 60.6 Trường THPT Bình Yên, Khá, 31.1 Trường THPT Bình Yên, Trung bình, 8.3 Trường THPT Khánh Hòa, Giỏi, 67.5 Trường THPT Khánh Hòa, Khá, 25.4 Trường THPT Khánh Hòa, Trung bình, 7.1 % Xếp loại
Trường THPT Bình Yên Trường THPT Khánh Hòa
Trường THPT Bình Yên, Giỏi, 49.2 Trường THPT Bình Yên, Khá, 26.2 Trường THPT Bình Yên, Trung bình, 17.5 Trường THPT Bình Yên, Dưới TB, 7.1 Trường THPT Khánh Hòa, Giỏi, 54.3 Trường THPT Khánh Hòa, Khá, 24 Trường THPT Khánh Hòa, Trung bình, 16.3 Trường THPT Khánh Hòa, Dưới TB, 5.4 % Xếp loại
Bảng 3.5. Đánh giá xếp loại học lực của HS cả 2 trƣờng Xếp loại Thực nghiệm Đối chứng Số HS % Số HS % Tổng 258 100 255 100 Giỏi 165 64,0 132 51,8 Khá 73 28,3 64 25,1 Trung bình 20 7,7 43 16,9 Dƣới TB 0 0 16 6,2
Kết quả đƣợc thể hiện dƣới dạng biểu đồ sau:
Hình 3.3. Biểu đồ xếp loại học lực của học sinh ở cả 2 trƣờng theo lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Thực nghiệm, Giỏi, 64 Thực nghiệm, Khá, 28.3 Thực nghiệm, Trung bình, 7.7 Thực nghiệm, Dưới TB, 0 Đối chứng, Giỏi, 51.8 Đối chứng, Khá, 25.1 Đối chứng, Trung bình, 16.9 Đối chứng, Dưới TB, 6.2 % Xếp loại Thực nghiệm Đối chứng
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm và thu đƣợc kết quả thực nghiệm ở cả 2 trƣờng THPT khác nhau, trao đổi với giáo viên tham gia giảng dạy thực nghiệm, tác giả thấy:
- Đƣa di sản vào trong dạy học có tác dụng rất lớn đối với nhận thức của HS, khuyến khích HS tìm hiểu về các di sản ở địa phƣơng.
- Chất lƣợng bài kiểm tra nhận thức của HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. Tỉ lệ điểm khá giỏi của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (lớp thực nghiệm là 62,8% và 28,5% so với 49,4% và 25,3% ở các lớp đối chứng), trong khí đó tỉ lệ điểm trung bình và dƣới trung bình ở các lớp thực nghiệm ít hơn các lớp đối chứng (lớp thực nghiệm là 8,7% và 0% so với 20% và 5,3% ở các lớp đối chứng).
- Ở từng trƣờng:
+ Các lớp thực nghiệm: số HS đạt điểm giỏi chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó đến tỉ lệ điểm khá và trung bình. Tuy nhiên, chất lƣợng bài kiểm tra nhận thức ở hai trƣờng có sự khác nhau.
+ Các lớp đối chứng: số HS đạt điểm khá, giỏi ít hơn và có cả điểm dƣới trung bình.
Qua việc tham gia thực nghiệm cùng với các giáo viên, trao đổi với các thầy, cô giáo, học sinh và sinh viên, tác giả nhận thấy:
Ƣu điểm:
- Cập nhật đƣợc những vấn đề mang tính nhân loại, đặc biệt là vấn đề di sản. - Tạo hứng thú trong học tập, khuyến khích đƣợc tính liên hệ với thực tiễn của HS.
- HS đƣợc nhìn nhận cụ thể về phƣơng thức bảo tồn, gìn giữ những giá trị di sản. - GV đƣợc hiểu rõ hơn, kĩ hơn về di sản qua nghiên cứu các tài liệu trong quá trình giảng dạy cho HS.
- Việc lồng ghép kiến thức giáo dục giá trị di sản vào trong bài học Địa lí lớp 12 hiện nay là rất kịp thời.
- Việc lồng ghép kiến thức giáo dục giá trị di sản vào trong bài học vừa đảm bảo đƣợc tính logíc, khoa học chặt chẽ của bài học, vừa đảm bảo đƣợc tính liên hệ với thực tiễn của HS.
Nhƣợc điểm
- GV cần nhiều thời gian hơn khi nghiên cứu các tài liệu dạy học có lồng ghép kiến thức giáo dục giá trị di sản vì hiện nay chƣa có giáo trình phổ thông chuyên cho lĩnh vực này.
- Nhiều GV mới chỉ dừng ở mức độ nói qua về di sản, chƣa cho HS liên hệ với thực tiễn.
- Việc dạy học lồng ghép kiến thức giáo dục giá trị di sản nếu không có phƣơng pháp thích hợp sẽ không đảm bảo cung cấp đủ kiến thức bài học cho HS.
- Việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học không thích hợp sẽ không tạo đƣợc hứng thú trong học tập cho HS.
Từ những kết quả tập hợp, phân tích, sử lí cho thấy: kết quả của HS lớp TN cao hơn về nhóm điểm giỏi, khá, TB và dƣới TB so với HS các lớp ĐC.
Từ những kết quả trên có thể thấy dạy học giáo dục giá trị di sản vào trong dạy học Địa lí là cần thiết, có khả năng tích hợp cao vào nhiều bài học có nội dung liên quan. Là vấn đề mới và cần có nhiều cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc áp dụng các PPDH thích hợp để nội dung tích hợp không chỉ kiến thức về di sản mà những vấn đề khác có thể đạt đƣợc mục đích là cung cấp tri thức, liên hệ thực tiễn cho HS.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Để kiểm định tính chân thực của luận văn, tác giả đã tiến hành thực nghiệm