Tình hình Tiên Yên sau ngày mới giải phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 42 - 48)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1. Tình hình Tiên Yên sau ngày mới giải phóng

Cùng với tỉnh Hải Ninh và huyện Tiên Yên nói chung, thị trấn Tiên Yên sạch bóng quân xâm lược từ ngày 8-8-1954. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn được hít thở không khí yên bình thật sự với vị thế của người công dân lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh, làm chủ quê hương. Mỗi gương mặt lam lũ, khắc khổ của người dân lao động đã toát lên sự vui sướng bất tận, tràn ngập khắp thị trấn trong ngày đón đoàn quân của bộ đội Cụ Hồ vào tiếp quản Tiên Yên.

Tuy nhiên, cũng như nhiều nơi khác trên miền Bắc, việc quân Pháp rút đi và để lại những hậu quả nghiêm trọng, tệ hại về kinh tế - chính trị - xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi, mọi công trình và các thiết bị, cơ sở vật chất bị hư hỏng. "Sau giải phóng miền Bắc, cả tỉnh (Hải Ninh) chỉ có 14 lò bát, 3 lò chum, 2 cơ sở sản xuất diêm rất nhỏ ở Tiên Yên và Móng Cái, cả tỉnh chỉ có 2 ô tô cũ. Pháp để lại hậu quả tệ hại về xã hội, thổ phỉ rải rác hàng ngàn tên. Trình độ lạc hậu, ở Tiên Yên, Ba Chẽ nạn đói triền miên, 95% mù chữ" [7, tr 605].

Với những toan tính cực kỳ thâm độc trước khi rút quân, thực dân Pháp đã ấp ủ hàng loạt những mưu đồ nhằm chống phá công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cả trong trước mắt và lâu dài. Trước khi rút lui, giặc Pháp không quên phá hoại nhà máy điện Móng Cái, Tiên Yên, máy phát điện ở Đầm Hà. Toàn tỉnh gần 300 khung cửi dệt vải bị ngừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu. Con số thất nghiệp ngày càng lớn.

Nhà máy điện Tiên Yên được ráo riết xây dựng từ trước đó với mục đích đáp ứng nhu cầu phục vụ các nhu cầu quân sự, dân sự của Pháp ở Đồn Cao, nhà Kiểm Lâm, nhà Dây Thép, nhà thương, trụ sở Quan Châu, Khe Tù... và một số nhà hàng trong mạng lưới dịch vụ phục vụ cho binh lính sĩ quan...

Nhân dân trong và ngoài khu vực thị trấn hầu như không đuợc hưởng thụ một chút lợi lộc gì từ nguồn điện sản xuất từ đây.

Tuy nhiên, do cuộc chiến kết thúc quá nhanh, nhà máy không kịp đi vào sử dụng đã phải đóng cửa. Được biết trước khi rút chạy, Pháp có ý đồ tháo dỡ hết máy

móc và cho nổ mìn đánh sập lò hơi... bà con nhân dân trong thị trấn và một số thợ làm công việc vận hành nhà máy đã cương quyết đấu tranh để bảo vệ buộc chúng phải bỏ dở ý định, chỉ kịp tháo dỡ tổ máy phát điện để mang đi.

Rõ ràng, ngoài việc xây dựng nhà máy nhiệt điện để phục vụ mục đích quân sự, Pháp không hề có ý định tốt đẹp nào khác để đem ánh sáng văn minh tới thị trấn nhỏ bé còn hết sức nghèo nàn và tăm tối này. Ngược lại, chúng còn đạt được các mục đích khác. Đó là tận dụng công sức lao động khổ sai của tù nhân ở Khe Tù để khai thác gỗ, cung cấp cho việc vận hành máy, đồng thời triệt phá những khu rừng nguyên sinh bao quanh khu vực thị trấn, vừa thu được các loại gỗ quý, vừa phát quang được khu vực mà chúng cho là Việt Minh có thể ẩn nấp, mai phục để tấn công các cơ sở quân sự của chúng.

Pháp rút đi để lại hàng chục boong ke, lô cốt, binh trại tan hoang trống rỗng... để bộ đội ta tiếp quản, khiến công việc khắc phục hậu quả chiến tranh gặp muôn vàn khó khăn - khắp nơi đầy rẫy hàng rào dây thép gai, bom mìn rải rác mọi chỗ quanh thị trấn. Năm 1959, tại sân Bần Quần xảy ra vụ nổ mìn do trẻ em người Hoa nhặt được nghịch tháo chơi. Mìn nổ khiến 3 trẻ tử vong tại chỗ, mảnh xác bắn lên cả nhà dân (ở phố Thống Nhất ngày nay). Trâu, lợn hàng ngày thả rông lạc ra ngoài nơi nội đô, giẫm phải mìn, chết không phải là ít.

