Thị trấn Tiên Yên từ năm 1979 đến năm 1986

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 63)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Thị trấn Tiên Yên từ năm 1979 đến năm 1986

Sau sự kiện người Hoa ra đi, ngày 17-2-1979, các thế lực bành trướng ở Bắc Kinh lại tuyên bố "Dạy cho Việt Nam một bài học" và bất ngờ phát động chiến tranh trên toàn tuyến biên giới. Ngoài việc dùng "Chiến thuật biển người" tung hàng chục ngàn quân và dân binh tràn qua biên giới, phía Trung Quốc còn liên tục tung các tốp thám báo, biệt kích lén lút tới các vùng sơn khu hẻo lánh nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng biên của ta. Bên cạnh nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo quân sự, đội quân thám báo này còn đứng ra xúi giục việc gây rối, bạo loạn, rêu rao tư tưởng Đại Hán bá quyền, chia rẽ dân tộc, phá hoại tình hữu nghị giữa hai nước... chúng rêu rao khắp nơi Việt Nam là "Liên Xô con"..., kích động thành lập "Đội quân thứ 5" để chống phá cách mạng Việt Nam.

Công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân tăng cường cảnh giác không rơi vào cạm bẫy tuyên truyền của Trung Quốc được triển khai sâu rộng trên toàn địa bàn. Phong trào toàn dân phát hiện bắt thám báo được bà con các dân tộc khắp nơi nhiệt tình hưởng ứng.

Năm 1985, với tinh thần cảnh giác cao độ, được sự giúp đỡ của quần chúng, lực lượng dân quân các xã phối hợp với bộ đội địa phương tổ chức truy lùng và tiêu diệt 02 tên giả danh là con nuôi của người Dao ở thôn Bắc Cương (xã Hà Lâu) để gieo mầm tai hoạ ở vùng biên.

Trong khi đó, hậu quả tồi tệ về mặt kinh tế do việc hơn 15 ngàn người Hoa và người Dao bỏ về Trung Quốc cũng ngày càng hiển hiện rõ trên địa bàn. Tất cả những ngành nghề sản xuất hàng hoá thuộc về thế mạnh của người Hoa như: đúc phanh xe đạp, làm bột giấy, xay xát gạo, rèn, mộc... và hàng chục các loại hình dịch vụ... rơi vào tình trạng tan rã hoặc ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu, nhân công và kỹ thuật.

Theo báo cáo của huyện và trên thực tế, mức ăn của một lao động Hợp tác xã ở nhiều nơi kể cả những nơi có tiếng là trù phú về đất đai và điều kiện canh tác đều giảm xuống con số báo động.

Điển hình như ở xã Đông Ngũ: Mức ăn giảm từ 14,4kg/người/tháng (năm 1977) xuống 8,6kg (năm 1979); 8,7kg (1980). Giá trị ngày công của Hợp tác xã giảm từ 1,2kg (1977) xuống còn 0,4kg (1979); 0,4kg (1980).

Một số Hợp tác xã toàn xã vốn đã yếu kém từ trước đó, nay đứng trước nguy cơ không thể tồn tại do thiếu hụt lao động quá nhiều hoặc do năng lực quản lý yếu kém. Bà con xã viên hầu như không còn mặn mà với đồng ruộng.

Do sự kiện người Hoa ra đi, nhà vô chủ của người Hoa nhiều vô kể. Sau đó, đến năm 1986 nhà nước có chủ trương hóa giá cho nhân dân và cán bộ miền xuôi để giải quyết nhà ở và để sử dụng làm trụ sở cho các cơ quan ban ngành và các đơn vị doanh nghiệp của người Việt như phòng giáo dục, ngân hàng, cơ quan thuế...

Đối phó với các âm mưu phá hoại của nhà cầm quyền Bắc Kinh, huyện chỉ đạo việc quản lý, kiểm tra chặt chẽ người ra vào khu vực biên giới, cấp giấy ưu tiên đi lại vùng biên cho các đối tượng giáo viên, bộ đội... Đồng thời, huy động các lực lượng dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên tập trung công sức củng cố các vùng xung yếu, thành lập lực lượng cơ động vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa tiếp nhận vận chuyển hàng chục ngàn mũi chông sắt từ miền Tây gửi ra biên giới để đối phó với "Chiến dịch biển người" của Trung Quốc.

Sau khi tiểu đoàn 134 bộ đội địa phương được thành lập (đa số là thanh niên trên địa bàn thị trấn tham gia nhập ngũ) các đồng chí cán bộ chỉ huy của đơn vị đã được huyện phân công tham gia cấp uỷ nơi đóng quân.

Nhờ những giải pháp kịp thời như vậy, kể từ sau sự kiện người Hoa bỏ đi rồi tới những ngày tháng xảy ra chiến sự ở vùng biên, tình hình an ninh chính trị ở Tiên Yên nói chung và thị trấn nói riêng về cơ bản vẫn giữ được vững.

