Sự biến đổi của đô thị Tiên Yên dưới thời Pháp thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 33)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2. Sự biến đổi của đô thị Tiên Yên dưới thời Pháp thuộc

Trong thời kì Pháp thuộc, Tiên Yên có nhiều biến đổi về cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân. Có thể nói, dưới ách thống trị của Pháp, nhân dân Tiên Yên không thể cam chịu kiếp sỗng của người dân ở một dân tộc bị mất độc lập cho nên phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra gay go quyết liệt. Để đối phó với nguy cơ chống đối ngày càng lan rộng ở Tiên Yên và thực hiện được âm mưu lâu dài của mình Pháp vội vã cho rời châu lỵ từ Kàu Cái (Phố Cũ) xuống Shán Cái (Phố Mới) mở mang phố xá sầm uất nhằm mị dân (nhất là với đối tượng người Hoa) để mở mang giao thông buôn bán. Quan trọng hơn là qua việc này, người Pháp sẽ nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực rộng lớn ngã ba sông có lợi thế vượt trội về giao thông đường bộ, đường thuỷ và cả đường hàng không, cùng với hình sông thế núi rất thuận tiện cho các hoạt

động công thủ của tất cả các lực lượng thuỷ bộ đóng quân tại đây. Bên cạnh đó, với chính sách chia rẽ hết sức thâm độc, chúng khuyến khích người Hoa - nhất là các thương nhân có nhiều mánh lới làm ăn, tập trung dồn về Phố Mới mở mang phố xá, xây chợ trung tâm. Hàng loạt các tiệm buôn của người Hoa ra đời, kéo theo các hoạt động buôn bán sầm uất, nhất là các nơi xuất hiện các tụ điểm ăn chơi giải trí dành cho người Hoa và sĩ quan binh lính Pháp. Vì thế, vài năm sau đó Pháp đã lấy thị trấn làm lỵ sở hành chính của tỉnh Hải Ninh.

Khu vực thị trấn trung tâm thời kỳ này chỉ là một vài đường phố hẹp không có vỉa hè, nền đường được làm bằng đất sét trộn vôi nện chặt để đi lại. Nhà cửa liền vách

3liền tường với độ dày tới 30 đến 40 cm được xây bằng đá suối, thậm chí bằng cả vỏ

chai lọ. Kiến trúc nhà đậm đặc dấu ấn của người Hoa: lợp ngói âm dương, không gian trong nhà chật hẹp, tối tăm, bí hiểm; cửa chính làm bằng gỗ, gấp từng tấm lớn. Nền nhà thường thấp hơn mặt đường.

Tên phố được gọi theo các đặc điểm riêng biệt ở từng nơi để phân biệt phố này với phố khác, người dân dựa vào đó để gọi tên cho tiện, lâu dần thành tên phố như: phố Chính, phố Cồn Chìm, phố Kiểm Lâm (nay là phố Quang Trung); phố Bần Quần,

phố Tranh Mây (nay là phố Thống Nhất)20. Thậm chí, có nơi chăn thả ngựa và lợn

nhiều, chất thải chất đống khắp nơi, người ta gọi luôn là Sỉ Mả Cái và Chí Sỉ Cái (nay là phố Lý Thường Kiệt).

Trong nội đô thị trấn, mặc dù mới chỉ có vài ba khu phố nhỏ, nhưng Pháp đã cho xây trụ sở châu lỵ gồm vài dãy nhà cấp 4 tại Bến Châu cùng một số đồn trại của bọn lính dõng, đồn cảnh sát. Các giếng lớn được đào quanh khu vực phố mới để phục vụ sinh hoạt cũng được gọi một cách nôm na là giếng Tây, giếng Kiểm Lâm,...

