Về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 71 - 76)

6. Bố cục của luận văn

4.3.1. Về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống đô thị

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là hoạt động đầu tiên có những chuyển biến tích cực. Người nông dân đã thực sự được làm chủ ruộng đồng và tập trung mọi nguồn lực cho năng suất ngày càng cao. Theo báo cáo thống kê sản lượng lương thực của huyện từ 7.887 tấn (1986) lên 8.200 tấn (1988). Mức ăn bình quân nhân khẩu đạt từ 240kg/ người/ năm (1986) đã tăng lên 280kg/ người/năm (1988) góp phần giải quyết mối lo về an ninh lương thực.

Những hộ có nghề truyền thống nổi tiếng trên địa bàn như gò, hàn, làm bánh phở, kẹo lạc hồng, bánh lạp sườn, ga tô, trung thu được thị trấn quan tâm, tạo điều kiện cho họ mở cơ sở sản xuất phục vụ cuộc sống...

Để đảm bảo khâu phân phối lưu thông, thị trấn cho kiện toàn lại nhân sự, đưa Ban quản lý chợ đi vào hoạt động, khẩn trương đưa 2 tàu vận tải của Hợp tác xã Long Châu tham gia vào việc lưu thông hàng hoá. Đồng thời, tiếp tục củng cố 2 Hợp tác xã nông nghiệp, bảo đảm trồng hết diện tích, cải tiến kỹ thuật, đầu tư thâm canh, đưa thêm các giống mới vào sản xuất, tăng cường đội tàu thuyền đánh bắt hải sản của bà con ngư dân...

Trên tinh thần tích cực đổi mới trong tư duy kinh tế, thị trấn có chủ trương khuyến khích mọi gia đình mạnh dạn bỏ vốn mở thêm các dịch vụ ăn uống, sửa chữa điện tử, ô tô, xe máy, buôn bán tạp hoá..., kêu gọi mọi nhà tận dụng nguồn đất đai sẵn có trồng rau xanh, chăn nuôi gia súc gia cầm vừa tăng thu nhập, vừa góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

Các mô hình phát triển kinh tế của thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác đã xuất hiện. Phong trào thi đua làm giàu bước đầu đã có sức lôi cuốn nhiều cá nhân và hộ gia đình tham gia với sự vào cuộc của các cán bộ chuyên môn.

Trong báo cáo chính trị trình trước Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ XVII, phương hướng nhiệm kỳ XVIII, một số tiến bộ vượt bậc trên lĩnh vực sản xuất đã được khẳng định:

- Lĩnh vực nông nghiệp: Có 2 Hợp tác xã Nông Sơn và Đông Tiến với 97 hộ xã viên, tổ chức sản xuất theo mô hình khoán 10. Tổng sản lượng quy thóc năm 1993: 90 tấn; năm 1995: 93,74 tấn (đạt 101% chỉ tiêu kế hoạch).

- Lĩnh vực thủ công nghiệp: Sản xuất gạch năm 1993: 1,7 triệu viên; năm 1995: 2,2 triệu viên. Đóng than tổ ong năm 1993 có 9 hộ sản xuất tiêu thụ 180 tấn, phục vụ 20% hộ dân trên địa bàn; năm 1995 đã có 15 hộ sản xuất nâng mức tiêu thụ trong 3 năm lên 1.150 tấn phục vụ 60% số hộ dùng chất đốt.

- Lĩnh vực ngư nghiệp: Năm 1994 đánh bắt được 80 tấn; năm 1995 tăng lên 95

tấn; 100% số hộ đã có tàu thuyền gắn máy. Ngư trường hoạt động đã mở rộng tới Cô

Tô, Bạch Long Vĩ. Kết quả đánh bắt tăng cao và vượt nhiều so với chỉ tiêu đề ra. - Lĩnh vực lâm nghiệp: Năm 1993 có 17 ha đất rừng được trồng mới; năm 1995 tăng thêm 10 ha; năm 1994 mới trồng được 200 cây na, vải, cam; năm 1995: tận dụng thêm đất trên địa bàn và vùng phụ cận, trồng mới được 9.110 cây vải Trung