Hàng ngày, mặc dù tiếng súng đánh nhau ở Hoành Mô (Bình Liêu) vẫn dội về Tiên Yên rất rõ, nhưng các hoạt động sản xuất, học tập công tác... của cán bộ và nhân dân vẫn diễn ra bình thường. Các đơn vị dân quân tự vệ khối cơ quan và các khu phố vẫn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Trong 5 năm (từ năm 1980 đến năm 1985), thực hiện Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, toàn huyện đã huy động được hơn 700 thanh niên lên đường nhập ngũ, hoàn thành tốt các chỉ tiêu cấp trên giao cho. Thực hiện tốt các mục tiêu xây dựng Tiên Yên thành "Pháo đài vững chắc" về mọi mặt để bảo vệ vùng biên cương, sẵn sàng gửi con em ra mặt trận khi Tổ quốc cần.

Tháng 9 năm 1980, cơn bão số 4, một trong những cơn bão rất mạnh trực tiếp đổ bộ vào Tiên Yên, thị trấn là nơi bị bão tàn phá nặng nề nhất. Hàng chục nhà cửa bị tốc mái, cây cối bị quật đổ, tàu thuyền của bà con ngư dân neo đậu tại Cồn Chìm, bến Bưu Điện, Kho II bị đứt neo, va đập, hư hỏng nặng nề, lũ quét tràn về khiến nhân dân toàn thị trấn phải căng sức chống đỡ.

Được sự chỉ đạo sát sao của chính quyền và sự chung tay cố gắng của nhân dân, những thiệt hại do bão gây ra đã được hạn chế tới mức thấp nhất, nhanh chóng khắc phục các hậu quả sau bão....

Ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn còn tích cực tham gia mở đường giao thông, xây dựng mương máng thuỷ lợi, củng cố các công trình phòng thủ... Toàn bộ hệ thống hầm hào, công sự chiến đấu... được làm mới, tu sửa, kịp hình thành thế phòng ngự liên hoàn vững chắc tới sẵn sàng chiến đấu khi kẻ thù liều lĩnh đặt chân tới.

Trải qua chặng đường 10 năm (1976-1986), cùng với nhân dân các dân tộc trong huyện và nhân dân thị trấn đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện hoàn cảnh và những khó khăn mới, trong bối cảnh có những xáo trộn lớn về chính trị xã hội, vừa

đương đầu với thiên tai lũ lụt, hạn hán, vừa ra sức ổn định mọi mặt đời sống, vừa sẵn sàng đối phó với âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch bên ngoài. Đời sống của nhân dân gặp muôn vàn thiếu thốn, cơ chế quan liêu bao cấp càng ngày càng bộc lộ rõ những mặt yếu kém... cản trở tiến trình phát triển.

Những kết quả to lớn đã đạt được trên chặng đường có không ít cam go trong suốt 10 năm đáng ghi nhớ này, chính là cơ sở tạo tiền đề để nhân dân thị trấn có thêm niềm tin, tiếp tục phấn đấu giành được thắng lợi to lớn hơn nữa, cùng cả nước vững bước tiến vào sự nghiệp đổi mới toàn diện, chiến thắng đói nghèo lạc hậu, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.

Tiểu kết

Tiên Yên được giải phóng từ năm 1954 như bao nhiêu địa phương khác trên toàn miền Bắc, phấn khởi hân hoan trong niềm vui chiến thắng nhưng biết bao khó khăn vất vả khi phải giải quyết hậu quả của chiến tranh. So với thời Pháp thuộc, lúc này Tiên Yên hoang tàn, đổ nát hơn bao giờ hết, cả người Kinh, người dân tộc thiểu số và người Hoa không còn phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, họ đoàn kết dựng xây lại hình ảnh đô thị một vùng đất miền biển thời Pháp với những công trình công cộng và kiến trúc của người Pháp và của người Việt để dần ổn định và đi vào cuộc sống.

Nhiệm vụ mới trong thời kì cách mạng mới: xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ở miền Nam tiến tới đấu tranh thống nhất nước được nhân dân Tiên Yên và toàn miền Bắc nói chung thực hiện tích cực. Với phương châm " tất cả cho tiền tuyến", " tất cả để đánh thắng" …. bắt đầu từ năm 1957 đến 1975, nhân dân thị trấn Tiên Yên bao gồm các thành phần dân tộc khác nhau đã làm tốt nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, khi chiến tranh qua đi, bức tranh đô thị Tiên Yên lại lụi tàn, công cuộc xây dựng CNXH bộc lộ những hạn chế, thiếu sót của thời bao cấp, đời sống nhân dân khó khăn, các âm mưu thù địch chống phá cách mạng từ bên ngoài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị, kinh tế và văn hóa ở miền Bắc và nhiều địa phương trong đó có Tiên Yên. Đặc biệt, sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc giữa Việt Nam với Trung Quốc đã làm xáo trộn tình hình và cuộc sống của người dân gốc Hoa ở Tiên Yên. Năm 1978, hàng hoạt gia đình người Hoa (khoảng 15000 người) đã