Thị trấn không có quy hoạch nghĩa trang, chỉ có một khu nghĩa địa được Pháp quy hoạch đẹp và hoành tráng để chôn cất những binh lính sĩ quan chẳng may qua đời tại Tiên Yên. Còn lại các vùng ngoại vi đều là rừng lim rậm rạp có nhiều muông thú hoang dã như gấu, hươu nai, lợn rừng, hổ vằn... thường xuyên mò vào phố và bị săn đuổi.

Theo ký ức của những người có mặt ngay từ những ngày đầu Phố Mới được hình thành kể lại cho con cháu, thời kỳ này, Pháp huy động những thợ xây có tay nghề cao từ

3

Hải Dương, Hải Phòng, Mông Dương, Cẩm Phả và nhiều nơi khác ra Tiên Yên (kể cả

những tù nhân đã có án lưu đàyđể xây mới các trụ sở, đồn bốt quan trọng nhất. Điển

hình như khu vực Đồn Cao được coi là Đại bản doanh, gồm một tổ hợp hàng chục những ngôi nhà lớn nhỏ bề thế, vững chãi, án ngữ và chiếm giữ vị trí có địa thế đẹp và quan trọng nhất của toàn bộ thị trấn trung tâm. Kế đó là trụ sở chánh Kiểm lâm, nhà dây thép, nhà thương, trường học, tháp nước và nhiều nhất là hệ thống đồn bốt

boong ke mọc lên cả trong và ngoài phạm vi Phố Mới4.

Có những công trình như Đồn Cao và khu nhà ăn nghỉ, làm việc của sỹ quan binh lính Pháp trải qua hơn 100 năm, cho tới nay vẫn hoàn toàn vững chắc chưa một lần phải tu sửa do Pháp giám sát hết sức chặt chẽ chất lượng thi công. Hầu hết các nguyên vật liệu quan trọng nhất như gạch, ngói, sắt thép, xi măng, gỗ ngâm dầu... đều

được đưa từ Pháp sang5

.

Từ đó, tạo ra dấu ấn rõ nét lối kiến trúc phương Tây giữa kiểu kiến trúc xô bồ của người Hoa trên địa bàn thị trấn.

Theo lời người xưa, thợ xây, phu hồ được Pháp cấp cho 0,4 lạng gạo; 0,2 lạng khoai một ngày. Một tháng có 12 đồng tiền Đông Dương gọi là tiền công. Riêng những người tù được điều động đi làm phu hồ, số tiền đương nhiên bị các cai, sếp ăn chặn hết6.

Từ việc nhà cửa phố sá mọc lên và ngày càng phát triển trong thị trấn, Pháp cho mở chợ ở khu vực trung tâm. Thời kỳ đầu, chợ họp vào các phiên 2, 5, 8 chủ yếu trong tháng ở gần trường Việt Văn. Tới cuối những năm 1940, do có quá nhiều thương, bệnh binh người Pháp từ các nơi chuyển về, chúng lấy trường học làm bệnh viện và di dời chợ về khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Viện kiểm sát và Bến xe (thuộc phố Hoà Bình) ngày nay. Chợ được xây bề thế, họp liên tục các ngày và trở thành đầu mối giao thương buôn bán sầm uất của cả khu vực miền Đông. Các sạp hàng lớn nhất thuộc về người Hoa Tiên Yên.

4Các cụ như cụ Cam, cụ Man, cụ Quý... phố Quang Trung là những thợ xây nổi tiếng có mặt sớm

nhất ở Phố Mới trong thời gian này.

5Ngói lợp đều giập chữ Mar Seille. Nhà Kiểm lâm (nay là trụ sở Huyện uỷ còn dấu tích ghi rõ: 1910

(là năm hoàn thành công trình).

Về giao thông, để phá thế bị bao vây cô lập bởi nơi hợp lưu của hai dòng sông, Pháp cho mở hai bến phà Khe Tù, Bến Châu ở thị trấn Tiên Yên để nối liền các trục đường chiến lược từ Hòn Gai, Lạng Sơn. Bình Liêu, Đầm Hà đi Móng Cái. Vốn là phà kéo tay để chở người và các phương tiện vận tải đường bộ nên khả năng lưu thông rất hạn chế, nhất là vào các mùa mưa lũ.