Quốc, 600 cây vải thiều Việt Nam, nâng diện tích cây ăn quả lên 20ha. Hàng trăm hộ dân đã nhận đất, nhận rừng. Tập trung tu bổ, chăm sóc 150 ha rừng phòng hộ, trồng mới 100 ha cây lấy gỗ, 54 ha cây ăn quả, có trên 40 mô hình trang trại kết hợp trồng rừng với trồng cấy ăn quả cho thu nhập mỗi năm từ 10-20 triệu đồng. Hàng trăm hộ dân đã nhận đất, nhận rừng. Tập trung tu bổ, chăm sóc 150 ha rừng phòng hộ, trồng mới 100 ha cây lấy gỗ, 54 ha cây ăn quả, có trên 40 mô hình trang trại kết hợp trồng rừng với trồng cấy ăn quả cho thu nhập mỗi năm từ 10-20 triệu đồng.

- Lĩnh vực dịch vụ thương mại được coi là lĩnh vực phát triển nhanh và mạnh nhất xứng đáng là lĩnh vực mũi nhọn của thị trấn trong tương lai với hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà trọ của Nhà nước (như khách sạn Thuỷ Tiên) và của tư nhân lần lượt ra đời làm cho hoạt động thương mại dịch vụ trở nên đa dạng, phong phú tạo ra sức cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường, góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Song song với những bước phát triển kinh tế ngày càng khởi sắc, công tác xoá đói giảm nghèo cũng được cả bộ máy chính trị khẩn trương vào cuộc một cách quyết liệt.

Trong vòng 5 năm đã giảm được một cách đáng kể tỷ lệ đói nghèo từ 13,88% năm 1996 xuống còn 8% năm 1999. Các hoạt động an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hoá, cải cách hành chính, an sinh xã hội, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong toàn nhiệm kỳ cũng đã có những chuyển biến đáng chú ý.

Ngày 24/4/2002, Huyện uỷ Tiên Yên đã xây dựng chương trình số 14-CT/HU về "Xoá đói giảm nghèo và thực hiện Nghị quyết số 07 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường đầu tư phát triển kinh tế xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001-2005".

Do đầu tư chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, nâng diện tích sử dụng giống lúa năng suất cao nên năng suất lúa tăng từ 31,9 tạ/ha (năm 1997) lên 34,7 tạ/ha (năm 2001). Sản lượng luơng thực toàn huyện tăng từ 9.411.6 tấn (1997) lên 10.774,2 tấn (2001), đưa bình quân lương thực khu vực sản xuất nông nghiệp tăng từ 352 kg/người (1996) lên 409 kg/người (2000). Kinh tế vườn đồi đã giao đất, giao rừng cho dân để chăm sóc, trồng mới và khai thác. Toàn huyện đã có 146 trang trại đồi rừng.

Thị trấn đã chỉ đạo, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư nuôi tôm (năm 2002, có 252 hộ nuôi với 882 ha ao đầm). Với những cố gắng trong đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tỷ lệ hộ đói nghèo toàn huyện giảm từ 34,4% (1996) xuống còn 20,8% (2000), trong đó tỷ lệ đói nghèo của 5 xã khó khăn giảm từ 51,6% xuống còn 38,5%. Đến năm 2000 toàn huyền có 1.138 hộ được xoá đói nghèo.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp của thị trấn cũng gặp khó khăn do địa điểm sản xuất gạch nung tập trung chủ yếu ở khu vực núi Dài được huyện giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình văn hoá nên các hộ sản xuất phải chuyển lên khu vực Đồng Và xã Yên Than. Chỉ tiêu phấn đấu tới năm 2005 sản xuất 3 triệu viên/năm được điều chỉnh xuống còn từ 400.000 đến 500.000 viên /năm. Địa phương đã thực hiện được từ 700 ngàn đến 1 triệu viên, vượt kế hoạch từ 175-200%.

Thương mại dịch vụ tiếp tục giữ vững là vị trí trọng tâm trong mũi nhọn phát triển kinh tế của Đảng bộ. Năm 2004 chiếm 55% tổng doanh thu của toàn thị trấn đạt 10.750.734.000 đồng tăng 17,5% so với năm 2003.

