6. Bố cục của luận văn
3.2.1. Tình hình Tiên Yên từ 1957-1961
Với đơn vị hành chính là một thị xã, nhưng do việc khắc phục hậu quả chiến tranh mới thực hiện được trong một thời gian ngắn, cần phải tiếp tục lâu dài. Đồng thời do những đặc điểm riêng biệt về đặc điểm tự nhiên, dân cư, điều kiện phát triển kinh tế vùng đô thị trung tâm, mối quan tâm hàng đầu đối với thị trấn là tập trung giải quyết những hậu quả nặng nề do thực dân Pháp để lại còn ngổn ngang bừa bãi khắp nơi, từng bước sắp xếp ổn định nơi ăn chốn ở cho nhân dân do những xáo trộn to lớn diễn ra trong những ngày tiếp quản. Đồng thời, tích cực xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm nghĩa vụ hậu phương lớn cho miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, nhiệm vụ đầu tiên suốt từ năm 1957 đến năm 1961, chính quyền và nhân dân thị trấn Tiên Yên đã tiếp tục thực hiện những công việc quan trọng về cơ sở hạ tầng.
Việc di dời chợ xuống địa bàn mới rộng rãi thuận lợi hơn về nhiều mặt (tại khu vực bến xe, phố Hoà Bình hiện nay) cũng đã được đặt ra nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động giao thương buôn bán của nhân dân.
Một số trụ sở các cơ quan phòng ban huyện, thị trấn và hệ thống cửa hàng thương nghiệp, lương thực, thực phẩm, hải sản, xăng dầu... được phép tiếp quản những ngôi nhà vắng chủ và nhanh chóng đi vào hoạt động phục vụ nhân dân.
Những hộ gia đình có nghề truyền thống như may mặc, cắt tóc, ăn uống, sửa chữa đồng hồ... đuợc khuyến khích hoạt động dưới hình thức tập thể, tiến tới hình thành các Hợp tác xã dịch vụ... Phòng thủ công nghiệp huyện cũng triển khai đợt vận động những thợ làm nghề như mộc dân dụng, rèn đúc, cơ khí... tăng cường sản xuất đồ dùng, công cụ sản xuất ngông nghiệp cho bà con nông dân để thúc đẩy lĩnh vực
nông nghiệp phát triển thêm một bước13
.
Kết quả, chỉ sau đó một thời gian các Hợp tác xã cắt tóc, may mặc đã được hình thành và đi vào hoạt động. Một tổ sản xuất đồ mộc lấy tên là Cộng Lực do ông Nguyễn Phương Hồ (người Thác Đón) làm chủ nhiệm đã được ra đời, chuyên nhận
làm hàng trăm giường, phản cho bộ đội ta vào tiếp quản Đồn Cao cũ của Pháp14
.
13Những thương nhân và thợ thủ công người Hoa nổi tiếng thuộc nhiều ngành nghề ở thị trấn thời kỳ này
là Chấn Quang, Tằng Chăn Nàm, Nìm Sắt Chể, Nìm A Nhì, Mồng Phềnh, Mồng Dìu Xìn, Làu Chỉ Sáng, Lềnh Lập Pắn, Tắc Chống... trong đó có nhiều người trong kháng chiến chống Pháp đã tham gia đóng góp công sức, tiền của cho cách mạng. (Theo lời kể của cụ Ngô Đức Hiếu, Phan Thành...).
Trụ sở và xưởng sản xuất được đặt tại khu Bần Quần phố Tranh Mây (Thống Nhất ngày nay).
Đó chính là những mô hình sản xuất đầu tiên của các ngành nghề được tổ chức dưới hình thức lao động tập thể, có quản trị chấm công, tính điểm và ăn chia theo công điểm. Sau một thời gian, tổ hợp tác Công Lực chuyển sang sản xuất đồ mướp (mộc dân dụng) đóng các loại bàn tủ cho các cơ quan, ban ngành của huyện và giường tủ bàn ghế phục vụ nhân dân.
Toàn thị trấn cũng động viên các cơ sở sản xuất đinh tăng cường hoạt động để giải quyết hàng trăm tấn dây thép gai do Pháp vứt lại. Hàng trăm đống chai lọ phế thải cũng được tổ chức thu gom chuyển về Hải Phòng bán cho nhà máy chai Hải Phòng để tái chế.
Nông nghiệp không phải là lĩnh vực sản xuất chủ yếu của thị trấn, quỹ đất sản xuất lúa không có là bao nhưng cũng tiến hành đo đạc, kiểm đếm, xác minh chủ sở hữu, lập hồ sơ giao nhận để bà con yên tâm sản xuất, đồng thời vận động họ vào tổ đổi công, tiến tới xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp cấp thấp của thị trấn. Nhờ đó, tình hình Tiên Yên đã bước đầu ổn định hơn so với ngày mới giải phóng.