Bà con nhiều khu phố cuốc đất trồng khoai sắn nhặt được không ít vỏ đạn các loại. Vỏ chai các hãng rượu bia của Pháp cùng với các loại chai lọ đựng thuốc ở khu vực nhà thương Mi-li-te chất đống ngổn ngang quanh thị trấn. Nhiều người Hoa còn nghĩ ra cách nhặt về để xây nhà thay cho gạch (vữa xây làm bằng đất đỏ trộn với vôi đã tôi...).

Sau ngày tiếp quản, người dân thị trấn chỉ còn thấy nơi đây là một nhà xưởng hoang tàn với hàng trăm mét khối gỗ dùng để đốt lò... còn chất đống ngổn ngang khắp nơi.

Vốn là thị trấn có đầy rẫy những nhà hàng làm dịch vụ ăn chơi cho người Pháp, nên sau ngày chúng rút đi, toàn bộ hệ thống dịch vụ này rơi vào tình trạng tê liệt. Một số cơ sở sản xuất èo ợt của của người Hoa như rèn, mộc, dệt vải , sản xuất bột giấy, đóng gói diêm, thuốc lá... buộc phải nghỉ việc vì thợ đã bỏ đi, vì thiếu nguyên vật liệu...

Ngay cả ở các xã vùng thấp có tiếng là trù phú về nông lâm hải sản như Đông Ngũ, Tiên Lãng, Hải Lạng... ruộng vườn cũng bị bỏ hoang hàng trăm hecta, thuyền bè còn lại không đáng kể sau những đợt càn quét dã man của địch.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao rơi vào tình trạng húp cháo cầm hơi cho qua ngày ở nơi sơ tán, bởi nhà cửa, ruộng nương của họ ở nơi ở cũ phần bị giặc đốt phá, phần vì bị mưa gió dập vùi nên bà con cũng không còn tha thiết với việc quay về đó để sống. Bà con chỉ còn biết kéo nhau vào rừng kiếm củ, quả, lâm thổ sản mong có chút tiền trong buổi chợ phiên. Nạn cướp bóc có nguy cơ trở lại do đói kém.

Vùng lõi của thị trấn vốn đông vui sầm uất trước đó nay bỗng trở nên thê lương buồn thảm, vắng vẻ sau cảnh chia ly kẻ ở người đi của nhiều gia đình. Tại đây người dân thị trấn cũng không khá gì hơn bà con vùng cao. Trừ những gia đình khá giả (phần đông là người Hoa), hàng ngày không ít người Việt - người Hoa lao động nghèo khó cũng phải tìm cách vào rừng kiếm gánh củi về đun nấu hoặc bán lấy vài xu lẻ mua thức ăn...

Là thị trấn nhỏ bé bị bao vây bởi những trại lính, đồn bốt, boong ke dày đặc xung quanh nên Pháp rút đi, thị trấn nhanh chóng rơi vào tình trạng vắng vẻ, các hoạt động sản xuất, dịch vụ buôn bán bị đình trệ... Đó là một tất yếu không thể tránh khỏi của bất cứ nơi nào sau một cuộc chiến kéo dài hơn 9 năm.

Khó khăn thiệt hại về vật chất là những hiện hữu mà hàng ngày, hàng giờ nhân dân thị trấn Tiên Yên vẫn chứng kiến. Tuy nhiên ở Tiên Yên lúc này còn có hiện tượng phức tạp hơn, đó là những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động gây ra những khó khăn mới cho việc ổn định tình hình chính trị, trị an nơi đây. Để giải quyết nạn đói, nhiều nơi ở thị trấn đã cho mở kho lương thực dự trữ, vận chuyển tới khu vực nóng. Nhưng chính công việc này cũng vấp phải sự phản ứng tiêu cực của bà con. Nghe tuyên truyền của kẻ xấu, bà con ngây thơ tin rằng "Gạo của Việt Minh có thuốc độc". Do vậy, dù là gạo cứu tế cấp không, bà con cũng từ chối không nhận. Ngay cả ở thị trấn nơi được coi là có dân trí cao hơn, nhiều gia đình cũng không nhận gạo cứu trợ hoặc có nhận rồi lại vội vã trao trả. Nhà nước mở các điểm bán gạo theo giá cung cấp họ cũng chỉ đứng nhìn vì không có tiền mua, dù đang kiệt sức vì đói. Phải sau rất nhiều công sức thuyết phục, vận động dần dần mới lác đác có người nhận

gạo cứu trợ trong tâm trạng e dè, lo lắng khi chính họ đã chứng kiến những người ăn gạo cách mạng không có ai bị trúng độc. Nhờ đó, cái đói quắt queo đang hiện hữu trong các gia đình ở thị trấn và các xã đã dần bị đẩy lùi.