Hầu hết các chỉ tiêu về sản xuất lâm nghiệp, ngư nghiệp, thu chi ngân sách, an ninh quốc phòng ... đều đạt và vượt mức kế hoạch.

Trên lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, Đảng bộ tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch, xây dựng, phát triển thị trấn giai đoạn I (2000-2010), tranh thủ sự hỗ trợ của huyện. Bên xạnh các công trình do nhà nước đầu tư đã được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng như đường bê tông từ cây xăng tới đường Mới, làm mới, rải cấp phối đường bao ven sông Đông Tiến 1, Đông Tiến 2, xây dựng trường học phố Long Tiên, trường Trung học cơ sỏ thị trấn, Trụ sở Ủy ban nhân dân thị trấn... Một số công trình do Nhà nước và nhân dân cùng làm như làm đường nghĩa trang nhân dân cũng đã huy động được nhân dân đóng góp 80 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng, hoàn thành được 150/500m. Khu an táng với tổng diện tích 3600m cũng đã được huyện hỗ trợ san gạt. Một số tuyến đường tiểu mạch của phố Hoà Bình, Tam Thịnh, Đông Tiến 2, Thống Nhất và hệ thống cống rãnh thoát nước ở vùng lõi được tu sửa và làm mới với sự hưởng ứng tham gia tự giác của nhân dân.

Tới năm 2004, hệ thống điện lưới quốc gia đã đến với 10/10 khu phố, có 99,5% số hộ được dùng điện sinh hoạt và sản xuất. Toàn bộ số cột điện dùng tạm

bằng tre gỗ đã được thay thế bằng cột bê tông, hệ thống đường dây được đảm bảo an toàn theo quy định của ngành điện.

Về giáo dục, sau khi trường cấp 2-3 được tách ra thành hai đơn vị độc lập vào năm 2001, thị trấn đã chính thức quản lý ba trường. Đó là trường Tiểu học, trường mầm non Hoa Hồng và trường Trung học cơ sở. Theo đánh giá về chất lượng dạy và học, hầu hết các chỉ tiêu về huy động trẻ đến lớp, tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh tiến tiến, giáo viên giỏi các cấp.... đều đạt và vượt mức kế hoạch. Năm 2004, trường mầm non Hoa Hồng đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh, trường Tiểu học thị trấn được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2002. Trường trung học cơ sở đạt tiên tiến cấp tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vào năm 2004. Ngành giáo dục cũng đã thẩm định và công nhận thị trấn Tiên Yên đạt phổ cập Trung học cơ sở với tỷ lệ 84% vào năm 2004.

Trong điều kiện công cuộc đổi mới của toàn Đảng toàn dân đã diễn ra gần 20 năm và gặt hái được những thành tựu to lớn khẳng định đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Lòng tin của nhân dân đối với chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngày càng được củng cố. Đảng bộ thị trấn tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước, khắc phục mọi khó khăn thách thức nêu cao tinh thần tự lực tự cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được đại hội Đảng bộ lần thứ XX thông qua.

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp vẫn tiếp tục được quan tâm chỉ đạo theo hướng rà soát lại những loại cây ăn quả cho năng suất thấp và không có hiệu qủa kinh tế như vải, nhãn... được kiên quyết chặt bỏ để thay thế bằng việc cho trồng mới cây keo có triển vọng, tốt cả về sản lượng và khâu tiêu thụ sản phẩm.

Về ngư nghiệp, tới năm 2009, sản lượng khai thác đánh bắt hải sản đã phấn đấu đạt 260 tấn, vượt 10 tấn so với kế hoạch (bằng 104%). Uỷ ban nhân dân đã quán triệt đầy đủ Nghị quyết 289 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân, chỉ đạo tốt việc rà soát, đăng ký 83 loại phương tiện đánh bắt trên biển, làm thủ tục hỗ trợ đến tận tay bà con ngư dân 1.429 tỷ đồng đúng quy trình, đúng đối tượng, không để xảy ra những sai sót, khiến bà con càng thêm phấn khởi tin tưởng, tích cực

Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Thị trấn đạt và vượt kế hoạch từ 105 đến 110%. Trong 5 năm không để xảy ra dịch bệnh lớn do làm tốt công tác tiêm phòng dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 71 - 76)