Mặt khác, do vị trí thuận tiện, về vận tải đường thuỷ nên Bến Châu còn là trung tâm bến đỗ, đi lại của các loại tàu thuyền (kể cả phục vụ dân sự và quân sự) để toả đi khắp nơi. Các loại tàu hàng, tàu chở khách có thể đi Móng Cái, Đầm Hà, Hòn Gai, Hải Phòng (thời Pháp có tới 06 tàu chở khách loại nhỏ thường xuyên chạy tuyến Tiên Yên - Hải Phòng mỗi tuần một chuyến).

Nhờ các yếu tố thuận lợi như vậy, Tiên Yên nhanh chóng trở thành một đô thị sầm uất. Phố sá nhà cửa tiếp tục được mở mang, bên cạnh các hiệu buôn và cơ sở sản xuất bề thế của người Hoa, đã xuất hiện các rạp chiếu phim cùng hàng loạt các tụ

điểm ăn chơi7 để phục vụ nhu cầu trác táng của sỹ quan binh lính Pháp và các tay anh

chị bên các sòng bạc, tiệm hút, tiệm nhảy đang mọc lên trong lòng thị trấn Tiên Yên. Đó cũng chính là âm mưu nằm trong kế hoạch gieo rắc văn hoá đồi truỵ, cờ bạc rượu chè, nghiện hút nhằm đầu độc lâu dài người dân Tiên Yên. Sự cấu kết chặt chẽ của chúng với bọn địa chủ, tư sản người Hoa là đặc điểm rõ nét nhất tạo nên bản sắc riêng biệt không pha trộn của đời sống chính trị thị trấn Tiên Yên thời kỳ này.

Dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, đồng bào các dân tộc Tiên Yên chịu nhiều tầng áp bức bóc lột hơn so với nhân dân ở địa phương khác. Đó là bộ máy thống trị khắc nghiệt, là bộ máy bạo lực có trong tay đội quân quan binh thứ nhất. Bên cạnh đó là hành động cướp phá quấy nhiễu triền miên của đủ các loại thổ phỉ, hải phỉ có sự cấu kết với bọn phỉ và quân Tưởng bên Trung Quốc tràn sang.

Chính sách chia rẽ dân tộc của thực dân Pháp với sự tiếp tay đồng loã của bộ phận người Hoa giàu có đã tạo ra tính biệt lập cục bộ rất rõ giữa các dân tộc, các vùng dân cư trên địa bàn Tiên Yên. Khu vực thị trấn trở thành "thánh địa" của người Hoa. Đồng bào Kinh và các dân tộc khác buộc phải phiêu dạt tới những vùng xa xôi cách trở và khó khăn hơn để sinh sống.

7Toàn thị trấn Tiên Yên trước năm 1945 có tới 3 rạp chiếu phim của người Hoa. Biển hiệu nhà hàng

Ngoài việc mở mang thị trấn, với mục đích đàn áp triệt để các tổ chức và cá nhân chống đối chế độ, Pháp còn ra sức dốc tiền để xây một nhà tù lớn ở khu đất ven sông Phố Cũ (thuộc địa phận phố Long Tiên ngày nay) với cái tên từ lâu đã thành địa danh nổi tiếng ở Tiên Yên: Khe Tù.

Nhà tù được khởi công xây từ năm 1943 nhưng phải tới 6-7 năm sau mới hoàn thiện do quy mô quá to lớn. Một hệ thống liên hoàn đồ sộ gồm trại lính, tháp canh

đồn bốt, hầm ngầm, trại giam, nhà thương, kho tàng, tháp nước lần lượt xuất hiện8

. Đáng chú ý nhất là việc Pháp bố trí một khu vực đặc biệt để đặt 01 máy chém, thực hiện việc hành hình các tù nhân có trọng tội. Lưỡi dao nặng khoảng 70-80kg,

sống dao dày tới 03cm, có hệ thống ròng rọc kéo lên xuống9.