Trong khi tạm giải quyết hậu quả của chiến tranh thì một vấn đề đáng lo ngại hơn là trong tháng 4, tháng 5 năm 1955 gần 100 bà con xã Đông Ngũ tập trung kéo lên huyện để đấu tranh chống lại chính sách thuế của Nhà nước [32, tr 130]. Sở dĩ có những hành động này của bà con là do họ bị tay chân phản động xúi giục hòng làm phức tạp thêm tình hình Tiên Yên sau ngày giải phóng.

Sự việc đáng tiếc diễn ra giữa trung tâm thị trấn và còn trở nên nguy hiểm hơn khi nó còn kéo theo không ít người ở các khu phố tham gia khiến cho trật tự an ninh có nguy cơ xảy ra các diễn biến xấu. Mặc dù trước đó, chính quyền cách mạng đã xoá bỏ các thứ thuế vô lý của thực dân Pháp như thuế muối, thuế thân... và hàng chục thứ thuế khác. Nhưng số người này vẫn đưa ra những lý do không thuyết phục để phản đối chính sách thuế nông nghiệp.

Trong khi đó, lực lượng an ninh của ta phát hiện một số kẻ xấu trong phái đoàn quân sự Canađa thuộc Uỷ ban Quốc tế giám sát đình chiến ở Tiên Yên đã tìm cách móc nối với những kẻ đội lốt tôn giáo và bọn tay sai được Pháp ngấm ngầm cài lại ở thị trấn. Đồng thời, một số tên tay sai sống chui lủi ở Hà Nội trốn không đăng ký hộ khẩu, tìm cách trốn về Tiên Yên, liên lạc với những phần tử xấu đang sống tại đây, cùng bàn bạc kế hoạch chống phá.

Theo thống kê, sau ngày giải phóng Tiên Yên còn 850 tên tề nguỵ, 90 tên chỉ điểm cùng bọn phỉ, bọn phản động người Hoa giấu mặt, lén lút sống rải rác khắp trên địa bàn, cũng nuôi giấc mộng chờ ngày quân Pháp quay trở lại.

Tháng 9 năm 1956 trên địa bàn thị trấn nổi lên sự việc người Hoa phản ứng quyết liệt và tiêu cực trước chủ trương vận động bà con nhập quốc tịch Việt Nam. Nhiều nhà hàng, cơ sở sản xuất thủ công của người Hoa đột ngột nghỉ việc. Công nhân bốc vác hàng hoá ở cầu cảng tổ chức lãn công khiến hàng chục tàu hàng bị dồn ứ không giải toả được hàng hoá...

Đáng chú ý là có một công nhân bốc vác tên là Ừng Xám do bức xúc và do bị kẻ xấu kích động đã công khai lên trụ sở Công an huyện xé cả giấy khai sinh và sổ hộ

khẩu với lý do hai loại hồ sơ này không ghi anh ta là dân tộc Hoa, quốc tịch Trung Quốc. Mặc dù đã được cán bộ Công an giải thích nhưng Ừng Xám vẫn phản ứng quyết liệt. Trước tình hình đó, ta đã cho lực lượng cốt cán và những quần chúng tốt người Hoa đến tiếp xúc, giải thích cho người Hoa biết rõ sự việc.

Ngày 12/4/1955, thực hiện chủ trương của Liên khu uỷ Việt Bắc, Tỉnh uỷ Hải Ninh đề ra kế hoạch củng cố vùng Đông Bắc. Trước mắt là Tiên Yên, Ba Chẽ, Đình

Lập [32, tr 134].Ngay sau đó, chính quyền đã nhanh chóng xuống cơ sở tuyên truyền

vận động về đường lối chính sách, làm rõ những âm mưu gây chia rẽ thâm độc của địch, hoà giải những thành kiến, xây dựng khối đoàn kết, giúp nhau xây dựng lại cơ sở, kiên trì vận động binh lính và nhân dân bị xúi giục tự nguyện nộp vũ khí, xây dựng cơ sở của nhân dân người Kinh và các tộc người thiểu số khác, củng cố phát triển các tổ chức đoàn thể...

Nhờ đó, chỉ sau một thời gian ngắn, tình hình trị an và khắc phục hậu quả chiến tranh ở thị trấn và toàn huyện Tiên Yên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Lực lượng tự vệ, dân quân du kích ở các xã, thị trấn được bổ sung, kiện toàn, trang bị thêm vũ khí, nhận nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, góp phần đảm bảo an ninh xã hội, đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.

