Yêu cầu phát triển mới của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 69)

6. Bố cục của luận văn

4.1.2. Yêu cầu phát triển mới của tỉnh Quảng Ninh

Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tổ chức tại Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước toàn Đảng toàn dân, Đại hội đã tập trung trí tuệ, mạnh dạn "Nhìn thẳng vào sự thật", chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng của đường lối phát triển kinh tế theo mô hình tập trung quan liêu bao cấp, kế hoạch hoá tồn tại quá lâu dài, kìm hãm sức sản xuất của toàn xã hội. Đó là một thực tế không phủ nhận, đòi hỏi toàn Đảng toàn dân phải khẩn trương tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện. Trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới công tác lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng. Ba mục tiêu kinh tế lớn được Đại hội đề ra là: Sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Dưới ánh sáng của dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, từ ngày 16-19/9/1986,

Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tiên Yên lần thứ XVI được tiến hành thông qua những chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Để quy hoạch và phát triển đô thị, khó khăn nhất của huyện Tiên Yên là quỹ đất và mặt bằng vì quỹ đất và mặt bằng thị trấn hạn chế nên rất khó có điều kiện phát triển đô thị. Nhưng sau khi hoàn thành hai cây cầu các đơn vị hành chính riêng được thành lập đã tạo ra không gian đô thị mới hoàn toàn. Đó là điểm khởi sắc cho Tiên Yên trong quá trình phát triển đô thị và quy hoạch đô thị mới.

4.2. Chủ trƣơng quy hoạch và phát triển đô thị Tiên Yên

Trong sự hình thành và phát triển của huyện Tiên Yên nói chung, sự hình thành và biến đổi của thị trấn Tiên Yên mang một tầm quan trọng quyết định, nó là

thước đo giá trị và nói lên diện mạo cho toàn đô thị Tiên Yên. Nói một cách khác đi từ khi hình thành cho đến nay, để phát triển theo nhịp sống đô thị ở vùng đất này các cấp chính quyền đã không ngừng quan tâm, chỉ đạo về mặt quy hoạch.

Ngày 17-8-1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 374-TTg về việc đổi thị xã Tiên Yên thành thị trấn Tiên Yên trực thuộc Ủy ban hành chính huyện Tiên Yên. Cơ sở của việc ban hành Nghị định này là từ thời Pháp thuộc, Tiên Yên là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Ninh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quân sự ở khu vực miền Đông của tỉnh. Việc ban hành Nghị định đổi từ thị xã thành thị trấn ở Tiên Yên đã xác định một cách cụ thể loại hình, chức năng và không gian đô thị ở một huyện miền núi vùng Đông Bắc Tổ quốc. Đến đầu năm 2000, quy hoạch xây dựng phát triển mở rộng thị trấn Tiên Yên giai đoạn 2000-2010 đã được phê duyệt.

Quan điểm phát triển đô thị của Ủy ban Nhân dân thị trấn được nhấn mạnh: Thị trấn Tiên Yên phải ngày càng xứng đáng là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của huyện với tầm vóc và diện mạo mới, có điều kiện kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được tăng lên rõ rệt, thu nhập cao, phấn đấu tới năm 2010 không còn hộ nghèo. Trong cơ cấu kinh tế, xác định thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản là chủ yếu. Ngoài ra, chú trọng phát triển về nông - lâm - ngư nghiệp và chăn nuôi.

Bên cạnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế, thị trấn cần tiếp tục đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan tươi đẹp và hấp dẫn vốn có. Phải gắn liền mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, đưa mặt bằng dân trí và chất lượng giáo dục lên một bước phát triển mới.

Về quy hoạch không gian đô thị, sử dụng đất... căn cứ vào quy hoạch của huyện đã được phê duyệt, dựa vào tốc độ phát triển dân số được dự báo tăng lên từ 1.719 hộ (năm 2001) tới 2.150 hộ (năm 2010). Số nhân khẩu trên địa bàn tăng từ 7.223 người (năm 2000) lên 8.183 người (năm 2010). Uỷ ban nhân dân thị trấn đã cố gắng cao nhất để có bản quy hoạch cụ thể sự phát triển đô thị thị trấn cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Theo quy hoạch, việc cải tạo, mở rộng thêm không gian đô thị trong tương lai vẫn theo hướng bám theo dòng chảy của hai con sông và khu vực hợp lưu của chúng

để có không gian thoáng mát, trong lành, giữ gìn cảnh quan thơ mộng. Đồng thời mở thêm một số bến bãi cho tàu thuyền cập bến tạo cảnh buôn bán sầm uất, trên bến dưới thuyền... Quán triệt phương châm tận dụng các cơ sở vật chất hiện có để tiết kiệm kinh phí.