lần lượt rời bỏ Tiên Yên để về nước, không gian toàn thị trấn Tiên Yên trở nên đìu hiu, thưa thớt do sự di dân quá đông đảo… từ đây, thị trấn Tiên Yên không còn vẻ đô thị nhộn nhịp người Hoa, người Việt cùng sinh sống, cùng với đó là nhiều nếp sinh hoạt cũ của cư dân địa phương nơi đây xáo trộn, khập khiễng, không còn nét đặc trưng riêng và sự ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của nhân dân nhìn thấy rõ rệt. Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước và miền Bắc thời kì này chậm lại do tình hình khủng hoảng chung của CNXH, Tiên Yên trở nên trầm lắng và ít tầm ảnh hưởng, Tiên Yên và bao địa phương khác lúc này cần một sự cải cách và đổi mới của cả đất nước để phát triển đi lên.

Chƣơng 4

ĐÔ THỊ TIÊN YÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 4.1. Những yếu tố tác động

4.1.1. Tác động của tình hình trong nước và thế giới

Những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế chung của thế giới. Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Tuy nhiên Chủ nghĩa xã hội vẫn là một chế độ ưu việt và là mục tiêu định hướng tương lai của nhiều nước, nhiều dân tộc. Hoàn cảnh này tác động rất lớn đến tình hình Việt Nam cùng thời kì.

Công cuộc cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) đã thành công bước đầu và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở nước ta.

Trong 10 năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã thu được một số thành tựu quan trọng nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng có không ít khó khăn, yếu kém, giữa những năm 1980, đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải "sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện". Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng Xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước phải tiến hành đổi mới.

Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các đại hội VII (6- 1991), VIII (6-1996), IX (4-2001).

Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề; nhiều quy mô, trình độ công nghệ. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Về chính trị: Xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.

4.1.2. Yêu cầu phát triển mới của tỉnh Quảng Ninh

Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tổ chức tại Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước toàn Đảng toàn dân, Đại hội đã tập trung trí tuệ, mạnh dạn "Nhìn thẳng vào sự thật", chỉ ra những sai lầm nghiêm trọng của đường lối phát triển kinh tế theo mô hình tập trung quan liêu bao cấp, kế hoạch hoá tồn tại quá lâu dài, kìm hãm sức sản xuất của toàn xã hội. Đó là một thực tế không phủ nhận, đòi hỏi toàn Đảng toàn dân phải khẩn trương tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện. Trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới công tác lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng. Ba mục tiêu kinh tế lớn được Đại hội đề ra là: Sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Dưới ánh sáng của dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, từ ngày 16-19/9/1986,

Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tiên Yên lần thứ XVI được tiến hành thông qua những chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Để quy hoạch và phát triển đô thị, khó khăn nhất của huyện Tiên Yên là quỹ đất và mặt bằng vì quỹ đất và mặt bằng thị trấn hạn chế nên rất khó có điều kiện phát triển đô thị. Nhưng sau khi hoàn thành hai cây cầu các đơn vị hành chính riêng được thành lập đã tạo ra không gian đô thị mới hoàn toàn. Đó là điểm khởi sắc cho Tiên Yên trong quá trình phát triển đô thị và quy hoạch đô thị mới.

4.2. Chủ trƣơng quy hoạch và phát triển đô thị Tiên Yên

Trong sự hình thành và phát triển của huyện Tiên Yên nói chung, sự hình thành và biến đổi của thị trấn Tiên Yên mang một tầm quan trọng quyết định, nó là

thước đo giá trị và nói lên diện mạo cho toàn đô thị Tiên Yên. Nói một cách khác đi từ khi hình thành cho đến nay, để phát triển theo nhịp sống đô thị ở vùng đất này các cấp chính quyền đã không ngừng quan tâm, chỉ đạo về mặt quy hoạch.

Ngày 17-8-1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 374-TTg về việc đổi thị xã Tiên Yên thành thị trấn Tiên Yên trực thuộc Ủy ban hành chính huyện Tiên Yên. Cơ sở của việc ban hành Nghị định này là từ thời Pháp thuộc, Tiên Yên là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Ninh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quân sự ở khu vực miền Đông của tỉnh. Việc ban hành Nghị định đổi từ thị xã thành thị trấn ở Tiên Yên đã xác định một cách cụ thể loại hình, chức năng và không gian đô thị ở một huyện miền núi vùng Đông Bắc Tổ quốc. Đến đầu năm 2000, quy hoạch xây dựng phát triển mở rộng thị trấn Tiên Yên giai đoạn 2000-2010 đã được phê duyệt.

Quan điểm phát triển đô thị của Ủy ban Nhân dân thị trấn được nhấn mạnh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đô thị tiên yên (quảng ninh) quá trình hình thành và biến đổi (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)