Tù nhân đủ các loại được đưa từ khắp nơi về đây, hầu hết là những người miền xuôi thuộc loại "Không án". Nghĩa là Pháp có quyền giam giữ vô thời hạn hoặc chém đầu họ bất cứ lúc nào. Do máy chém được đặt bên bờ sông nên sau khi hành quyết xong, Pháp bắt những người tù khác nhét xác vào bao tải ném xuống sông, lấy dây thép gai buộc các thủ cấp lại và quảng xuống giếng. Có lần, chúng cho đem thủ cấp của họ sang cắm cọc bên ngay chợ trung tâm thị trấn để cảnh cáo những ai theo Việt Minh.

Theo nhiều người kể lại, trước khi hành hình, chúng cho người tù 5 phút để nói lời cuối. Người đi rừng bên kia sông thường xuyên nghe tiếng kêu thảm thiết của họ. Hầu hết những người này chỉ kêu lên danh tính, quê quán rồi chết. Pháp còn đe doạ sẽ chặt đầu cả những ai vớt xác chết đem đi chôn nên không ai dám liều lĩnh, đành để các bao đựng xác trôi theo dòng nước.

Kể từ khi Khe tù đi vào hoạt động, không khí đau thương chết chóc bao trùm cả thị trấn Tiên Yên trong một thời gian dài. Địa danh Khe tù trở thành nỗi khiếp đảm trong cả nước từ đó. Những người may mắn không bị chặt đầu thì cũng bị chết vì lao

động khổ sai10.Chúng phạt người tù làm không tốt bằng cách chỉ cho ăn cơm trộn

muối để buộc họ phải xin nước uống. Nước dành cho họ có trộn với xà phòng nên mọi người buộc phải nôn ra rồi lại đi làm tiếp. Không ít người tìm cách trốn khỏi trại

giam nhưng cũng bỏ xác vì lạc rừng, ngã nước (sốt rét) hoặc bị thú dữ ăn thịt11

.

8Khu vực Khe Tù thời đó có loài chim thường tới và kêu về đêm. Tiếng kêu của chúng được người

địa phương phiên ra là "Có biết Khe tù hay không?" (theo lời kể của nhân chứng).

9Theo lời cụ bà Nguyễn Thị Sử, phố Thống Nhất.

Đời sống chính trị thị trấn Tiên Yên kể từ khi thực dân Pháp đánh chiếm và cai trị thực sự là một bức tranh tối tăm và khủng khiếp như vậy. Tuy có một vài mảng sáng như việc cho mở các trường học Việt Văn, Hán Văn, cho xây dựng chùa chiền, đền miếu, xây bệnh viện... Nhưng đó không hẳn là một sự mở mang, khai hoá mà hoàn toàn nằm trong âm mưu cai trị lâu dài của thực dân Pháp.

Ở thị trấn, con em tới trường học hầu hết có xuất thân từ những gia đình có "máu mặt" về địa vị, tiền của. Học trò ăn mặc đồng phục, chào cờ, hát quốc ca "nước Mẹ" xong mới được phép chào cờ và hát quốc ca Bảo Đại (có thời kỳ còn phải hát quốc ca Xứ Nùng tự trị). Chúng coi trọng việc dạy tiếng Pháp, truyền bá tư tưởng phục Pháp, văn hoá Pháp, xác định rõ đi học là để phụng sự nước Mẹ.

Nhiều người được đào tạo từ những trường Tây này đã có đủ trình độ chia Verbe, thông dịch được tiếng Pháp và được tuyển làm công chức cho Pháp để có chút địa vị trong xã hội.