Tiếp đó, Bệnh viên Tiên Yên được thành lập (từ việc sáp nhập hai nhà thương cũ của Pháp: nhà thương Sơ-vin và nhà thương Mi-li-te-rơ) và chọn khu đất trồng quế của người Hoa ở khu vực phố Giếng (tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tiên Yên ngày nay) để xây dựng Bệnh viện với một số nhà tranh và nhà cấp 4 để làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho nhân dân.

Mọi sinh hoạt của nhân dân đã đi vào thế ổn định. Một số gia đình người Việt và người Hoa tận thu số dây thép gai của bà con đem bán, mở xưởng dập đinh tại nhà. Các cửa hàng dịch vụ như cắt tóc, may mặc, sửa chữa đồng hồ, xe đạp, hiệu ảnh (lớn nhất là hiệu ảnh Chân Quang) bắt đầu hoạt động trở lại.

Các rạp chiếu bóng (lớn nhất là rạp Chăn Nàm12thuộc khuôn viên trụ sở liên

cơ quan UBND huyện hiện nay) được chính quyền cho phép sáng đèn, chiếu phim

12

Ông Tằng Chăn Nàm vừa là chủ rạp chiếu bóng, vừa là chủ cơ sở làm giấy vàng mã và nhà máy xát

phục vụ nhân dân. Thời gian đầu còn chiếu những phim câm, phim hài cũ của Pháp, từ khoảng 1957-1958 trở đi, bắt đầu chiếu các phim trong luồng do Nhà nước cung cấp gồm phim Trung Quốc, Liên Xô... rạp rất đông khán giả trong các buổi chiếu. Bởi với rất nhiều bà con lao động, đây là lần đầu tiên trong đời được xem phim màn ảnh lớn, lại là phim do các nước Xã hội chủ nghĩa sản xuất. Trong đó có cả phim Việt

Nam như: Việt Nam trên đường thắng lợi; Cây tre Việt Nam; Chiến thắng Điện

Biên... Bãi Bần Quần, hàng đêm đưa đội chiếu bóng lưu động tới chiếu phim (có phần

tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước trước buổi chiếu), bộ đội và nhân dân các khu phố dựng một sân khấu lớn tại khu đất của chợ cũ cho đón các đoàn văn công quân đội và các đoàn Chèo, Tuồng, Cải lương từ miền xuôi ra biểu diễn phục vụ. Có thời kỳ, đội chiếu bóng Hữu Nghị Việt - Trung và đoàn Việt kịch từ Đông Hưng - Trung Quốc về đây chiếu phim, diễn kịch phục vụ bà con người Hoa.

Toàn bộ những hoạt động tích cực trên có ý nghĩa hết sức to lớn, vừa đáp ứng được nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân vừa cho họ thấy được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, giúp họ củng cố thêm niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Nhìn chung lại, vượt qua những khó khăn chồng chất ban đầu, từ một thị trấn hoang tàn, xơ xác sau chiến tranh đời sống vật chất tinh thần của nhân dân các dân tộc huyện Tiên Yên nói chung và thị trấn nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Những tàn tích và vết thương chiến tranh đã từng bước được hàn gắn. Bến tàu khách ở Bến Châu (gồm 2 tàu Phú Thái, Phú Quốc đi Hòn Gai, Hải Phòng) đã trở lại nhộn nhịp, hoạt động sản xuất buôn bán chợ búa nhà hàng đã tấp nập. Hàng chục tàu thuyền của bà con vận tải và đánh bắt cá trên biển hàng ngày cập bến Cồn Chìm. Một gia đình người Hoa ở phố Kiểm Lâm đêm nào cũng buông bè, đốt đuốc, gõ ống tre và thả chim cốc để bắt cá, làm rộn rã cả một khúc sông.

Hệ thống cửa hàng, dịch vụ của Nhà nước như của hàng lương thực, thực phẩm, bách hoá cùng các Hợp tác xã cắt tóc, may mặc, rèn, mộc... lần lượt ra đời vào cuối những năm 1950... để phục vụ cuộc sống. Những ngôi nhà vô chủ mà người Hoa bỏ lại để chạy theo Pháp đã được Nhà nước cho kiểm đếm giao cho các cơ quan và hệ thống cửa hàng thương nghiệp sử dụng...

Chính phái đoàn Uỷ ban Quốc tế đóng tại Đồn Cao Tiên Yên cũng không thể ngờ chính quyền non trẻ của ta lại có thể hàn gắn vết thương chiến tranh, giữ vững

trật an ninh, từng bước đưa hoạt động sản xuất đi vào thế ổn định nhanh chóng và có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 42 - 48)