Khó khăn lớn nhất là tìm ra hướng cải tạo khu vực trung tâm đã có ngót 100 năm từ thời người Hoa với những đường phố chật hẹp, thiếu cây xanh, vỉa hè, hệ thống tiêu thoát nước ngày càng không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh môi trường, nhà cửa hầu hết đều cũ nát, xập xệ. Sau khi đường dẫn hai đầu cầu đã được nối liền và mở rộng năm 1999, vấn đề quy hoạch đô thị càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn.

Theo Quyết định số 2087/QĐ-UBND, ngày 5-7-2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thì đô thị Tiên Yên giai đoạn 2011-2014 phải được nâng cấp từ đô thị loại V lên thành đô thị loại IV, tiến tới tái lập thị xã Tiên Yên. Tập trung giải phóng mặt bằng, trung tâm văn hóa, thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc, tổ chức thi công kè chống sạt lở, bờ sông, bảo vệ khu dân cư thị trấn Tiên Yên.

4.3. Những biến đổi đô thị Tiên Yên từ năm 1986 đến năm 2010

Sau hơn 20 năm của sự nghiệp đổi mới, nhân dân thị trấn Tiên Yên đã vượt qua không ít những lực cản trong nhận thức, tư duy, đẩy lùi tâm lý tự ty trong nghèo khó, các cấp chính quyền nâng cao năng lực quản lý điều hành đô thị. Thực hiện đầy đủ tinh thần chỉ đạo của các cấp, phát huy tới mức cao nhất sự vào cuộc của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, bước đầu thu được thành tựu trên các mặt.

4.3.1. Về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống đô thị

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là hoạt động đầu tiên có những chuyển biến tích cực. Người nông dân đã thực sự được làm chủ ruộng đồng và tập trung mọi nguồn lực cho năng suất ngày càng cao. Theo báo cáo thống kê sản lượng lương thực của huyện từ 7.887 tấn (1986) lên 8.200 tấn (1988). Mức ăn bình quân nhân khẩu đạt từ 240kg/ người/ năm (1986) đã tăng lên 280kg/ người/năm (1988) góp phần giải quyết mối lo về an ninh lương thực.

Những hộ có nghề truyền thống nổi tiếng trên địa bàn như gò, hàn, làm bánh phở, kẹo lạc hồng, bánh lạp sườn, ga tô, trung thu được thị trấn quan tâm, tạo điều kiện cho họ mở cơ sở sản xuất phục vụ cuộc sống...

Để đảm bảo khâu phân phối lưu thông, thị trấn cho kiện toàn lại nhân sự, đưa Ban quản lý chợ đi vào hoạt động, khẩn trương đưa 2 tàu vận tải của Hợp tác xã Long Châu tham gia vào việc lưu thông hàng hoá. Đồng thời, tiếp tục củng cố 2 Hợp tác xã nông nghiệp, bảo đảm trồng hết diện tích, cải tiến kỹ thuật, đầu tư thâm canh, đưa thêm các giống mới vào sản xuất, tăng cường đội tàu thuyền đánh bắt hải sản của bà con ngư dân...

Trên tinh thần tích cực đổi mới trong tư duy kinh tế, thị trấn có chủ trương khuyến khích mọi gia đình mạnh dạn bỏ vốn mở thêm các dịch vụ ăn uống, sửa chữa điện tử, ô tô, xe máy, buôn bán tạp hoá..., kêu gọi mọi nhà tận dụng nguồn đất đai sẵn có trồng rau xanh, chăn nuôi gia súc gia cầm vừa tăng thu nhập, vừa góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

Các mô hình phát triển kinh tế của thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác đã xuất hiện. Phong trào thi đua làm giàu bước đầu đã có sức lôi cuốn nhiều cá nhân và hộ gia đình tham gia với sự vào cuộc của các cán bộ chuyên môn.