Sau khi quyết định xây quân cảng tại Mũi Chùa, Pháp cho phép di dời đình Hàng Châu vốn tồn tại từ lâu ở đó về dựng lại ở khu Thác Đón (nay thuộc phố Đông Tiến I) nhưng với quy mô nhỏ bé hơn. Từ đó, cùng với việc một số đền miếu khác như đền Bà Đồng (phố Quang Trung, thờ Nam Hải Đại Vương), Hội quản của người Hoa (phố Thống Nhất)..., Pháp cho phép cúng bái truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan.

Khu Bần Quần là nơi Pháp thường cho tổ chức đua ngựa, đấu bò, mít tinh chào mừng ngày quốc khánh nước Pháp 14-7 hàng năm.

Ở thị trấn, mỗi khi kèn lệnh từ khu vực Đồn Cao của Pháp réo lên trong trại lính, người dân sống quanh đây biết đâu là giờ báo thức, báo ngủ, giờ cấm trại, thu quân... Thời gian đầu người ta cảm thấy rất khó chịu, nhưng rồi lâu ngày cũng thành ra quen, không mấy ai quan tâm nữa. Họ chỉ biết, từ những ngày đó, bước chân ra phố phải len lét cúi đầu trước người Pháp; phải còng lưng gánh chịu biết bao thứ thuế vô lý của người Pháp.

Toàn bộ khu vực đồn bốt, trại lính của người Pháp được vây quanh bởi lớp lớp hàng rào dây thép gai, cùng các biển báo cấm được dựng lên khắp nơi đã biến khu vực này thành nơi bất khả xâm phạm của chúng.

Từ đây, binh lính, sĩ quan chỉ huy Pháp chỉ được phép ra khỏi binh trại vào những ngày giờ quy định theo đúng quân lệnh. Hết giờ cấm trại có thể được phép đi

chợ ăn uống, mua sắm. Ngày nghỉ cuối tuần, được phép đi lễ nhà thờ xây gần đó, hoặc giết thời gian trong các rạp chiếu phim (dân Tiên Yên gọi theo tiếng Pháp là Rạp Xi-nê-ma), sòng bạc, tiệm nhảy, nhà săm (còn gọi là nhà thổ, nhà chứa...).

Bà con trên địa bàn (kể cả người Việt, người Hoa) đều căm ghét bọn lính đi ba-tui, vì chúng thường lấy cớ tuần tra khám xét bất chợt theo kiểu tuỳ thích để tranh thủ vơ vét hàng hoá, ngang nhiên ăn quỵt bất cứ món gì của các nhà hàng, quán xá, miễn là thấy vừa mắt. Việc người Pháp vung tiền ăn tiêu bạt mạng khiến dân nghèo sống tại đây điêu đứng vì giá cả đắt đỏ và cũng vì lối sống thác loạn luôn khuấy đảo cuộc sống yên bình của họ.

Do có sự cấu kết chặt chẽ với những ông chủ người Hoa, sĩ quan binh lính Pháp ngày càng lộng hành, ngông nghênh. Ngược lại số ông chủ người Hoa nhờ được hưởng những ưu ái đặc biệt của người Pháp nên càng trở lên giàu có và có thế lực hơn. Theo các nhân chứng cho biết, gia đình thợ làm gương, vẽ trang trí trên kính của Cắm Pẩu (trên địa bàn phố Hoà Bình ngày nay) thực chất là một sòng bạc lớn nhất với đủ trò gian manh lừa đảo... diễn ra hàng ngày, được người Pháp bảo kê, dung túng trong hàng chục năm không ai dám làm gì.

Trong khi đó, đời sống của đại đa số những người dân lao động luôn chìm ngập trong nghèo đói triền miên. Phố Tranh mây có tên gọi như vậy bởi bà con chỉ có một nghề duy nhất là lặn lội vào rừng kiếm lá mây về đan làm gianh lợp nhà bán lấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)