Trong báo cáo chính trị trình trước Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ XVII, phương hướng nhiệm kỳ XVIII, một số tiến bộ vượt bậc trên lĩnh vực sản xuất đã được khẳng định:

- Lĩnh vực nông nghiệp: Có 2 Hợp tác xã Nông Sơn và Đông Tiến với 97 hộ xã viên, tổ chức sản xuất theo mô hình khoán 10. Tổng sản lượng quy thóc năm 1993: 90 tấn; năm 1995: 93,74 tấn (đạt 101% chỉ tiêu kế hoạch).

- Lĩnh vực thủ công nghiệp: Sản xuất gạch năm 1993: 1,7 triệu viên; năm 1995: 2,2 triệu viên. Đóng than tổ ong năm 1993 có 9 hộ sản xuất tiêu thụ 180 tấn, phục vụ 20% hộ dân trên địa bàn; năm 1995 đã có 15 hộ sản xuất nâng mức tiêu thụ trong 3 năm lên 1.150 tấn phục vụ 60% số hộ dùng chất đốt.

- Lĩnh vực ngư nghiệp: Năm 1994 đánh bắt được 80 tấn; năm 1995 tăng lên 95

tấn; 100% số hộ đã có tàu thuyền gắn máy. Ngư trường hoạt động đã mở rộng tới Cô

Tô, Bạch Long Vĩ. Kết quả đánh bắt tăng cao và vượt nhiều so với chỉ tiêu đề ra. - Lĩnh vực lâm nghiệp: Năm 1993 có 17 ha đất rừng được trồng mới; năm 1995 tăng thêm 10 ha; năm 1994 mới trồng được 200 cây na, vải, cam; năm 1995: tận dụng thêm đất trên địa bàn và vùng phụ cận, trồng mới được 9.110 cây vải Trung

Quốc, 600 cây vải thiều Việt Nam, nâng diện tích cây ăn quả lên 20ha. Hàng trăm hộ dân đã nhận đất, nhận rừng. Tập trung tu bổ, chăm sóc 150 ha rừng phòng hộ, trồng mới 100 ha cây lấy gỗ, 54 ha cây ăn quả, có trên 40 mô hình trang trại kết hợp trồng rừng với trồng cấy ăn quả cho thu nhập mỗi năm từ 10-20 triệu đồng. Hàng trăm hộ dân đã nhận đất, nhận rừng. Tập trung tu bổ, chăm sóc 150 ha rừng phòng hộ, trồng mới 100 ha cây lấy gỗ, 54 ha cây ăn quả, có trên 40 mô hình trang trại kết hợp trồng rừng với trồng cấy ăn quả cho thu nhập mỗi năm từ 10-20 triệu đồng.

- Lĩnh vực dịch vụ thương mại được coi là lĩnh vực phát triển nhanh và mạnh nhất xứng đáng là lĩnh vực mũi nhọn của thị trấn trong tương lai với hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà trọ của Nhà nước (như khách sạn Thuỷ Tiên) và của tư nhân lần lượt ra đời làm cho hoạt động thương mại dịch vụ trở nên đa dạng, phong phú tạo ra sức cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường, góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Song song với những bước phát triển kinh tế ngày càng khởi sắc, công tác xoá đói giảm nghèo cũng được cả bộ máy chính trị khẩn trương vào cuộc một cách quyết liệt.

Trong vòng 5 năm đã giảm được một cách đáng kể tỷ lệ đói nghèo từ 13,88% năm 1996 xuống còn 8% năm 1999. Các hoạt động an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hoá, cải cách hành chính, an sinh xã hội, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong toàn nhiệm kỳ cũng đã có những chuyển biến đáng chú ý.

Ngày 24/4/2002, Huyện uỷ Tiên Yên đã xây dựng chương trình số 14-CT/HU về "Xoá đói giảm nghèo và thực hiện Nghị quyết số 07 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường đầu tư phát triển kinh tế xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001-2005".

Do đầu tư chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, nâng diện tích sử dụng giống lúa năng suất cao nên năng suất lúa tăng từ 31,9 tạ/ha (năm 1997) lên 34,7 tạ/ha (năm 2001). Sản lượng luơng thực toàn huyện tăng từ 9.411.6 tấn (1997) lên 10.774,2 tấn (2001), đưa bình quân lương thực khu vực sản xuất nông nghiệp tăng từ 352 kg/người (1996) lên 409 kg/người (2000). Kinh tế vườn đồi đã giao đất, giao rừng cho dân để chăm sóc, trồng mới và khai thác. Toàn huyện đã có 146 trang trại đồi rừng.

Thị trấn đã chỉ đạo, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư nuôi tôm (năm 2002, có 252 hộ nuôi với 882 ha ao đầm). Với những cố gắng trong đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tỷ lệ hộ đói nghèo toàn huyện giảm từ 34,4% (1996) xuống còn 20,8% (2000), trong đó tỷ lệ đói nghèo của 5 xã khó khăn giảm từ 51,6% xuống còn 38,5%. Đến năm 2000 toàn huyền có 1.138 hộ được xoá đói nghèo.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp của thị trấn cũng gặp khó khăn do địa điểm sản xuất gạch nung tập trung chủ yếu ở khu vực núi Dài được huyện giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình văn hoá nên các hộ sản xuất phải chuyển lên khu vực Đồng Và xã Yên Than. Chỉ tiêu phấn đấu tới năm 2005 sản xuất 3 triệu viên/năm được điều chỉnh xuống còn từ 400.000 đến 500.000 viên /năm. Địa phương đã thực hiện được từ 700 ngàn đến 1 triệu viên, vượt kế hoạch từ 175-200%.

Thương mại dịch vụ tiếp tục giữ vững là vị trí trọng tâm trong mũi nhọn phát triển kinh tế của Đảng bộ. Năm 2004 chiếm 55% tổng doanh thu của toàn thị trấn đạt 10.750.734.000 đồng tăng 17,5% so với năm 2003.

Hầu hết các chỉ tiêu về sản xuất lâm nghiệp, ngư nghiệp, thu chi ngân sách, an ninh quốc phòng ... đều đạt và vượt mức kế hoạch.

Trên lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, Đảng bộ tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch, xây dựng, phát triển thị trấn giai đoạn I (2000-2010), tranh thủ sự hỗ trợ của huyện. Bên xạnh các công trình do nhà nước đầu tư đã được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng như đường bê tông từ cây xăng tới đường Mới, làm mới, rải cấp phối đường bao ven sông Đông Tiến 1, Đông Tiến 2, xây dựng trường học phố Long Tiên, trường Trung học cơ sỏ thị trấn, Trụ sở Ủy ban nhân dân thị trấn... Một số công trình do Nhà nước và nhân dân cùng làm như làm đường nghĩa trang nhân dân cũng đã huy động được nhân dân đóng góp 80 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng, hoàn thành được 150/500m. Khu an táng với tổng diện tích 3600m cũng đã được huyện hỗ trợ san gạt. Một số tuyến đường tiểu mạch của phố Hoà Bình, Tam Thịnh, Đông Tiến 2, Thống Nhất và hệ thống cống rãnh thoát nước ở vùng lõi được tu sửa và làm mới với sự hưởng ứng tham gia tự giác của nhân dân.

Tới năm 2004, hệ thống điện lưới quốc gia đã đến với 10/10 khu phố, có 99,5% số hộ được dùng điện sinh hoạt và sản xuất. Toàn bộ số cột điện dùng tạm

bằng tre gỗ đã được thay thế bằng cột bê tông, hệ thống đường dây được đảm bảo an toàn theo quy định của ngành điện.

Về giáo dục, sau khi trường cấp 2-3 được tách ra thành hai đơn vị độc lập vào năm 2001, thị trấn đã chính thức quản lý ba trường. Đó là trường Tiểu học, trường mầm non Hoa Hồng và trường Trung học cơ sở. Theo đánh giá về chất lượng dạy và học, hầu hết các chỉ tiêu về huy động trẻ đến lớp, tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh tiến tiến, giáo viên giỏi các cấp.... đều đạt và vượt mức kế hoạch. Năm 2004, trường mầm non Hoa Hồng đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh, trường Tiểu học thị trấn được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2002. Trường trung học cơ sở đạt tiên tiến cấp tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vào năm 2004. Ngành giáo dục cũng đã thẩm định và công nhận thị trấn Tiên Yên đạt phổ cập Trung học cơ sở với tỷ lệ 84% vào năm 2004.

Trong điều kiện công cuộc đổi mới của toàn Đảng toàn dân đã diễn ra gần 20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)